0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Phản ứng từ chính các nước châu Phi

Một phần của tài liệu QUAN HỆ KINH TẾ TRUNG QUỐC - CHÂU PHI TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH ĐẾN NĂM 2010 (Trang 111 -120 )

7. Cấu trúc luận văn

3.2.3. Phản ứng từ chính các nước châu Phi

Hầu hết các ngành công nghiệp ở châu Phi đều không thể cạnh tranh nổi với Trung Quốc. Hàng hóa châu Phi đang mất dần chính thị trường nội địa của mình “Công việc kinh doanh của chúng tôi bị đình trệ và vấn đề là chúng tôi bị mất rất nhiều khách hàng trong ngành công nghiệp may mặc” [49]. Công nhân bản xứ bị mất việc làm cho những lao động đến từ Trung Quốc, các xưởng sản xuất phải đổi thành cửa hàng bán lẻ các sản phẩm dán mác “Made in China” hoặc có tỷ trọng giá trị từ Trung Quốc

cao gấp nhiều lần so với giá trị mà các nước châu Phi đóng góp trong đó. Gershman – Phó chủ tịch Hiệp hội dệt may Nam Phi tỏ ra e ngại về hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc. Theo ông, trong tương lai gần, các vụ sáp nhập, chuyển nhượng sẽ xảy ra đối với các doanh nghiệp địa phương “Họ không thể cạnh tranh với hàng quần áo của Trung Quốc. Hơn 62.000 công nhân mất việc làm chỉ trong 2 năm qua. Mỗi công nhân phải nuôi sống từ 5 đến 10 thành viên trong gia đình”. Nghiệp đoàn thương mại Nam Phi (Cosatu) cũng rất lo lắng trước nguy cơ công nhân dệt may sẽ phải đối mặt với thực tế khó khăn khi hàng hóa Trung Quốc ngập tràn… Ở Nam Phi, ngành công nghiệp may mặc từng rất phát triển, có những người đã làm việc hơn 25 năm. Nhưng giờ đây, họ bị mất việc hay hưởng mức lương rất thấp. Thu nhập trung bình của một công nhân chỉ bằng 1/3 thu nhập của y tá. Nhưng nếu để mất việc thì họ còn hoàn toàn tay trắng. Bà Mara Hativagone, cựu chủ tịch Phòng Thương mại Zimbabwe buông tay bất lực “Làm sao mà cạnh tranh nổi? Người Trung Quốc sử dụng lao động giá rẻ và sản xuất trên quy mô lớn, trong khi chúng tôi nửa ngày không có điện và nước”[52].

Trường hợp tương tự cũng diễn ra với ngành may mặc của Angola. Do vấp phải những khó khăn về hạn ngạch đối với các mặt hàng vải vóc khi xuất sang hai thị trường quan trọng là Mỹ và EU, Trung Quốc đã gây áp lực và thâu tóm toàn bộ các công ty may mặc quốc doanh của Angola để “lách luật”, gắn mác châu Phi cho vải của Trung Quốc, từ đó tiếp tục nhận được ưu đãi trong việc tiếp cận với các thị trường Mỹ và EU. Không chỉ có ngành dệt may, hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc đã chuyển hướng thị trường từ phương Tây về châu Phi. “Tại Angola, thật khó để kiếm được một mặt hàng tiêu dùng nào, từ cái tô nhựa cho đến điện thoại

