Thử nghiệm và đánh giá

Một phần của tài liệu Quản lý các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên Cao Lộc, Lạng Sơn trong bối cảnh hiện nay (Trang 38)

Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhìn chung cần được tổ chức thử nghiệm và đánh giá tính hợp lí và khả thi của nó. Việc đánh giá cần được thực hiện trên cơ sở kết quả thử nghiệm và lấy ý kiến rộng rãi các nhà khoa học, chuyên gia giáo dục, đội ngũ cán bộ quản lý, GV và học sinh, các tầng lớp xã hội khác như phụ huynh học sinh, người sử dụng lao động (đối với các chương trình đào tạo nhân lực).

Theo A.C.Orstein và F.D Hunkin (1998) thì “Đánh giá chương trình đào tạo là một quá trình thu thập các dữ liệu để có thể quyết định, chấp nhận hay sửa đổi hoặc loại bỏ một chương trình nào đó”. Việc đánh giá nhằm phát hiện xem chương trình đào tạo, bồi dưỡng được thiết kế, phát triển và thực hiện có tạo ra hay không những sản phẩm, kết quả mong muốn. Đánh giá giúp xác định các điểm mạnh, điểm yếu hoặc những hạn chế của chương trình [12].

Theo Wiles và Bondi (2002), đánh giá chương trình đào tạo cần tập trung vào các điểm sau:

- Mục đích mà chương trình lên kế hoạch. Một chương trình tốt phải thể hiện đầy đủ các mục tiêu của nhà trường.

- Một chương trình được xem là đạt yêu cầu khi đảm bảo tính liên tục của quá trình học tập. Người học phải đạt được các kiến thức, kĩ năng cần thiết như mong muốn khi tham dự một chương trình đào tạo cụ thể. Kết quả chủ yếu dựa trên cơ sở những thành tích người học có được sau khóa học và khả năng vận dụng những kiến thức, kĩ năng đó trong thực iễn mà không phải bằng cấp hay chứng chỉ.

- Chương trình đào tạo phải có định hướng, các mối quan hệ và trọng tâm rõ ràng để người học theo đuổi và tập trung các nỗ lực, cố gắng.

- Một chương trình được xem là tốt nếu có cả quá trình đánh giá gắn liền với quá tình thực hiện chương trình để thường xuyên xem xét và cập nhật.

1.5. Những yếu tố tác động đến quản lý các hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng

1.5.1. Các yếu tố khách quan

1.5.1.1. Các nhân tố KT - XH

Giáo dục là một loại hình hoạt động cơ bản của đời sống xã hội ở mỗi quốc gia nói riêng và trên thế giới nói chung. Các loại hình giáo dục từ buổi còn sơ khai với những người hay nhóm người làm giáo dục và những cơ sở chuyên làm công tác giáo dục cho đến khi hình thành một hệ thống nhà trường đa dạng ở các quốc gia đều luôn luôn có mối quan hệ tác động qua lại với các điều kiện, bối cảnh, trình độ phát triển về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, KHCN...của các quốc gia nói riêng và trên toàn thế giới nói chung. Phù hợp với nhu cầu và trình độ phát triển KT - XH trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể, hệ thống nhà trường cũng luôn vận động và phát triển cả về cơ cấu hệ thống, loại hình trường, lớp, quy mô đào tạo ở các bậc học, ngành đào tạo.

Hệ thống giáo dục nói chung và nhà trường nói riêng được hình thành và phát triển trước hết xuất phát từ trình độ và nhu cầu phát triển KT – XH

của các quốc gia. Thông qua quá trình tổ chức giáo dục có hệ thống những thế hệ kế tiếp nhau bằng nhiều hình thức, nhiều loại hình trường, hệ thống giáo dục góp phần mở mang dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài đáp ứng nhu cầu phát triển KT – XH của các quốc gia. Một mặt, trình độ và nhu cầu phát triển KT – XH tạo điều kiện, nguồn lực cho việc hình thành và phát triển hệ thống giáo dục, mặt khác trình độ phát triển KT – XH là nhân tố thúc đẩy sự hình thành và phát triển của các loại hình trường, lớp trong hệ thống giáo dục trong đó có các trung tâm GDTX.

Trong quá trình phát triển của các nước, hệ thống giáo dục chịu sự tác động qua lại của quá trình giao lưu hợp tác khoa học, văn hóa, giáo dục, kinh tế, phát triển nhân lực giữa các quốc gia trong từng khu vực và trên phạm vi toàn thế giới, đặc biệt là quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra sôi động như hiện nay.

Truyền thống văn hóa Thể chế Nhà nước

Tiến bộ KHCN Hợp tác và giao lưu quốc tế. Toàn cầu hóa

Trình độ phát triển KT-XH

Sơ đồ: 1.4. Các nhân tố tác động đến hệ thống nhà trường

Có thể nói sự phát triển của hệ thống nhà trường nói chung và các trung tâm GDTX nói riêng vừa là sản phẩm của quá trình phát triển chính trị, KT – XH, văn hóa của đất nước trong mối quan hệ giao lưu hợp tác quốc tế, vừa là nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy và phát triển đời sống xã hội và trình độ phát triển KT – XH của quốc gia.

1.5.1.2. Cơ chế, chính sách của Nhà nước

Cơ chế, chính sách của Nhà nước ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của trung tâm GDTX cả về quy mô, cơ cấu và chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cụ thể như sau:

- Khuyến khích hoặc kìm hãm cạnh tranh nâng cao chất lượng. Có tạo ra môi trường bình đẳng cho các trung tâm cùng phát triển nâng cao chất lượng hay không.

- Khuyến khích hoặc kìm hãm huy động các nguồn lực để cải tiến, nâng cao chất lượng.

- Khuyến khích hoặc hạn chế các đơn vị mở rộng liên kết đào tạo, bồi dưỡng và hợp tác với các cơ sở có cùng chức năng.

- Các chính sách về đầu tư, về tài chính đối với các trung tâm GDTX. - Có hoặc không có các chuẩn về chất lượng đào tạo, hệ thống đánh giá, kiểm định chất lượng và quy định về chất lượng đào tạo.

- