Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Quản lý các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên Cao Lộc, Lạng Sơn trong bối cảnh hiện nay (Trang 41)

Đây là các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đấn chất lượng đào tạo, bồi dưỡng. Các yếu tố này do hệ thống quản lý chất lượng của cơ sở quyết định và bao gồm:

1.5.2.1. Nhóm các yếu tố về điều kiện đảm bảo

Nhóm các yếu tố về điều kiện đảm bảo ảnh hưởng tới chất lượng các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng gồm:

- Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý: Trong bối cảnh mọi mặt của đời sống xã hội đang thay đổi từng ngày từng giờ như hiện nay, đội ngũ cán bộ, GV phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống lành mạnh; có tư duy đổi mới, sáng tạo, có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa; có tinh thần đoàn kết hợp tác, có ý thức tổ chức kỷ luật cao và phong cách làm việc khoa học, tôn trọng tập thể, gắn bó với nhân dân, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

- Chất lượng tuyển sinh đầu vào: Được coi là yếu tố quyết định đối với mọi diễn tiến của quá trình đào tạo, bồi dưỡng.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo, bồi dưỡng: Với một đơn vị thực hiện đa chức năng như trung tâm GDTX, yếu tố trang thiết bị, phương tiện dạy học và cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng phụ thuộc phần lớn vào sự phù hợp của trang thiết bị dạy học, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, bồi dưỡng.

- Nguồn tài chính: Đây là điều kiện để đảm bảo cho mọi hoạt động của quá trình đào tạo, bồi dưỡng được vận hành đúng kế hoạch.

- Gắn đào tạo, bồi dưỡng với sử dụng và khuyến khích người học tham gia các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng.

- Các nhân tố trên được gắn kết bởi nhân tố quản lý.

1.5.2.2. Nhóm các yếu tố về quá trình đào tạo, bồi dưỡng

- Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng có phù hợp với mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng đã được thiết kế phù hợp với nhu cầu thị trường, yêu cầu của người học hay không?

- Phương pháp đào tạo có được đổi mới, có phát huy được tính tích cực, chủ động của người học, có phát huy được cao nhất khả năng học tập của mỗi cá nhân không?

- Hình thức tổ chức học tập có linh hoạt, thuận lợi, tiết kiệm chi phí cho người học không, có đáp ứng được yêu cầu đa dạng của người học không?

- Môi trường học tập trong nhà trường có an toàn, có bị các tệ nạn xã hội thâm nhập không? Các dịch vụ phục vụ cho sinh hoạt, học tập của người học có thuận lợi không?

- Môi trường văn hóa của nhà trường có tốt không? Người học có dễ dàng có được các thông tin về kết quả học tập, lịch học, kế hoạch học và các hoạt động của nhà trường hay không?

Tiểu kết chƣơng 1

GDTX tồn tại và đồng hành như một nhu cầu tất yếu, khách quan cùng với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Sự phát triển của GDTX đang trở thành một xu hướng trong sự phát triển của giáo dục hiện đại. GDTX mở ra cơ hội cho mọi người được học tập, học thường xuyên, học suốt đời từ đó hình thành một xã hội học tập.

Sự phát triển của GDTX ở nước ta hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của cuộc sống. Nhiều vấn đề lý luận chưa được nghiên cứu một cách hệ thống, thực tiễn tổ chức quá trình đào tạo, bồi dưỡng còn nhiều bất cập về các phương diện như: nội dung chương trình chưa thiết thực, phương pháp đào tạo chưa thực sự phù hợp với đặc điểm của người học, quy trình tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chưa chặt chẽ, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn... Bên cạnh đó có những yếu tố xã hội làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng.

Việc tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng sẽ là một hướng đi mở và đúng với nhiệm vụ của các trung tâm GDTX. Điều này sẽ góp phần phục vụ thiết thực cho việc mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm kiếm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội cho mọi người dân địa phương.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC

THƢỜNG XUYÊN CAO LỘC, LẠNG SƠN

Một phần của tài liệu Quản lý các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên Cao Lộc, Lạng Sơn trong bối cảnh hiện nay (Trang 41)