cầm tay mà hơn 5 triệu người đang sử dụng, hay trong số 2000 chiếc xe hơi cập cảng Luanda hàng tuần, mà lại không có xuất xứ từ Trung Quốc” [53]. Thậm chí, một số nước châu Phi còn có xu hướng giảm, thậm chí là triệt tiêu các ngành công nghiệp sản xuất trong nước, chuyển hướng sang hoàn toàn nhập khẩu hàng hóa từ bên ngoài, chủ yếu là từ Trung Quốc do nhận thấy những lợi thế “không thể so sánh” của những loại hàng hóa nhập khẩu này. Quyết định này thực sự mang lại nhiều rủi ro cho các quốc gia khi mức độ phụ thuộc của họ vào các nhà cung cấp bên ngoài quá lớn. Điều này sẽ làm mất dần khả năng tự chủ và độc lập của họ trong thương mại quốc tế nói chung. Nói cách khác, họ sẽ trở thành những chủ thể dễ bị tổn thương hơn trước những biến động của bên ngoài. Mặt khác, những nỗ lực tự vươn lên của các quốc gia châu Phi cũng có nguy cơ bị “xóa sổ” nếu họ ngày càng phụ thuộc chặt chẽ hơn vào Trung Quốc thông qua xuất khẩu, thương mại và viện trợ như hiện nay.

Trung Quốc bị tố cáo là đã và đang nỗ lực phá hủy những cố gắng của các nhà lãnh đạo châu Phi trong thực hiện các mục tiêu do NEPAD đưa ra bằng cách dung túng cho các quốc gia bị phê phán là độc tài, phi dân chủ, các chính phủ tham nhũng và thiếu minh bạch. Tại một cuộc họp ở trường Đại học Harvard, Ndubisi Obiorah, một diễn giả về nhân quyền người Nigeria đã nói về những lo ngại liên quan đến mức độ thấp đáng báo động về quản trị, trách nhiệm xã hội và môi trường của Trung Quốc cũng như những hiểm họa mà chúng gây ra cho các nước châu Phi [20].

Nếu như trong quá khứ, Trung Quốc được chào đón ở châu Phi bởi cả các nhà lãnh đạo lẫn người dân thì giờ đây, tình hình đang thay đổi. Dường như những lợi ích mà hợp tác với Trung Quốc mang lại chỉ dành

cho một số ít tầng lớp trên trong xã hội. Còn đa phần người dân châu Phi chỉ nhận được “những trái đắng” từ các khoản đầu tư ngọt ngào ấy. Được biết đến như những vị cứu tinh, những nhà tài trợ hào phóng của châu Phi, song hình ảnh Trung Quốc trong con mắt người dân châu Phi đang thay đổi theo chiều hướng xấu dần bởi những khoản đầu tư đổi lấy tài nguyên và những dự án xây dựng cơ sở hạ tầng hao tiền, tốn của mà chất lượng thì chẳng đáng là bao “Hàng chục ngàn cây số đường xá đang được các công ty Trung Quốc thi công với giá mỗi km vào khoảng 400.000 USD. Tiền đổ ra rất cao nhưng chất lượng lại rất kém. Người dân Angola than phiền rằng chỉ cần một cơn mưa lớn, đường nhựa của Trung Quốc đã bị cuốn trôi” [53]. Trung Quốc đã xây những cao ốc với giá đắt và những con đường giao thông với chất lượng kém. Đường cao tốc từ thủ đô Zambia đến Chirund đã bị phá hủy ngay sau trận mưa đầu tiên. Bệnh viện ở Lusaka vừa khai trương hoành tráng đã phải đóng cửa sau vài tháng khi xuất hiện các vết nứt trên tường [48]. Trong khi các thiết chế tiền tệ, tài chính quốc tế như WB, IMF từ chối các khoản vay của Angola và gây sức ép buộc nước này phải cải cách theo hướng minh bạch hơn thì Trung Quốc ngay lập tức lên tiếng tố cáo những đòi hỏi đó là “sự sỉ nhục” và can dự vào vấn đề nội bộ quốc gia của Angola, đồng thời chi một khoản vay không điều kiện trị giá 5 tỉ USD cho nước này [37]. Đổi lại, dầu mỏ chảy về Trung Quốc dồi dào hơn, các dự án đầu tư cũng được ưu tiên dành cho các đối tác Trung Quốc nhiều hơn.

CNPC đã đầu tư hàng tỉ USD cho cơ sở hạ tầng liên quan đến dầu lửa ở vùng Paloich, trong đó có thể kể đến 900 dặm đường ống từ các giếng dầu ở Paloich đến Cảng Sudan ở Biển Đỏ, một con đường lát đá dẫn đến Khartoum và một sân bay với các chuyến bay tới Bắc Kinh. Song hãy

nhìn xem người dân địa phương ở đây nhận được những gì?“Họ sống trong những túp lều xiêu vẹo với thức ăn là lạc và cái cần câu trên con sông Nile ô nhiễm. Chẳng có điện đóm gì. Một tổ chức từ thiện Thụy Sĩ giúp chăm lo sức khỏe. Một nhóm trợ giúp nhân đạo Hoa Kỳ chở tới thức ăn và màn chống muỗi. Hầu hết trẻ em không được tới trường. Không tìm được việc làm ở đây”. Nguyên nhân cũng rất dễ hiểu, Petrodar, công ty dầu khí phụ trách ở đây “có công nhân riêng của họ - hầu hết là người nước ngoài, chủ yếu là người Trung Quốc, Malaysia và Quatar” [42].

Giờ đây, Trung Quốc không chỉ đơn thuần đưa tiền hay chuyển giao kỹ thuật, công nghệ cho châu Phi mà hiện nay, ở châu Phi, sự có mặt của những người lao động, kỹ sư, công nhân hay chuyên gia Trung Quốc ngày càng trở nên phổ biến. Trung Quốc đang theo đuổi mục tiêu đưa 300 triệu người sang châu Phi, vừa để giúp đỡ châu lục này, vừa giải quyết gánh nặng dân số trong nước. Làn sóng dân nhập cư từ Trung Quốc ồ ạt tràn sang châu Phi gây nên mất ổn định đất nước và thất nghiệp nặng nề ở châu Phi. Sanou Mbaye, một cựu quan chức thuộc Ngân hàng phát triển châu Phi (AfDB) cho biết “Trong 10 năm trở lại đây, người Trung Quốc tới châu Phi nhiều hơn số người châu Âu tới lục địa này trong 400 năm” [48].

Trung Quốc bị tố cáo rằng đang thực hiện một mô hình thực dân kiểu mới ở châu Phi [34.7], thậm chí, hợp tác với Trung Quốc còn tồi tệ hơn là làm ăn với các công ty phương Tây trước kia. Rất nhiều dự án của Trung Quốc đã và đang được tiến hành ở khắp châu Phi gây ra nhiều quan ngại về tác động môi trường, xã hội cho người dân và đất nước sở tại. Việc xây đập làm thủy điện trông có vẻ như mang lại “văn minh” cho người dân ở châu Phi đang khiến nhiều nhà sinh thái học và môi trường lo lắng.

Ví dụ như đập Bui tại Ghana đã làm ngập ¼ vườn quốc gia Bui, đập Konqou đang tác động đến các cánh rừng của vườn quốc gia Inido (Gabon) hay đập Merowe ở Sudan, đập Gibe III của Ethiopia và đập Mphanda Nkuwa đều làm ảnh hưởng đến các hệ sinh thái thủy sinh, chất lượng nước và sức khỏe cộng đồng dân cư tại đây. Để thực hiện những dự án này, người dân thường phải chấp nhận rời xa nơi ở quen thuộc của mình để chuyển đến sinh sống ở một khu vực hoàn toàn xa lạ, không có hoặc có rất ít kinh nghiệm cần thiết cho lao động (như điều kiện thổ nhưỡng, tập quán canh tác...), hoặc mất đi nguồn sinh kế lâu đời là thủy sản và nông sản. Giáo sư Eric Reeves, nhà hoạt động xã hội Sudan, giáo sư trường Đại học Smith ở Northampton, bang Massachuset đã nhận xét “Những hoạt động của Trung Quốc đã bị để ý từ khi bắt đầu bởi một sự đồng lõa thâm hiểm bằng những vi phạm nhân quyền, tàn phá đất đai của dân bản xứ” [43].

