Chính sách phát triển quan hệ kinh tế với châu Phi của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế Trung Quốc - Châu Phi từ sau chiến tranh lạnh đến năm 2010 (Trang 64 - 68)

7. Cấu trúc luận văn

2.2. Chính sách phát triển quan hệ kinh tế với châu Phi của Trung Quốc

Không chỉ chú trọng phát triển quan hệ kinh tế song phương, Trung Quốc còn rất quan tâm đến hợp tác đa phương về kinh tế. Tại đây, Trung Quốc cố gắng tăng cường thống nhất và phối hợp trong các thể chế đa phương và hệ thống kinh tế, thương mại, tài chính đa phương nhằm thúc đẩy các tổ chức quốc tế quan tâm đến phát triển (nhất là ở châu Phi), hợp tác Nam – Nam, thiết lập trật tự thương mại công bằng và hợp lý, tăng quyền được phát biểu và quyết định của các nước đang phát triển (trong đó có Trung Quốc và châu Phi) đối với vấn đề tài chính quốc tế. Đặc biệt, Trung Quốc đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế ủng hộ sự phát triển của châu Phi nhằm thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỷ. Hành động này tuân thủ đúng cam kết hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi của châu Phi tại các diễn đàn quốc tế mà Trung Quốc đưa ra.

2.2. Chính sách phát triển quan hệ kinh tế với châu Phi của Trung Quốc Quốc

Là một mắt xích quan trọng trong “Vành đai sinh trưởng” của Trung Quốc trong thế kỷ XXI, Bắc Kinh luôn chú ý tới tầm quan trọng của châu Phi, thúc đẩy, củng cố hơn nữa quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước châu Phi, coi đây là nền tảng trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc [23,58].

Trong văn kiện “Chính sách châu Phi của Trung Quốc” được đưa ra vào tháng 1 năm 2006 nêu rõ Trung Quốc sẽ thiết lập và phát triển một

loại quan hệ đối tác chiến lược mới với châu Phi có tính bình đẳng về chính trị và tin cậy lẫn nhau, hợp tác kinh tế cùng thắng và trao đổi văn hóa. Các nguyên tắc chung và mục tiêu của chính sách châu Phi của Trung Quốc như sau:

- Chân thành, hữu nghị và bình đẳng. Trung Quốc tuân thủ các Nguyên tắc chung sống hoà bình, tôn trọng sự lựa chọn độc lập đối với con đường phát triển và hỗ trợ những nỗ lực của các nước châu Phi để phát triển mạnh mẽ hơn thông qua sự thống nhất.

- Cùng có lợi, có đi có lại và sự thịnh vượng chung. Trung Quốc hỗ trợ nỗ lực của các nước châu Phi trong phát triển kinh tế và xây dựng đất nước, thực hiện hợp tác dưới nhiều hình thức trong việc phát triển kinh tế và xã hội, thúc đẩy sự thịnh vượng chung của Trung Quốc và châu Phi.

- Hỗ trợ lẫn nhau và phối hợp chặt chẽ. Trung Quốc sẽ tăng cường hợp tác với châu Phi trong Liên hợp quốc và các thể chế đa phương khác bằng cách hỗ trợ các yêu cầu thích đáng và đề xuất hợp lý của nhau, tiếp tục thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế về các vấn đề liên quan đến hòa bình và phát triển ở châu Phi.

- Học hỏi lẫn nhau và tìm kiếm phát triển chung. Trung Quốc và châu Phi sẽ học hỏi và rút ra kinh nghiệm của nhau trong quản trị và phát triển, tăng cường trao đổi và hợp tác trong các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, khoa học và sức khỏe. Hỗ trợ các nỗ lực của các nước châu Phi nhằm tăng cường xây dựng năng lực, Trung Quốc sẽ làm việc cùng với châu Phi trong việc tìm ra con đường phát triển bền vững.

- Nguyên tắc một nước Trung Quốc là nền tảng chính trị cho việc thiết lập và phát triển các mối quan hệ của Trung Quốc với các nước

châu Phi và các tổ chức khu vực. Chính phủ Trung Quốc đánh giá cao thực tế là phần lớn các nước châu Phi tuân theo nguyên tắc một nước Trung Quốc, từ chối quan hệ và liên hệ chính thức với Đài Loan, hỗ trợ sự nghiệp thống nhất đất nước vĩ đại của Trung Quốc. Trung Quốc sẵn sàng thiết lập và phát triển mối quan hệ Nhà nước – Nhà nước với các nước chưa thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc trên cơ sở của nguyên tắc một nước Trung Quốc.

