Quan hệ kinh tế thương mại

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế Trung Quốc - Châu Phi từ sau chiến tranh lạnh đến năm 2010 (Trang 83)

7. Cấu trúc luận văn

2.4.3.1.Quan hệ kinh tế thương mại

Bảng 2.10: Đối tác thương mại hàng đầu của Sudan năm 1998 và 2006

Nguồn: [33]

Có thể thấy rõ sự thay đổi to lớn trong tỷ trọng thương mại giữa Sudan với Trung Quốc và các đối tác khác. Nếu trong năm 1998, xuất khẩu của Trung Quốc chỉ chiếm 0,15% thì con số này đã tăng lên 75% vào năm 2006, bỏ xa các đối tác khác như Nhật Bản (9,2%), Ai Cập và Các nước Arab (7,4%), Ấn Độ (0,4%), Hàn Quốc (0,1%). Con số nhập khẩu cũng có sự tăng lên, tuy tốc độ tăng không lớn như xuất khẩu. Tuy nhiên, đây cũng là một yếu điểm cho kinh tế Sudan khi phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu dầu mỏ cho Trung Quốc. Một khi giá dầu thế giới biến động mạnh hoặc xảy ra vấn đề trong quan hệ với Trung Quốc, kinh tế Sudan sẽ bị ảnh hưởng lớn [36].

Năm 1997, Hoa Kỳ áp dụng lệnh trừng phạt kinh tế và cấm vận thương mại đối với Sudan, và sau đó, Trung Quốc đã nhảy vào lấp chỗ trống mà các nước phương Tây để lại. Hiện nay, công ty dầu khí quốc gia Trung Quốc là cổ đông lớn nhất và kiểm soát chủ yếu lĩnh vực năng lượng của Sudan, đồng thời là nhà đầu tư chính trong ngành sản xuất dầu mỏ Sudan. Trung Quốc đóng góp 15 tỷ USD, 932 dặm đường ống dẫn dầu tới Cảng Sudan – nơi các tàu chở dầu xuất bến. Năm 2005, khoảng 10.000 công nhân Trung Quốc làm việc ở Sudan … Cả Trung

Quốc và Sudan đều được hưởng lợi từ mối quan hệ này. Trung Quốc có khả năng đa dạng hóa nguồn dầu mỏ và trở nên ít phụ thuộc hơn vào những nước sản xuất dầu khác trong khi Sudan lại tìm được một đối tác kinh tế đáng tin cậy khi tình hình chính trị trong nước không trở thành vấn đề đáng quan tâm. Trung Quốc dành cho chính phủ Sudan những khoản tiền “cứu trợ an toàn” [28]. Sự hiện diện của Trung Quốc ở Sudan thường gắn liền với dầu mỏ. Năm 1996, CNPC chi 441 triệu USD mua 40% cổ phần của GNPOC, công ty dầu khí lớn nhất của Sudan. Năm 1997, Trung Quốc giành chiến thắng trong thương vụ khai thác và vận chuyển dầu khí từ 3 lô ở phía Tây Kordofan. Quốc gia đông dân này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng 1506 km đường ống dẫn dầu ở Sudan thông qua các hợp đồng cung cấp năng lượng, thiết bị và xây dựng cơ sở khai thác trị giá 1 tỷ USD [28]. Chính phủ Trung Quốc đã hỗ trợ Sudan xây dựng 1610 km đường ống dẫn dầu ra Hồng Hải để thuận tiện cho việc chở dầu.

Biểu đồ 2.11: Kim ngạch thương mại Sudan - Trung Quốc 1990 – 2006 (triệu USD)

Nguồn: [33]

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, năm 2000 đánh dấu bước chuyển quan trọng trong quan hệ thương mại Sudan – Trung Quốc. Nếu trong 1

thập kỉ trước đó, tỷ trọng thương mại xuất – nhập khẩu giữa hai nước gần như luôn là thâm hụt nghiêng về Sudan (trừ năm 1990 và 1995), thậm chí đỉnh điểm là năm 1998 với thâm hụt lên đến 264,7 triệu USD thì từ năm 2000 trở đi, cán cân thương mại luôn nghiêng về phía Sudan với thặng dư “tăng chóng mặt”: 695,2 triệu USD năm 2000 lên 833,1 triệu USD năm 2001, hơn 1 tỷ USD năm 2002, gần 2 tỷ USD năm 2004, và đến năm 2006, con số này là hơn 2,5 tỷ USD. Sau 16 năm, thương mại giữa hai nước tăng 134 lần (từ 44,2 triệu USD năm 1990 lên 5923,4 triệu USD năm 2006) [33]. Năm 2007 được đánh dấu là “Năm nhảy vọt” trong quan hệ thương mại Trung Quốc – Sudan. Chỉ trong 6 tháng đầu năm, kim ngạch thương mại giữa 2 nước đã đạt 2,4 tỉ USD, tăng 124% so với cùng kỳ năm 2006.