Tệ hơn nữa, những ông chủ người Trung Quốc còn tỏ ra tham lam và vô lương tâm hơn cả những ông chủ người Anh, Mỹ trước đây. Những người dân ở Paloich đã chua xót rút ra kết luận “Cần có thời gian cho người dân địa phương để có thể nhận ra sự khác biệt giữa những người phương Tây với những người Trung Hoa đến sau này... Với chúng tôi, trông họ giống người da trắng. Chúng tôi không thể nhận ra điểm nào khác biệt, ngoại trừ, có thể, là họ thấp hơn... Nhưng rồi chúng tôi đã phát hiện ra lối cư xử khác biệt của họ….Chúng tôi nhìn thấy họ trên những chiếc xe tải của họ, nhưng họ lờ chúng tôi đi. Nếu như họ nhìn thấy chúng tôi đang nằm chết dần bên đường, họ cũng sẽ lờ đi” – ông Buywomo, một thành viên của bộ tộc Shilluk ở đây đã nói [42].

Không chỉ đối xử tàn nhẫn với người dân địa phương, các ông chủ Trung Quốc còn làm tăng thêm sự phẫn nộ của những công nhân bản địa khi “may mắn được thuê làm việc tại đây”. Số lượng những vụ tai nạn lao động, xung đột, xô xát giữa đốc công hay ông chủ Trung Quốc với công nhân châu Phi ngày càng tăng, thậm chí máu đã chảy và đã có rất người nằm xuống trong những vụ việc này. Tháng 3 năm 2004, 2 công nhân Trung Quốc làm việc ở Sudan đã bị quân phiến loạn chống chính phủ bắt cóc. Tháng 4 năm 2005, 51 công nhân Zambia đã thiệt mạng trong một vụ nổ tại mỏ Chambishi [20]. Tháng 4 năm 2006, Phong trào giải phóng nô lệ của đồng bằng Niger (MEND) – một nhóm dân quân có vũ trang tại Nigeria đã thực hiện một vụ nổ xe hơi bằng bom gần một nhà máy lọc dầu ở vùng đồng bằng Nigeria. MEND cảnh báo rằng vụ tấn công nhằm cảnh báo các công ty Trung Quốc đang đầu tư vào ngành công nghiệp dầu mỏ ở Nigeria. Họ tuyên bố “Chúng tôi muốn cảnh báo chính phủ Trung Quốc và các công ty dầu mỏ của nước này hãy tránh xa vùng đồng bằng Niger”. Tuyên bố này cũng chỉ trích chính phủ Trung Quốc đang đầu tư vào “những giếng dầu bị đánh cắp” [24,110]. Xung đột lên đến đỉnh điểm và trở thành sự kiện đáng chú ý khi một đốc công người Trung Quốc đã không ngần ngại xả súng vào đám đông công nhân người Zambia biểu tình “vì những bất mãn không thể chịu đựng được nữa” tại mỏ than Collum ở miền nam Zambia. Sự kiện này giống như giọt nước làm tràn ly ở Zambia nói riêng, và châu Phi nói chung. Tổng thống Zambia Rupiah Banda, một người được đánh giá là “bạn của Trung Quốc” cũng lên án hành động đối xử bạo lực ấy. Một vị bộ trưởng Zambia cũng phải thốt lên “Công nhân Zambia bị đối xử như những con vật ở đấy. Không một ai có hợp đồng lao động, chỉ có người làm công nhật. Và họ nhận mức lương của những kẻ nô lệ”. Vụ việc này đã hé lộ

những vấn đề nghiêm trọng liên quan đến lao động và môi trường từ nguồn đầu tư khai mỏ của Trung Quốc. Các doanh nghiệp Trung Quốc hầu như chỉ thuê nhân công thời vụ để tránh phải chi trả những khoản phúc lợi, đồng thời, họ còn sử dụng quan hệ với chính quyền địa phương để dẹp yên các tranh chấp và sử dụng súng đạn để giải tỏa biểu tình.

Hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp vốn được xem như điểm sáng trong quan hệ Trung Quốc – châu Phi cũng đang bộc lộ nhiều bất cập. Các nhà nghiên cứu cảnh báo, các quốc gia châu Phi đang tự đánh mất đất nông nghiệp canh tác của mình, và hệ quả là đói nghèo ngày càng trầm trọng. Viện Theo dõi Trái Đất (WWI) của Mỹ công bố một nghiên cứu khẳng định, các nước giàu đến châu Phi mua hoặc thuê đất sản xuất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu lương thực của họ đã làm nghiêm trọng thêm nạn đói nghèo ở lục địa đen. WWI cho biết: "Khi những mảnh đất màu mỡ được Chính phủ cho thuê, hoặc bán cũng là lúc người nông dân bị đẩy vào cảnh không có việc làm". Cùng với dòng ngoại tệ đầy hấp dẫn, các nước giàu luôn rêu rao niềm hy vọng họ sẽ mang đến những thứ mà các nước nghèo cho đến nay còn thiếu, bao gồm công nghệ, vốn, bí quyết sản xuất hạt giống và phân bón hiện đại. Các quốc gia giàu có luôn cho rằng, chính họ đang góp phần cải thiện sự thiếu hụt lương thực trầm trọng của thế giới. Cứ như vậy, họ đặt chân tới các quốc gia nghèo như những vị cứu tinh. Theo con số thống kê của WWI, từ năm 2006 đến 2009, có từ 15 đến 20 triệu ha đất nông nghiệp ở các nước thuộc vùng Tiểu sa mạc Sahara, châu Phi đã được bán.

Trung Quốc là một ví dụ điển hình trong phong trào ra nước ngoài thuê đất nông nghiệp. Dưới áp lực về nhu cầu lương thực, Trung Quốc đã khích lệ các doanh nghiệp nông nghiệp xuất ngoại làm ăn. Trong đó,

châu Phi và Nam Mỹ là vùng đất tiềm năng mà Trung Quốc hướng tới. Mới đây, trên tờ Mail & Guardian, Nam Phi, tác giả Yolandi Groene đã không ngần ngại phản ánh quá trình di cư của nông dân Trung Quốc và tình trạng nước ngoài thuê đất nông nghiệp của các nước châu Phi. Bài báo cũng nhấn mạnh, hiện tại, người Trung Quốc đang sở hữu rất nhiều đất nông nghiệp ở các quốc gia châu Phi, được mua với giá "gần như cho không". Điều đó thực sự trở thành mối lo đối với nhiều nước châu Phi. Bởi trên thực tế, phần lớn hàng nông sản sau khi thu hoạch lại được xuất ngược trở lại Trung Quốc thay vì ở lại châu Phi để cải thiện tình hình thiếu hụt lương thực.

Theo ông Olivier De Schutter, người soạn thảo bản báo cáo đặc biệt của Liên Hợp Quốc liên quan đến quyền lợi về nông nghiệp, một số bản hợp đồng chỉ vừa vặn có 3 trang giấy cho hàng trăm nghìn ha đất. Những kiểu hợp đồng như vậy quy định loại cây nào được trồng, vị trí và giá thuê hay giá bán, song chúng không bao hàm những tiêu chuẩn về môi trường. Chúng cũng thiếu những quy định đầu tư cần thiết và điều kiện phải tạo ra công ăn việc làm cho quốc gia bản địa. Về lâu dài, người dân

Một phần của tài liệu QUAN HỆ KINH TẾ TRUNG QUỐC - CHÂU PHI TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH ĐẾN NĂM 2010 (Trang 111 -120 )

×