Lợi thế của Trung Quốc trong quan hệ với các nước châu Phi

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế Trung Quốc - Châu Phi từ sau chiến tranh lạnh đến năm 2010 (Trang 43)

7. Cấu trúc luận văn

1.4.1.Lợi thế của Trung Quốc trong quan hệ với các nước châu Phi

Trải qua hơn 40 năm cải cách và mở cửa, bắt đầu từ cuối những năm 1970, nền kinh tế Trung Quốc đã chuyển từ mô hình kế hoạch tập trung

sang mô hình kinh tế thị trường. Đặc biệt, sau khi gia nhập WTO vào năm 2001, kinh tế Trung Quốc càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế, tận dụng mọi khả năng sẵn có để phát triển và nâng cao đời sống nhân dân. Nối tiếp những thành công trong giai đoạn đầu của tiến trình cải cách, kinh tế Trung Quốc tiếp tục gặt hái được những thành công lớn trong thập niên đầu của thế kỷ XXI.

Bảng 1.4: Tổng quan nền kinh tế Trung Quốc

Thập niên đầu của Thế kỷ XXI (đơn vị: Tỷ USD)

Năm GDP

Tổng giá trị sản xuất Thương mại Vốn đầu tư Tốc độ tăng trưởng Công nghiệp Nông nghiệp Dịch vụ Xuất khẩu Nhập khẩu Ký kết Thực tế 2000 1081 8% 540 162 379 249,2 225,1 62,4 40,7 2004 1700 9,5% 882 253 565 593,4 561,4 153,479 60,63 2009 4910 8,7% 2386,3 535,2 1988,5 1194 0,9215 2010 5800 10,3% 2718 590 2492 1577,9 1384,8

Nguồn: Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) và Viện nghiên cứu Trung Quốc.

Chỉ trong vòng 10 năm, nền kinh tế Trung Quốc đã có bước chuyển mình mạnh mẽ. Nếu năm 1999, kinh tế Trung Quốc chỉ xếp thứ 6 trên thế giới thì từ năm 2010 đến nay, nước này đã thay thế vị trí của Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới. Trung Quốc trở thành đối tác kinh tế quan trọng của nhiều quốc gia, trong đó có cả những cường quốc như Mỹ, EU, Nhật Bản. Các công ty, doanh nghiệp Trung Quốc xuất hiện ở khắp các châu lục, trong hầu khắp các lĩnh vực từ gia công, sản xuất đến khai thác, đầu tư và nghiên cứu. Trung Quốc cũng đang thay đổi mạnh mẽ hình ảnh của một “công xưởng của thế giới”, với ưu thế giá nhân công rẻ và gia công xuất khẩu là chủ yếu sang những xưởng lắp ráp Iphone, máy tính xách tay cao cấp của các hãng nổi tiếng trên thế giới.

Giờ đây, Trung Quốc không còn chỉ xuất hiện với tư cách là nhà phân phối hàng hóa giá rẻ cho tầng lớp dân cư có thu nhập thấp mà hàng Trung Quốc đã xuất hiện trong những khu thương mại sang trọng dành cho tầng lớp thượng lưu của xã hội ngay trên các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản. Hiện nay, thật khó để tìm thấy một sản phẩm không mang nhãn mác “Made in China” hay được gia công, lắp ráp tại Trung Quốc.

