Đối với châu Phi

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế Trung Quốc - Châu Phi từ sau chiến tranh lạnh đến năm 2010 (Trang 103)

7. Cấu trúc luận văn

2.5.2.Đối với châu Phi

Lợi nhuận kinh tế thu được từ việc bán tài nguyên thiên nhiên dù không phải là một lựa chọn hoàn hảo, song cũng là cơ sở cần thiết (cùng với những dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng) cho các quốc gia nghèo ở châu Phi có điều kiện phát triển nền kinh tế của mình. Đối với hầu hết các quốc gia châu Phi, Trung Quốc là sự lựa chọn thay thế cho phương Tây, là đối tác có thể giúp họ đạt được tốc độ phát triển kinh tế ngoạn mục và sớm thoát khỏi hình ảnh “lục địa thất bại” (failed continent). Hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc cũng giúp cải thiện mức sống và khả

năng mua sắm của người dân ở lục địa đen. Giờ đây, họ có nhiều lựa chọn hơn cho cuộc sống của mình nhờ các loại hàng hóa đến từ châu Á xa xôi.

Mặc dù vẫn có những chỉ trích xung quanh các hoạt động kinh tế và viện trợ của Trung Quốc, song không thể phủ nhận những nỗ lực cứu trợ nhân đạo mà chính phủ nước này đã và đang dành cho nhiều vùng khó khăn ở châu Phi. Các dự án xây dựng trường học, bệnh viện, những khoản đầu tư cho trang thiết bị, máy móc, các khóa đào tạo và chuyển giao kỹ thuật đang góp phần cải thiện chất lượng sống của một bộ phận dân cư ở châu Phi, giúp các quốc gia này nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo tiền đề căn bản để thực hiện mục tiêu hiện đại hóa, theo kịp với thế giới của châu Phi.

2.6. Tiểu kết

Giờ đây, cả Trung Quốc và châu Phi đều trong quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, nhu cầu thị trường rất lớn, do đó thương mại Trung Quốc – châu Phi có cơ hội phát triển. Đối với Trung Quốc, sản phẩm xuất khẩu của châu Phi như dầu thô, khoáng chất, sắt thép và các sản phẩm nông nghiệp đóng một vai trò tích cực trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế và cải thiện sinh kế của người dân. Ngược lại, các sản phẩm và công nghệ của Trung Quốc đáp ứng nhu cầu phát triển của châu Phi. Đặc biệt, kinh tế Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng tạo thị trường xuất khẩu ổn định cho các sản phẩm tài nguyên của châu Phi. Tương tự như vậy, hàng hóa Trung Quốc vào châu Phi với chất lượng và giá hợp lý cũng giúp cải thiện đời sống của người dân và giúp đỡ một số nước hạn chế và giảm lạm phát.

Những khoản đầu tư và viện trợ kết hợp với các dự án hỗ trợ phát triển của Trung Quốc đang được triển khai ở châu Phi đã mang lại một diện mạo mới, một cơ hội mới cho các quốc gia này. Các quốc gia châu Phi không chỉ được thụ hưởng nhiều cơ sở hạ tầng hiện đại, chất lượng đời sống được nâng cao mà còn chủ động hơn trong việc đảm bảo chất lượng sống của chính mình nhờ các hoạt động tình nguyện, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật và giáo dục mà chính phủ Trung Quốc mang lại. Song, hợp tác kinh tế Trung Quốc – châu Phi vẫn bao gồm cả những mặt tích cực lẫn tiêu cực. Những ưu điểm mà nó mang lại cho cả Trung Quốc và châu Phi đã được nói đến rất nhiều, nhưng đi kèm với nó cũng có không ít những lời chỉ trích của cộng đồng quốc tế cũng như từ chính các quốc gia châu Phi. Trước thách thức đó, tương lai của quan hệ kinh tế Trung Quốc sẽ như thế nào? Chương III sẽ cố gắng giải đáp phần nào câu hỏi này.

