Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Quản lý các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên Cao Lộc, Lạng Sơn trong bối cảnh hiện nay (Trang 39)

1.5.1.1. Các nhân tố KT - XH

Giáo dục là một loại hình hoạt động cơ bản của đời sống xã hội ở mỗi quốc gia nói riêng và trên thế giới nói chung. Các loại hình giáo dục từ buổi còn sơ khai với những người hay nhóm người làm giáo dục và những cơ sở chuyên làm công tác giáo dục cho đến khi hình thành một hệ thống nhà trường đa dạng ở các quốc gia đều luôn luôn có mối quan hệ tác động qua lại với các điều kiện, bối cảnh, trình độ phát triển về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, KHCN...của các quốc gia nói riêng và trên toàn thế giới nói chung. Phù hợp với nhu cầu và trình độ phát triển KT - XH trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể, hệ thống nhà trường cũng luôn vận động và phát triển cả về cơ cấu hệ thống, loại hình trường, lớp, quy mô đào tạo ở các bậc học, ngành đào tạo.

Hệ thống giáo dục nói chung và nhà trường nói riêng được hình thành và phát triển trước hết xuất phát từ trình độ và nhu cầu phát triển KT – XH

của các quốc gia. Thông qua quá trình tổ chức giáo dục có hệ thống những thế hệ kế tiếp nhau bằng nhiều hình thức, nhiều loại hình trường, hệ thống giáo dục góp phần mở mang dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài đáp ứng nhu cầu phát triển KT – XH của các quốc gia. Một mặt, trình độ và nhu cầu phát triển KT – XH tạo điều kiện, nguồn lực cho việc hình thành và phát triển hệ thống giáo dục, mặt khác trình độ phát triển KT – XH là nhân tố thúc đẩy sự hình thành và phát triển của các loại hình trường, lớp trong hệ thống giáo dục trong đó có các trung tâm GDTX.

Trong quá trình phát triển của các nước, hệ thống giáo dục chịu sự tác động qua lại của quá trình giao lưu hợp tác khoa học, văn hóa, giáo dục, kinh tế, phát triển nhân lực giữa các quốc gia trong từng khu vực và trên phạm vi toàn thế giới, đặc biệt là quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra sôi động như hiện nay.

Truyền thống văn hóa Thể chế Nhà nước

Tiến bộ KHCN Hợp tác và giao lưu quốc tế. Toàn cầu hóa

Trình độ phát triển KT-XH

Sơ đồ: 1.4. Các nhân tố tác động đến hệ thống nhà trường

Có thể nói sự phát triển của hệ thống nhà trường nói chung và các trung tâm GDTX nói riêng vừa là sản phẩm của quá trình phát triển chính trị, KT – XH, văn hóa của đất nước trong mối quan hệ giao lưu hợp tác quốc tế, vừa là nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy và phát triển đời sống xã hội và trình độ phát triển KT – XH của quốc gia.

1.5.1.2. Cơ chế, chính sách của Nhà nước

Cơ chế, chính sách của Nhà nước ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của trung tâm GDTX cả về quy mô, cơ cấu và chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cụ thể như sau:

- Khuyến khích hoặc kìm hãm cạnh tranh nâng cao chất lượng. Có tạo ra môi trường bình đẳng cho các trung tâm cùng phát triển nâng cao chất lượng hay không.

- Khuyến khích hoặc kìm hãm huy động các nguồn lực để cải tiến, nâng cao chất lượng.

- Khuyến khích hoặc hạn chế các đơn vị mở rộng liên kết đào tạo, bồi dưỡng và hợp tác với các cơ sở có cùng chức năng.

- Các chính sách về đầu tư, về tài chính đối với các trung tâm GDTX. - Có hoặc không có các chuẩn về chất lượng đào tạo, hệ thống đánh giá, kiểm định chất lượng và quy định về chất lượng đào tạo.

- Các chính sách về việc làm, lao động và tiền lương của lao động sau khi tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng; chính sách đối với giáo viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng.

- Các quy định trách nhiệm giữa các nhà trường với các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động, quan hệ giữa nhà trường với các doanh nghiệp, đơn vị.

Như vậy có thể thấy, cơ chế, chính sách của Nhà nước tác động đến tất cả các khâu từ đầu vào đến quá trình đào tạo, bồi dưỡng và đầu ra của nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lý các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên Cao Lộc, Lạng Sơn trong bối cảnh hiện nay (Trang 39)