Thuê đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế Trung Quốc - Châu Phi từ sau chiến tranh lạnh đến năm 2010 (Trang 40)

7. Cấu trúc luận văn

1.3.1.3. Thuê đất nông nghiệp

Biểu đồ 1.3: Thương mại nông nghiệp châu Phi – Trung Quốc 2000 – 2006, (tỷ USD)

Nguồn: [22]

Nông nghiệp cũng là lĩnh vực được Trung Quốc chú ý ở châu Phi. Quá trình công nghiệp hóa mạnh mẽ, dân số đông và những diễn biến thất thường của thời tiết đã khiến cho nền nông nghiệp của Trung Quốc bị đe dọa, ảnh hưởng tới an ninh lương thực của nước này. Theo dự báo của Ngân hàng Deutsche, đến năm 2020, Trung Quốc có nhu cầu rất lớn về một số sản phẩm như dầu khí, ngũ cốc, thịt, một số loại khoáng sản quý. Với sự gia tăng dân số, tốc độ đô thị hóa và tình trạng mất dần đất canh tác nông nghiệp, khan hiếm nguồn nước, ngành nông nghiệp Trung Quốc đến năm 2020 sẽ gặp phải nhiều vấn đề lớn [43]. Hơn nữa, quỹ đất dành cho nông nghiệp của châu Phi còn khá dồi dào. Lý do này khiến châu Phi rơi vào tầm ngắm của Trung Quốc. Bắc Kinh triển khai các hoạt động hỗ trợ phát triển nông nghiệp ở các cấp khác nhau, bằng nhiều con đường khác nhau, dưới nhiều hình thức. Mục tiêu của Trung Quốc là nhằm hướng tới việc phát huy giá trị của đất, cây nông nghiệp, kỹ thuật

chăn nuôi, an ninh lương thực, công cụ nông nghiệp và chế biến nông sản. Giải pháp chính được Trung Quốc áp dụng là tăng cường hợp tác về công nghệ, tích cực đào tạo kỹ thuật nông nghiệp ứng dụng, thực hiện dự án thí điểm phổ biến kỹ thuật nông nghiệp và soạn thảo chương trình hợp tác nông nghiệp theo 3 hướng chính:

- Hỗ trợ tài chính, kỹ thuật và kinh nghiệm để châu Phi có đủ khả năng quản lý và tiến hành sản xuất nông nghiệp năng suất cao, đảm bảo an ninh lương thực và hỗ trợ máy móc, kỹ thuật phục vụ quá trình sản xuất và chế biến sản phẩm nông nghiệp.

- Giúp châu Phi mở rộng thị trường hàng hóa nông nghiệp (chủ yếu sang Trung Quốc, sau đó sẽ tiến ra thị trường thế giới).

- Trung Quốc trực tiếp thực hiện các quy trình nông nghiệp tại châu Phi nhờ vào các trang trại nông nghiệp Trung Quốc ở châu Phi (hình thức dịch chuyển sản xuất nông nghiệp sang châu Phi).

Những hoạt động hợp tác nông nghiệp của Trung Quốc được châu Phi đánh giá rất cao vì đây là cách tiếp cận hiệu quả nhất để đảm bảo an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm tại châu Phi. Theo đó, Trung Quốc có thể trở thành đối tác nông nghiệp có tiềm năng lớn nhất ở châu Phi trong thời gian tới. Các quốc gia châu Phi có nhiều dự án hợp tác nông nghiệp với Trung Quốc bao gồm Zimbabwe, Mozambic. Đi kèm với mô hình thuê đất nông nghiệp để làm trang trại của Trung Quốc ở châu Phi, nước này còn chủ động gửi các đội chuyên gia nông nghiệp tới đây, tiến hành xây dựng các viện nghiên cứu cây trồng, các trường kỹ thuật nông nghiệp cũng như cung cấp tài chính để xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ cho tưới tiêu nông nghiệp, mua sắm các trang thiết bị, máy móc nông nghiệp từ Trung Quốc. Hợp tác nông nghiệp với Trung

Quốc được các quốc gia châu Phi đánh giá là “một hướng đi quan trọng để các nước châu Phi có thêm kinh nghiệm tăng năng suất lao động nông nghiệp thông qua mô hình của Trung Quốc” [43].

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế Trung Quốc - Châu Phi từ sau chiến tranh lạnh đến năm 2010 (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)