Bất chấp cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Trung Quốc vẫn giữ được mức tăng trưởng cao, ổn định, đồng thời phục hồi nhanh chóng. Tính đến cuối tháng 3/2011, dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đã đạt 3.045 tỷ USD, tăng hơn 50% so với mốc 2000 tỷ USD vào năm 2008 mà nước này đạt được chỉ sau hơn 2 năm. Lượng tiền khổng lồ này giúp ích cho Trung Quốc rất nhiều trong kế hoạch “đi ra bên ngoài” để khai thác các nguồn lợi nhằm phát triển và nâng cao vị thế chính trị cũng như kinh tế nội địa. Nếu không có số ngoại tệ lớn đến vậy, có lẽ Trung Quốc không thể mạnh tay trong các thương vụ đầu tư ra nước ngoài và mua bán, sáp nhập công ty (chủ yếu là khai khoáng và năng lượng) trên toàn thế giới như vậy. Theo nhiều chiến lược gia kinh tế, Mỹ đang lo ngại việc Trung Quốc sử dụng nguồn tiền này để đầu tư ra nước ngoài, làm ảnh hưởng tiêu cực đến vị thế và kinh tế Mỹ. Không chỉ có Mỹ, chính Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng tỏ thái độ lo ngại trước khoản ngoại tệ khổng lồ mà Trung Quốc đang nắm giữ này. Ông Miguel Angel Ferrnandez Ordonez, thành viên Hội đồng quản lý Ngân hàng Trung ương châu Âu cho biết “Khoản dự trữ ngoại tệ khổng lồ của Trung Quốc sẽ dẫn đến sự bất ổn của nền kinh tế thế giới” bởi lẽ số tiền hơn 3000 tỷ USD đã “vượt quá giới hạn hợp lý”, đe dọa đến sự ổn định của nền kinh tế và hệ thống tài chính toàn cầu. Giờ đây, Trung Quốc đang hướng mục

tiêu sang không chỉ các nước nghèo, cần nhiều tiền đầu tư như ở châu Phi hay Mỹ Latinh, châu Á mà nước này cũng đề xuất được giúp đỡ các nước châu Âu bằng cách mua lại trái phiếu chính phủ của các nền kinh tế sắp phá sản như Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ireland... Mặc dù biết rằng “sau miếng mồi ngon là một con cá chết”, song EU không thể không “xiêu lòng” trước lời đề nghị ngọt ngào của Trung Quốc trong cơn nguy khốn của mình.

Không chỉ có tiềm lực kinh tế và ngoại tệ lớn, Trung Quốc đang ngày càng nâng cao trình độ khoa học – kỹ thuật của mình. Mặc dù chưa thể tiến kịp các nước phương Tây hay Mỹ, Nhật về trình độ khoa học công nghệ cũng như kỹ thuật, song nếu so sánh với phần đa các nước châu Phi thì Trung Quốc vẫn sở hữu một nền kinh tế tri thức đáng để học hỏi. Việc các nước phát triển đầu tư và chuyển dịch cơ sở sản xuất sang các nước đang phát triển (mà phần lớn là Trung Quốc và Ấn Độ) đã giúp những nước này tiếp thu một lượng lớn máy móc, thiết bị, công nghệ mới, tạo điều kiện, nền tảng để nghiên cứu và phát triển một nền kinh tế tri thức cho những nước tiếp nhận đầu tư. Cùng với những chính sách phát triển khoa học công nghệ, nghiên cứu và phát triển, tập trung bồi dưỡng tri thức và nâng cao trình độ công nghệ, các nước như Trung Quốc, Ấn Độ lại chuyển tiếp những thành quả công nghệ của mình tới các nước kém phát triển hơn, trong đó có châu Phi. Không thể phủ nhận được một thực tế là những trợ giúp về kỹ thuật của Trung Quốc đang dần nâng cao và hiện đại hóa nền sản xuất công nghiệp ở nhiều nước châu Phi. Ví dụ điển hình cho hỗ trợ khoa học kỹ thuật của Trung Quốc ở châu Phi thể hiện rõ trong lĩnh vực nông nghiệp. Cùng với việc thành lập các viện nghiên cứu giống cây trồng, lai tạo thêm những giống mới có năng suất, chất lượng

cao hơn, các chuyên gia Trung Quốc cũng chuyển giao mô hình nông nghiệp trang trại quy mô lớn, sử dụng máy móc vào canh tác giúp giảm sức lao động và tăng hiệu quả sản xuất. Trung Quốc còn là quốc gia cung cấp máy móc nông nghiệp, thuốc trừ sâu, phân bón cho các dự án hợp tác nông nghiệp của Trung Quốc ở châu Phi.