Chương 3: THÁCH THỨC VÀ TRIỂN VỌNG QUAN HỆ KINH TẾ TRUNG QUỐC - CHÂU PHI

3.1.Những thuận lợi trong quan hệ kinh tế Trung Quốc – châu Phi Một tờ báo của Nam Phi đã đưa ra lời bình luận khi chủ tịch Hồ Cẩm Đào ký một loạt các thỏa thuận viện trợ nhân chuyến thăm Mozambique năm 2007 “Những món quà của ông ấy thật hữu hình và quảng đại” [20,1]. Theo sau dấu chân của người Trung Quốc ở châu Phi là một diện mạo mới cho lục địa đen. Thậm chí, ngay các các học giả châu Phi vốn không ưa gì sự hiện diện của người Trung Quốc ở trên đất nước mình cũng phải thừa nhận “Biết đâu, sự thay đổi này lại là tốt cho châu Phi?” [20,2]. Giờ đây, hình ảnh “lục địa thất bại” (failed continent) đã dần được thay thế trong nhận thức của nhiều người khi nhắc đến châu Phi. Nền kinh tế của nhiều nước châu Phi đã phát triển nhờ nhu cầu nguyên liệu khổng lồ của Trung Quốc. Mặc dù chỉ đơn thuần là xuất khẩu tài nguyên hoặc cho thuê đất đai, nhà xưởng, song cũng mang lại một khoản thu lớn cho các nước châu Phi vốn đắm chìm trong nội chiến, xung đột triền miên. Trong khi chiến tranh, nghèo đói luôn là nỗi ám ảnh của nhiều thế hệ người dân châu Phi thì kinh tế, tiền bạc luôn được chào đón nồng nhiệt.

Hàng hóa Trung Quốc đã mang lại bộ mặt mới cho thị trường tiêu dùng ở châu Phi. Thay vì một số lượng ít ỏi những thứ hàng hóa đắt đỏ, chủng loại đơn điệu, cơ hội lựa chọn không nhiều, giờ đây, những người dân có mức thu nhập đa dạng, từ cao đến thấp ở châu Phi đều có thể lựa chọn những mặt hàng phù hợp với khả năng tài chính của mình. Hàng hóa Trung Quốc đa dạng về mẫu mã, hình thức, phong phú về chủng loại, chất lượng và giá thành đang giúp cải thiện sức mua và đời sống của toàn

bộ người dân ở đây. Những người giàu có sẽ dễ dàng tìm thấy những hàng hiệu đắt tiền, phù hợp với đẳng cấp của mình trong các siêu thị sang trọng, xa hoa, trong khi những người trung lưu hoặc nghèo hơn cũng có thể thỏa sức lựa chọn ở các chợ, các cửa hàng bán lẻ hàng hóa Trung Quốc.

Sự khác biệt trong viện trợ của Trung Quốc dành cho châu Phi dù có kèm thêm điều kiện ưu tiên cho doanh nghiệp và nhân công Trung Quốc vẫn góp phần cải thiện bộ mặt cơ sở hạ tầng và mang lại những cơ sở thiết yếu cho phát triển ở châu Phi. Nhờ các dự án đầu tư và xây dựng của Trung Quốc, nhiều quốc gia châu Phi đã xây dựng hoặc tái thiết lại hệ thống giao thông, cầu cảng, bến bãi, nhà xưởng để phục vụ cho phát triển kinh tế, bước đầu hiện đại hóa nền công nghiệp vốn chỉ phụ thuộc vào xuất khẩu tài nguyên thô sang các nước phương Tây trước kia.

Bên cạnh đó, cũng không thể phủ nhận những đóng góp của Trung Quốc trong việc xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ cho dân sinh như nhà máy nhiệt điện, thủy điện, nhà máy xử lý nước, trường học, bệnh viện, trạm xá…, những đoàn bác sĩ tình nguyện và chuyên gia kỹ thuật người Trung Quốc đến châu Phi để chữa bệnh, nghiên cứu và chuyển giao kinh nghiệm, những chương trình học bổng dành cho sinh viên, cán bộ để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho đất nước. Những nỗ lực này đều nhằm giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho chính người dân ở đây, trong đó có cả những công nhân Trung Quốc lẫn những người dân bản xứ. Điều này tạo cảm giác rằng mọi người dân đều được hưởng lợi từ những khoản đầu tư của Trung Quốc.

Thuận lợi trong quan hệ kinh tế Trung Quốc – châu Phi còn đến từ chính những thành công trong quá trình phát triển kinh tế của Trung

Quốc. Theo ông Tang Zhichao, chuyên gia Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế đương đại của Trung Quốc tại Bắc Kinh, mô hình phát triển của Trung Quốc rất được hoan nghênh ở châu Phi. Do nhìn nhận Trung Quốc như một nước đang phát triển, cùng với những thành công mà nước này đạt được, các quốc gia châu Phi cảm thấy “dễ dàng hơn khi tiếp cận với công nghệ và kinh nghiệm quản lý rất phù hợp với các nước đang phát triển” của Bắc Kinh và mong muốn học hỏi từ những thành công ấy nhằm đem lại cho mình những kết quả tương tự như những gì Trung Quốc gặt hái được trong mấy thập niên qua.

