Lý do lựa chọn Sudan, Angola và Nam Phi

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế Trung Quốc - Châu Phi từ sau chiến tranh lạnh đến năm 2010 (Trang 72)

7. Cấu trúc luận văn

2.4.1. Lý do lựa chọn Sudan, Angola và Nam Phi

Biểu đồ 2.4: Các đối tác thương mại quan trọng nhất của Trung Quốc ở châu Phi năm 2006 (đơn vị Triệu USD)

Nguồn: [7]

Nhìn vào biểu đồ 2.4, ta thấy rõ vai trò quan trọng của các nước được lựa chọn làm trường hợp nghiên cứu trong luận văn này. Đây có thể được

coi là những đối tác quan trọng nhất của Trung Quốc ở châu Phi, không chỉ bởi những con số thống kê thương mại, mà còn bởi nhiều lý do khác.

Nam Phi là một trong những quốc gia được Trung Quốc cố gắng xây dựng quan hệ Đối tác chiến lược, thể hiện qua những cuộc gặp gỡ, trao đổi cấp cao giữa hai nước diễn ra một cách thường xuyên cũng như việc ký kết một loạt các hiệp định song phương nhằm củng cố hợp tác kinh tế, chính trị và văn hóa giữa hai quốc gia. Hiện nay, Nam Phi là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc ở châu Phi. Chính phủ Bắc Kinh mong muốn Nam Phi sẽ là cầu nối giúp nối liền Trung Quốc với phần còn lại của châu Phi. Tuy nhiên, tầm quan trọng về chính trị của Nam Phi mới là điều hấp dẫn Trung Quốc hơn cả. [23,106] Là quốc gia duy nhất có nền kinh tế phát triển và có vị thế tương đối trên trường quốc tế, là nước đầu tàu trong các tổ chức ở châu Phi, Nam Phi đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch nâng cao vị thế của Trung Quốc thông qua các hình thức hợp tác Nam – Nam và đối thoại Nam – Bắc. Kiểm soát được Nam Phi là kiểm soát được châu Phi.

Vào năm 1986, sản xuất dầu của Angola là khoảng 280000 thùng/ngày. Nhưng vào năm 2005, mức sản xuất hàng ngày đã tăng lên 1,25 triệu thùng, và 2 triệu thùng vào cuối năm 2008; 2,6 triệu thùng vào cuối năm 2011. Trữ lượng dầu mỏ được chứng minh đã tăng 3 lần trong 7 năm qua [37]. Đến năm 2007, Angola là nước sản xuất dầu lớn thứ 2 ở châu Phi cận Sahara, sau Nigeria. Vào tháng 1 năm 2007, nước này trở thành thành viên thứ 12 của OPEC…. Vai trò của Angola trên thị trường dầu mỏ thế giới là rất quan trọng bởi còn rất ít nước mà trữ lượng dầu mỏ ước tính tăng lên một cách nhanh chóng và sản xuất dầu nhẹ. Hầu hết các công ty hiểu giá trị của việc xây dựng mối quan hệ với chính phủ Angola

và giành được quyền tiếp cận với nguồn cung dầu ngày càng tăng của nước này [34]. Với việc nền kinh tế ngày càng phụ thuộc vào lượng dầu nhập khẩu từ bên ngoài, không có lý do gì khiến Trung Quốc bỏ qua một đối tác thương mại quan trọng như Angola ở châu Phi.

Sudan nằm trong số ít các quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn chưa được phát hiện trên thế giới. Trong khi toàn bộ châu Phi cung cấp khoảng 30% lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc thì Sudan chiếm 7% và Angola chiếm 13%. Sản lượng dầu lửa bình quân của Sudan là 536.000 thùng/ngày (theo như ước lượng của Cơ quan Năng lượng Quốc tế đóng tại Paris) hay gần 750.000 thùng/ngày theo những tính toán khác [18]. Trên một diện tích 1 triệu dặm vuông của Sudan chứa một trữ lượng ước tính 5 tỉ thùng dầu, hầu hết trong số đó nằm ở phía nam đất nước, một vùng dân cư chủ yếu theo Cơ đốc giáo và thổ dân da đen theo thuyết duy linh với 21 năm nội chiến chống lại chính quyền Ả-rập Hồi giáo thống trị phía bắc. Phần lớn số dầu này (64%) được bán cho Trung Quốc, hiện là nước tiêu thụ dầu lửa lớn thứ hai thế giới. Và trong khi cả Khartoum, Trung Quốc, cũng như Petrodar không nơi nào chịu cung cấp số liệu thống kê – thì nó được ước đoán ít nhất phải trị giá 2 tỉ USD/năm [57]. Không giống như trường hợp của Angola, Sudan không đơn thuần là đối tác dầu mỏ quan trọng của Trung Quốc (mặc dù trên thực tế, dầu mỏ chiếm tỷ trọng lớn trong cán cân thương mại Trung Quốc – Sudan) mà mối quan hệ này còn khiến dư luận chú ý bởi những cáo buộc làm trầm trọng thêm vấn nạn tham nhũng và độc tài ở quốc gia “giàu tài nguyên mà nghèo hòa bình” này cùng với những hợp đồng buôn bán vũ khí (không chính thức) có giá trị lớn.

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế Trung Quốc - Châu Phi từ sau chiến tranh lạnh đến năm 2010 (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)