Tìm kiếm thị trường

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế Trung Quốc - Châu Phi từ sau chiến tranh lạnh đến năm 2010 (Trang 34)

7. Cấu trúc luận văn

1.3.1.1. Tìm kiếm thị trường

Một trong những lý do về kinh tế khiến Trung Quốc quay trở lại châu Phi chính là thị trường. Đối với Trung Quốc, châu Phi là khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là dầu mỏ và khoáng sản. Ngoài những nguyên liệu, kim loại quý phục vụ cho phát triển công nghiệp như đồng, than đá, gỗ, bông, nguyên liệu phóng xạ…, châu Phi còn là một trong những nhà cung cấp dầu quan trọng cho Trung Quốc. Hiện nay, các nước khai thác dầu ở châu Phi như Sudan, Angola, Nigeria, Congo… đang cung cấp hơn 30% lượng dầu tiêu thụ của Trung Quốc, và con số này hứa hẹn sẽ còn tăng lên trong tương lai bởi khu vực Trung Đông – nơi cung cấp phần lớn lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc hiện nay vẫn còn rất bất ổn và nằm dưới sự kiểm soát của Mỹ. Không chỉ có vậy, các chuyên gia nghiên cứu về an ninh năng lượng của Trung Quốc đều đưa ra nhận định “Trung Quốc sẽ ngày càng phụ thuộc vào dầu mỏ nhập khẩu từ bên ngoài do nhu cầu tiêu thụ trong nước ngày càng tăng trong khi trữ lượng và khả năng sản xuất nội địa đã đạt đỉnh điểm và bắt đầu đi xuống” [18]. Bởi vậy, chiến lược “Hướng ra bên ngoài” để tìm nguồn cung năng lượng sẽ ngày càng chi phối chính sách đối ngoại của Trung Quốc với các đối tác nước ngoài, đặc biệt là châu Phi xa xôi – miền đất hứa của các doanh nghiệp Trung Quốc.

Lục địa đen không chỉ là thị trường cung cấp nguyên liệu cần thiết cho nền kinh tế Trung Quốc như phần lớn các nhà nghiên cứu vẫn nhắc đến, châu Phi còn là thị trường tiêu thụ tiềm năng với dân số đông, đời sống được cải thiện, là thị trường thích hợp để hàng hóa Trung Quốc xâm nhập và chiếm lĩnh. Trung Quốc đưa ra cái nhìn về châu Phi hoàn toàn khác với phương Tây. Bắc Kinh tách biệt giữa chính trị và thương mại trong quan hệ với lục địa đen. Bắc Kinh thiết lập quan hệ với mọi quốc gia ở

châu Phi, không phân biệt chế độ chính trị hay bộ máy cầm quyền. Hơn nữa, nếu thế giới nhìn châu Phi như bức tranh đói nghèo và xung đột, luôn cần viện trợ và sống trong điều kiện dưới mức tối thiểu thì Trung Quốc lại nhận thấy một thị trường tiềm năng với phần đông dân số có thu nhập khá “từ 50 đến 150 triệu người có sức mua tương đương người Trung Quốc hoặc người Ấn Độ, là nhóm khách hàng mà các công ty phương Tây đang ra sức lôi kéo... có việc làm ổn định, muốn uống Coca- Cola, xài điện thoại di động và khao khát mua xe hơi hoặc xe gắn máy” [18]. Hiện nay, các sản phẩm xuất khẩu của Trung Quốc sang châu Phi rất đa dạng, thích hợp cho mọi loại đối tượng ở đây. Với những nước nghèo như Sudan, Tanzania, Somalia, hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc đã giúp đa dạng hóa các mặt hàng tiêu dùng, cải thiện khả năng mua sắm của người dân; trong khi với các nước giàu có hơn như Nam Phi, Trung Quốc tìm thấy thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm cao cấp, với tỷ lệ chất xám cao của mình. Thương mại Trung Quốc – châu Phi không đơn thuần là một chiều hay thặng dư nghiêng về Trung Quốc. Bảng số liệu sau thể hiện rõ xu thế thương mại giữa Trung Quốc với các nước châu Phi.

Biểu đồ 1.1: 10 đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc ở châu Phi

năm 2008 (triệu USD)

Nguồn: [26]

Biểu đồ 1.2: Cơ cấu nguồn cung nguyên liệu của châu Phi cho Trung Quốc 2006

Nguồn: Niên giám thương mại Trung Quốc, 2007

Các nước có thặng dư thương mại lớn với Trung Quốc chủ yếu là nhờ xuất khẩu tài nguyên (dầu mỏ, kim cương, đồng, sắt).

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế Trung Quốc - Châu Phi từ sau chiến tranh lạnh đến năm 2010 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)