Bảng 2.12: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Sudan sang Trung Quốc, 2000 - 2006 (đơn vị triệu USD)

Bảng 2.13: Giá trị nhập khẩu hàng hóa của Sudan từ Trung Quốc 2000 – 2006 (nghìn USD)

Nguồn: [33]

Trong cơ cấu hàng xuất khẩu sang Trung Quốc của Sudan, dầu mỏ luôn chiếm ưu thế tuyệt đối so với các mặt hàng khác (nếu không muốn nói tuyệt đối là dầu mỏ). Mặc dù tỷ trọng trong cơ cấu xuất khẩu có giảm một chút, song khối lượng thương mại thực tế liên quan đến dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu mỏ lại tăng lên nhanh chóng, từ 795,2 triệu USD năm 2000 lên 4186,77 triệu USD năm 2006 [33] (tăng 5,3 lần trong vòng 6 năm). Theo sau dầu mỏ là các sản phẩm nông nghiệp. Đây cũng là hai lĩnh vực đầu tư chủ yếu của Trung Quốc ở châu Phi nói chung: khoáng sản (dầu khí) và nông nghiệp.

Trong số các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc của Sudan, hàng hóa, máy móc, thiết bị luôn nắm tỷ trọng lớn và giữ một tỷ lệ tương đối ổn định. Tiếp theo sau là máy móc và phương tiện giao thông, hàng dệt may, hóa chất và sản phẩm nông nghiệp. Đặc biệt, trong thập niên đầu của thế kỷ XXI, nhập khẩu hàng hóa sản xuất, máy móc, thiết bị và

phương tiện giao thông của Sudan từ Trung Quốc có mức tăng mạnh mẽ và tương đối liên tục (xem biểu đồ nhập khẩu hàng hóa Sudan). Hiện tượng này được lý giải bởi nhu cầu phát triển và hiện đại hóa nền kinh tế nói chung và các ngành công nghiệp của Sudan nói riêng nhằm gia tăng giá trị hàng hóa của mình, cũng là phù hợp với xu thế chung của toàn thế giới.

2.4.3.2. Quan hệ đầu tư – tín dụng

Những thay đổi về chính sách và pháp luật kinh tế nói chung, trong đó có chính sách đầu tư của chính phủ trong những năm 1980, 1990 đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài (ban đầu là các nhà đầu tư phương Tây, sau đó là các nước châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ…) tiếp cận với nền kinh tế Sudan.

Biểu đồ 2.14: Phân bổ FDI của Trung Quốc cho các lĩnh vực ở Sudan 2000 – 2007

Nguồn: [33]

Trong những năm vừa qua, Trung Quốc được xem như một trong những nhà đầu tư lớn nhất rót tiền của vào châu Phi, trong đó có Sudan. Các khoản đầu tư của Trung Quốc vào Sudan chủ yếu tập trung vào dầu mỏ - khai khoáng (do nhu cầu nội tại của việc tìm kiếm nguồn cung

nguyên – nhiên liệu phục vụ cho phát triển kinh tế đã thúc đẩy đầu tư vào ngành này) và các ngành dịch vụ. Hai lĩnh vực này chiếm tới 90% nguồn FDI của Trung Quốc. Các số liệu về đầu tư của Trung Quốc trong lĩnh vực dầu mỏ của Sudan thường có mức chênh lệch tương đối lớn, do số liệu được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, và ít có một số liệu nào có độ tin cậy cao do cả phía Trung Quốc và Sudan đều không đưa ra những con số cụ thể và chính xác, song các nhà phân tích cho biết, khoản đầu tư này dao động từ 8 – 20 tỷ USD [36]. Cơ cấu phân bổ đầu tư này phù hợp với quan hệ thương mại trong đó dầu mỏ chiếm tới hơn 98% khối lượng xuất khẩu của Sudan sang Trung Quốc. Như đã nói ở trên, sự hiện diện của Trung Quốc ở Sudan thường gắn liền với các hoạt động có liên quan đến dầu mỏ, do vậy, Trung Quốc chỉ tập trung nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực “cùng có lợi” này mà coi nhẹ các lĩnh vực khác.

