Phản ứng từ cộng đồng quốc tế

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế Trung Quốc - Châu Phi từ sau chiến tranh lạnh đến năm 2010 (Trang 120 - 121)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.4.Phản ứng từ cộng đồng quốc tế

Do không có tính chất xã hội như các nước phương Tây nên người dân Trung Quốc không có những phản ứng trước các hành động lạm dụng, vi phạm của các doanh nghiệp Trung Quốc ở châu Phi. Bởi vậy, những hành động này không bị hạn chế mà vẫn tiếp tục diễn ra một cách phổ biến hơn. .

Song hành cùng thái độ thờ ơ của người dân Trung Quốc là tình trạng coi rẻ mạng sống của người lao động, thậm chí là mạng sống của cả các công nhân Trung Quốc làm việc ở châu Phi. Các công ty Trung Quốc hoạt động không chỉ ở những nơi yên ổn như Zambia mà họ xâm nhập cả vào những khu vực “không người da trắng nào dám ló mặt tới”. Chẳng hạn, tại mỏ dầu ở Ogaden, nơi vẫn đang tranh chấp giữa Somalia và Ethiopia. Chỉ riêng trong năm 2005, mấy kỹ sư Trung Quốc đã bỏ mạng ở đó. Nếu như các công nhân của hãng dầu khí Shell hay BP bị thiệt mạng thì những công ty này sẽ ngay lập tức quyết định dừng khai thác. Các công ty phương Tây không thể vì lợi nhuận mà bất chấp tính mạng của các kỹ sư của công ty mình. Trong khi đó, những nhà khai thác dầu mỏ Trung Quốc không mấy xúc động và vài ngày sau đó họ tìm ngay những kỹ sư khác thay thế [48].

Trung Quốc bị tố cáo là những “nhà tài trợ lừa đảo”. Viện trợ của Trung Quốc là món quà độc hại khi chúng chỉ nhắm đến nguồn tài nguyên dồi dào ở đây mà không quan tâm đến thực trạng quản trị kém,

tham nhũng trở thành vấn nạn phổ biến của các nước châu Phi. Trung Quốc kìm chế sự phát triển thực sự và làm tổn hại đến lợi ích của những người dân thường ở châu Phi [20,4], làm trầm trọng hơn mối lo lắng về “lời nguyền tài nguyên” của các nhà nghiên cứu quốc tế. Hơn nữa, sự không minh bạch trong các khoản đầu tư, viện trợ gắn với xuất khẩu của Trung Quốc dành cho châu Phi càng làm tăng thêm sự phản đối của cộng đồng quốc tế. Bên ngoài rất khó tiếp cận với những con số thực về các khoản đầu tư hay số lượng nguyên liệu các nước châu Phi sẽ dùng để trả nợ cho Trung Quốc. Tất cả những sự không rõ rang, minh bạch này đều làm nảy sinh nhiều nghi vấn và ngờ vực đối với những thiện chí mà Trung Quốc dành cho châu Phi.

Cuối cùng, Trung Quốc bị đông đảo cộng đồng quốc tế tố cáo là “tráo trở, giả tạo” khi vừa thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình, vừa đổ thêm dầu vào lửa cho các cuộc nội chiến, xung đột ở châu Phi thông qua buôn bán (hoặc đổi lấy dầu lửa) vũ khí và trang thiết bị chiến tranh cho một (hoặc cả hai) phe trong những cuộc xung đột này. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn phản đối những tố cáo này là vô căn cứ bởi cộng đồng quốc tế rất khó có thể đưa ra bằng chứng cụ thể, chứng minh rằng chính quyền Bắc Kinh đã bán hoặc cung cấp vũ khí cho các bên. Thậm chí, ngay cả khi vũ khí thu được có xuất xứ từ Trung Quốc, vẫn không ai dám khẳng định chắc chắn đó là do chính phủ Trung Quốc bán cho Sudan hay nhóm quân nổi dậy ở Darfur.

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế Trung Quốc - Châu Phi từ sau chiến tranh lạnh đến năm 2010 (Trang 120 - 121)