Trong khi Trung Quốc đang thiếu nguồn năng lượng, nguyên liệu và đất đai cho phát triển kinh tế thì Châu Phi là đối tác hoàn toàn có khả năng bù đắp cho những thiếu hụt ấy. Do đó, sự tiếp nhận ảnh hưởng của Trung Quốc ở nhiều nước châu Phi có vẻ dễ dàng hơn do có sự nhận thức về hợp tác cùng có lợi trong quan hệ Trung Quốc – châu Phi. Dưới con mắt của các quốc gia châu Phi, Trung Quốc không phải là nước duy nhất được lợi khi tham gia vào cuộc chơi này. Trong khi Mỹ và phương Tây chỉ nhìn vào nguồn tài nguyên của lục địa đen thì Trung Quốc lại mang đến mảnh đất nghèo khó này một bộ mặt mới về hạ tầng, những khoản thu từ lợi nhuận bán khoáng sản và quan trọng nhất là một viễn cảnh tươi sáng như những gì Trung Quốc đang có hiện nay. Chỉ trong vòng 20 năm, từ năm 1981 đến năm 2001, tỷ lệ người nghèo ở Trung Quốc giảm từ 53% xuống 8% [20,9].

Thêm một thuận lợi nữa cần phải nhắc đến, đó chính là thái độ không thù địch, ít nhất là trong con mắt các nhà lãnh đạo, quan chức của các quốc gia châu Phi dành cho Trung Quốc. Tuy nhiên, tôi thường nghe những lời bình luận như thế này từ một nhà ngoại giao Nigeria ở Bắc Kinh “Người Trung Quốc có một lợi thế, đó là không có tư tưởng thực

dân. Bất cứ điều gì người Trung Quốc làm cho châu Phi đều rất đáng tin cậy trong con mắt của chúng tôi. Bạn phải hiểu điều đó. Chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi có thể học được điều gì đó từ người Trung Quốc [20,10]. Nhờ bối cảnh lịch sử và địa lý, Trung Quốc đã thiết lập được hình ảnh về một dân tộc tuy xa cách về địa lý nhưng luôn sẵn sàng giúp đỡ các dân tộc có chung cảnh ngộ. Dù cho sau này, hình ảnh ấy của Trung Quốc có thể bị thay đổi phần nào trong con mắt những người dân châu Phi, song trong tư tưởng của nhiều nhà lãnh đạo, giới tinh hoa ở đây, Trung Quốc vẫn để lại một ấn tượng tốt đẹp.

Trung Quốc có được nền tảng vững chắc từ những mối quan hệ truyền thống với khu vực này. Nhìn lại quá khứ, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã thiết lập quan hệ với các đối tác châu Phi từ rất sớm. Ngay sau khi giành được độc lập, Trung Quốc đã thiết lập quan hệ tốt đẹp với các quốc gia châu Phi (Algeria) nhờ vào sự tương đồng về điều kiện và truyền thống đấu tranh giành độc lập dân tộc. Mối quan hệ ấy càng được củng cố vào những năm 70 khi Trung Quốc muốn cạnh tranh ảnh hưởng với Liên Xô trong cộng đồng các quốc gia thuộc thế giới thứ 3 cũng như trong giai đoạn hiện nay, khi yêu cầu hợp tác để phát triển kinh tế ngày càng trở nên cấp thiết đối với các quốc gia kém phát triển ở đây.

Một ưu thế nữa mà Bắc Kinh có được là sự hỗ trợ lớn lao từ nền kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới, kết hợp với chính sách ngoại giao linh hoạt, mềm mỏng, khôn khéo. Chắc chắn Bắc Kinh sẽ phải cân nhắc khi rót vốn vào châu Phi nếu túi tiền của nước này không rủng rỉnh như bây giờ. Trung Quốc còn rất khôn ngoan trong cuộc chơi với các nước giàu tài nguyên mà nghèo hòa bình và phát triển này. Chính sách “can thiệp mà không can dự” vào công việc nội bộ giúp các đối tác lớn

rất hài lòng, trong đó có không ít quốc gia không nhận được thiện chí của phương Tây như Sudan, Zimbabwe, Angola, Nigeria...

Lợi thế cuối cùng mà Bắc Kinh có được là chiếc ghế Ủy viên thường trực tại Hội đồng bảo an Liên hợp quốc cũng như quyền phủ quyết đối với các đạo luật, nghị quyết được đưa ra tại diễn đàn quốc tế lớn nhất hành tinh này. Trung Quốc không hề che đậy việc sử dụng chiếc ô này làm vật trao đổi trong các vấn đề kinh tế, ngoại giao với nhiều quốc gia trên thế giới.

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế Trung Quốc - Châu Phi từ sau chiến tranh lạnh đến năm 2010 (Trang 103)