7. Cấu trúc luận văn
2.4.2.2. Quan hệ đầu tư – tín dụng
Đặc trưng chủ yếu trong quan hệ đầu tư Trung Quốc – Nam Phi là dòng đầu tư hai chiều từ cả hai phía. Như đã nói ở trên, Nam Phi là quốc gia có nền kinh phát triển nhất ở châu lục, và đang dần khẳng định vị thế
của mình trên bản đồ kinh tế thế giới. Do vậy, tiềm lực, kinh nghiệm và kỹ thuật đầu tư của Nam Phi không chênh lệch nhiều so với Trung Quốc. Không giống với hầu hết các nước đang phát triển ở châu Phi, Mỹ Latinh thường chỉ nhận đầu tư từ bên ngoài (Trung Quốc), các doanh nghiệp Nam Phi cũng nhận thấy tiềm năng to lớn cho việc đầu tư vào một trong những nền kinh tế đang phát triển lớn nhất trên thế giới hiện nay là Trung Quốc.
Bảng 2.6: Số liệu FDI chính thức giữa Nam Phi và Trung Quốc (2000 – 2008)
Nguồn: [35]
Nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy nguồn vốn đầu tư của Trung Quốc vào Nam Phi ngày càng tăng (tăng 270 lần trong vòng 4 năm, từ 2004 đến 2008) trong khi dòng vốn ngược lại từ Nam Phi sang Trung Quốc lại ngày càng giảm (từ 2004 đến 2008 đã giảm hơn 4 lần – theo số liệu của Bộ thương mại Trung Quốc). Vậy tại sao lại có hiện tượng trên? Hy vọng chúng ta có thể lý giải phần nào nguyên nhân của hiện tượng này qua hai bảng số liệu thống kê lĩnh vực đầu tư của Trung Quốc và Nam Phi dưới đây.
Bảng 2.7: Đầu tư của Trung Quốc ở Nam Phi (tính theo lĩnh vực)
Nguồn: [35]
Bảng 2.8: Đầu tư của Nam Phi vào Trung Quốc (tính theo lĩnh vực)
Nguồn: [35]
Chú ý: Số liệu trong ngoặc đơn là số liệu chính xác được EDGE Institute công bố về số lượng doanh nghiệp Nam Phi đầu tư ở Trung Quốc.
Bên cạnh những lĩnh vực đầu tư chung như khai khoáng, xây dựng và cơ sở hạ tầng, kinh doanh tài chính, Trung Quốc còn chú trọng tới sản xuất máy móc (mà chủ yếu là thiết bị điện và phương tiện giao thông), trong khi Nam Phi lại có những dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông. Trong bối cảnh mọi nguồn tài nguyên đều cạn kiệt và cần tiết kiệm tối đa như hiện nay, chính phủ Trung Quốc đang nỗ
lực thực hiện chiến dịch “đi ra ngoài” để tìm kiếm mọi nguồn nguyên – nhiên liệu cung cấp cho phát triển kinh tế nội địa. Do vậy, xu hướng đầu tư vào lĩnh vực khai thác (chủ yếu là khai khoáng) rất được chú trọng. Các doanh nghiệp Trung Quốc nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ chính phủ và các doanh nghiệp tài chính nhằm tối đa hóa sự thuận tiện cho việc đầu tư vào khai mỏ, chỉ với một yêu cầu “Mang tài nguyên về lại Trung Quốc”. Trong lĩnh vực sản xuất máy móc, nhờ kinh nghiệm làm “công xưởng của thế giới” trong một thời gian khá dài, Trung Quốc cũng tiếp nhận được một số vốn kiến thức kha khá cho việc phát triển ngành công nghiệp chế tạo và lắp ráp máy móc, để giờ đây, nước này đang dần chuyển những nhà máy lắp ráp của mình ra bên ngoài nhằm tranh thủ các ưu đãi về thuế quan và hạn ngạch sau khi nước này vấp phải nhiều rào cản của các đối thủ cạnh tranh lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản… mà vẫn sử dụng được nguồn lao động trong nước bằng cách chuyển nhân công sang những nước châu Phi. Nói cách khác, Trung Quốc đơn thuần chỉ đang thuê nhà xưởng ở châu Phi để tiếp tục thực hiện quy trình sản xuất của mình.