Không chỉ là một nhà tài trợ hào phóng, Trung Quốc còn mong muốn xuất khẩu mô hình kinh tế thành công "kiểu Trung Quốc" ra thế giới, mà trước tiên là ở các nước đang phát triển. Hình ảnh một con rồng Trung Hoa vươn mình thức dậy sau một giấc ngủ dài đang khiến cho nhiều nhà lãnh đạo châu Phi mơ ước có được. Thậm chí, chính các nước châu Phi cũng phải thừa nhận rằng sự giàu có và thịnh vượng của Trung Quốc là giấc mơ của rất nhiều lãnh đạo cũng như người dân châu Phi. Theo ông Tang Zhichao, chuyên gia của Viện nghiên cứu Quan hệ quốc tế đương đại của Trung Quốc tại Bắc Kinh, mô hình phát triển của Trung Quốc rất được hoan nghênh ở châu Phi. Do nhìn nhận Trung Quốc như một nước đang phát triển, cùng với những thành công mà nước này đạt được, các quốc gia này cảm thấy dễ dàng hơn khi tiếp cận với công nghệ và kinh nghiệm quản lý rất phù hợp với các nước đang phát triển của Bắc Kinh và mong muốn học hỏi từ những thành công ấy nhằm đem lại cho mình những kết quả tương tự như những gì Trung Quốc gặt hái được trong mấy thập niên gần đây.

Trong khi Trung Quốc đang thiếu nguồn năng lượng, nguyên liệu và đất đai cho phát triển kinh tế thì Châu Phi là đối tác hoàn toàn có khả năng bù đắp cho những thiếu hụt này của Trung Quốc. Do đó, sự tiếp nhận ảnh hưởng của Trung Quốc ở nhiều nước châu Phi có vẻ dễ dàng hơn do có sự nhận thức về hợp tác cùng có lợi trong quan hệ Trung Quốc

– châu Phi. Dưới con mắt của các quốc gia châu Phi, Trung Quốc không phải là nước duy nhất được lợi khi tham gia vào cuộc chơi này. Trong khi Mỹ và phương Tây chỉ nhìn vào nguồn tài nguyên của lục địa đen thì Trung Quốc lại mang đến mảnh đất nghèo khó này một bộ mặt mới về hạ tầng, những khoản thu từ lợi nhuận bán khoáng sản, và quan trọng nhất là một viễn cảnh tươi sáng như những gì Trung Quốc đang có hiện nay.

Lợi thế cạnh tranh của Trung Quốc còn đến từ vị trí Ủy viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc. Không phải vô cớ khi Trung Quốc cố công giành lại ghế Ủy viên thường trực từ tay của Đài Loan bởi lẽ Liên Hợp Quốc cho đến nay vẫn là tổ chức quốc tế lớn nhất, có vai trò và uy tín nhất trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế. Hơn nữa, không giống như các thành viên khác của Hội đồng bảo an, các nước thường trực có đặc quyền hơn rất nhiều khi được phép phủ quyết các dự luật được đưa ra.

Lợi thế này đã được Trung Quốc sử dụng trong quan hệ với một số nước bị phương Tây lên án là độc tài, phi dân chủ ở châu Phi. Vị trí của Trung Quốc tại Hội đồng bảo an đồng nghĩa với việc Sudan có thể chống lại lệnh trừng phạt nghiêm khắc của phương Tây. Khi Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc thông qua Nghị quyết 1556 yêu cầu chính phủ Sudan giải giáp vũ khí lực lượng Janjaweed và xét xử thủ lĩnh của lực lượng này – những người đã kích động và thực hiện hành vi vi phạm nhân quyền và đe dọa sẽ xem xét các lệnh cấm vận khác nữa nếu chính phủ không tuân theo, Trung Quốc, với tư cách ủy viên thường trực đã đe dọa sẽ sử dụng quyền phủ quyết của mình và thúc giục phương Tây hạ nhiệt ... Trung Quốc ủng hộ về tài chính và quân sự cho Sudan mặc dù nhận thấy sự lan rộng của việc bài trừ sắc tộc diễn ra ở Dafur. Tổ chức bảo vệ nhân quyền

(HRW) đã sử dụng lý do này để kết tội Trung Quốc hợp tác với các hành động diệt chủng ở Dafur kể từ năm 2003 [28].

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế Trung Quốc - Châu Phi từ sau chiến tranh lạnh đến năm 2010 (Trang 43)