Cũng trong tháng 11 năm 2006, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã phác thảo một kết hoạch “Đối tác chiến lược” mới và làm sâu sắc thêm “Hợp tác kinh tế” với các nước châu Phi. Theo đó, trong 3 năm tiếp theo, Trung Quốc cam kết sẽ tăng gấp đôi viện trợ, cung cấp thêm các ưu đãi tài chính cho thương mại và xây dựng cũng như chấp nhận miễn thuế cho các sản phẩm xuất khẩu của Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Quốc sẽ thiết lập một quỹ dành cho đầu tư ở châu Phi, xây dựng hàng trăm trường học và bệnh viện ở nông thôn, xây dựng 5 khu vực hợp tác kinh tế và thương mại trên khắp châu lục.

Cơ sở chính cho việc thiết lập quan hệ Trung Quốc – châu Phi được Thủ tướng Chu Ân Lai cụ thể hóa trong 8 nguyên tắc viện trợ nước ngoài của Trung Quốc dựa trên bình đẳng, cùng có lợi và tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Cùng với đó, các khoản vay sẽ không kèm theo bất kỳ điều kiện nào (tuy nhiên, sau khi vấn đề Đài Loan nảy sinh, điều khoản này đã được sửa đổi một cách linh hoạt thành “trừ việc không thừa nhận Đài Loan”), không có lãi suất hoặc lãi suất thấp và có thể được gia hạn nợ một cách dễ dàng. Theo tuyên bố của Bắc Kinh, các dự án do Trung Quốc đảm nhận sẽ sử dụng vật liệu chất lượng cao, kết thúc nhanh và “nội địa hóa dần dần” (tức là Trung Quốc sẽ chuyển giao dần công

nghệ để các nước chủ động hơn trong những dự án tương tự trong tương lai). Viện trợ của Trung Quốc được thiết kế theo một chương trình, được chỉ đạo thông suốt từ trên xuống dưới, với sự trợ giúp của nhà nước cũng như những lộ trình, kế hoạch cụ thể, thống nhất, không hề mâu thuẫn, xung đột với nhau. Như một biểu hiện của Chủ nghĩa Thực dụng, viện trợ của Trung Quốc thường gắn liền với hàng hóa và hợp đồng có liên quan đến Trung Quốc.

Trung Quốc còn xác định các nguyên tắc cụ thể hơn trong từng lĩnh vực hợp tác với châu Phi trên bình diện kinh tế. Về Thương mại, áp dụng các biện pháp hiệu quả hơn để tạo điều kiện cho hàng hóa châu Phi tiếp cận thị trường Trung Quốc dễ dàng hơn, mở rộng và cân bằng thương mại song phương, tối ưu hóa cơ cấu thương mại. Tranh chấp thương mại được giải quyết bằng tham vấn song phương hoặc đa phương; Về Đầu tư, khuyến khích và hỗ trợ đầu tư và kinh doanh của các doanh nghiệp Trung Quốc ở châu Phi thông qua cho vay ưu đãi và tín dụng. Khai thác các kênh và hình thức mới để thúc đẩy hợp tác đầu tư, đồng thời xây dựng và cải thiện hệ thống chính sách có liên quan. Chào đón các doanh nghiệp châu Phi đến đầu tư ở Trung Quốc; Về Hợp tác nông nghiệp, tiếp tục thúc đẩy hợp tác và trao đổi với các quốc gia châu Phi ở các cấp độ và dưới các hình thức khác nhau. Tăng cường hợp tác kỹ thuật, đào tạo thực hành công nghệ nông nghiệp, thúc đẩy Chương trình hợp tác nông nghiệp Trung Quốc – châu Phi; Về Cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh hợp tác trong cơ sở hạ tầng cơ bản như giao thông vận tải, thủy lợi, viễn thông, điện... Tăng cường hợp tác kỹ thuật và quản lý, tập trung vào xây dựng năng lực của các quốc gia sở tại; Về Giảm nợ và cứu trợ, tiếp tục tham vấn với một số nước châu Phi để tìm giải pháp xóa hoặc giảm các khoản nợ của họ với

Trung Quốc, kêu gọi cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước phát triển có nhiều hành động tích cực hơn trong việc giảm nợ và cứu trợ cho châu Phi; Về Hỗ trợ kinh tế, cam kết nỗ lực hết mình trong phạm vi năng lực tài chính của mình để cung cấp và tăng hỗ trợ cho các quốc gia châu Phi mà không kèm ràng buộc về chính trị; Về Hợp tác đa phương, sẵn sàng tăng cường tham vấn và phối hợp với châu Phi trong các hệ thống thương mại đa phương và các tổ chức tài chính. Cùng châu Phi hành động để các tổ chức quốc tế quan tâm hơn đến phát triển kinh tế, hợp tác Nam – Nam, thúc đẩy việc thành lập hệ thống thương mại đa phương công bằng, hợp lý và nâng cao tiếng nói của các nước đang phát triển [41].

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế Trung Quốc - Châu Phi từ sau chiến tranh lạnh đến năm 2010 (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)