Bảng 2.15: FDI đầu tư ngoài lĩnh vực dầu mỏ ở Sudan và tỷ trọng của Trung Quốc giai đoạn 2000 – 2008 (triệu USD)

Tuy nhiên, số lượng các dự án đầu tư của Trung Quốc được cấp phép tại Sudan lại được phân bổ tương đối đồng đều trên hầu khắp các lĩnh vực, trong đó chiếm ưu thế là các ngành sản xuất và dịch vụ như sản xuất máy móc và thiết bị điện, sản xuất đồ nhựa, các ngành xây dựng, năng lượng…

Cũng giống như áp dụng với nhiều quốc gia đang phát triển khác, các khoản cho vay ưu đãi của Trung Quốc dành cho Sudan không kèm bất cứ điều kiện chính trị nào. Điều này trái ngược hoàn toàn với phương Tây, và đó cũng là biện pháp mà Trung Quốc sử dụng để cạnh tranh với phương Tây. Trung Quốc muốn chứng tỏ mình và Sudan có cùng một vị thế, ở tương quan cân bằng, là các đối tác bình đẳng với nhau. Kiểu chính sách này rất được lòng chính phủ Sudan [36].

Cùng với những khoản đầu tư lớn vào các ngành công nghiệp, nông nghiệp có lợi cho cả hai bên, Trung Quốc cũng không ngần ngại tung ra những khoản tín dụng cạnh tranh cho các quốc gia cần nhiều vốn để phát triển. Không chỉ có những khoản đầu tư và tín dụng khổng lồ, quan hệ Trung Quốc – châu Phi, trong đó có quan hệ với Sudan còn được đặc trưng bởi những dự án viện trợ, xóa nợ lớn được Trung Quốc đưa ra như là những món quà cho các đối tác châu Phi, đồng thời cũng là cơ sở để Trung Quốc tiếp tục thắt chặt hơn nữa mối quan hệ với các quốc gia này.

Biểu đồ 2.16: Nợ và tín dụng của Trung Quốc và thế giới cho Sudan 2002 – 2006 (triệu USD)

Nguồn: [33]

Từ sau những năm 1990, quan hệ tín dụng Trung Quốc – Sudan chứng kiến một bước chuyển quan trọng trong hợp tác kinh tế và kỹ thuật. Đi kèm với các hiệp định hợp tác kinh tế kỹ thuật là các khoản vay ưu đãi dành cho cung cấp trang thiết bị cho các phòng thí nghiệm, bệnh viện, trường học… hoặc các công trình xây dựng như cầu, đường, các nhà máy nhiệt điện. Trong năm 1998, Trung Quốc cấp một khoản vay thương mại trị giá 5 triệu USD để mua sắm trang thiết bị cho vùng Nile Trắng của Sudan. Cũng trong năm này, một khoản vay thương mại trị giá 106 triệu USD được dành cho mua dây cáp điện phục vụ cho nhà máy điện quốc gia của Sudan thông qua công ty CAMC của Trung Quốc [33]. Đặc biệt, từ sau năm 2000, số lượng và khối lượng các khoản cho vay và tín dụng của Trung Quốc ở Sudan tăng lên nhanh chóng. Riêng năm 2001, Trung Quốc chi 220,8 triệu USD trợ cấp và tín dụng cho các dự án năng lượng và hợp tác quốc tế của Sudan [34]. Trong giai đoạn 2002 – 2006, tổng trợ cấp và tín dụng của Trung Quốc cho Sudan lên tới 1,1 tỷ

USD được chia cho các lĩnh vực như năng lượng, cung cấp trang thiết bị, dự án về nước... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vấn đề gây tranh cãi nhất trong các khoản tín dụng của Trung Quốc chính là điều khoản gắn liền với các lợi ích Trung Quốc như doanh nghiệp Trung Quốc được ưu tiên lựa chọn, công nhân thực hiện là người Trung Quốc, trang thiết bị, máy móc được nhập khẩu từ Trung Quốc hoặc đổi dầu lấy tín dụng.

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế Trung Quốc - Châu Phi từ sau chiến tranh lạnh đến năm 2010 (Trang 83)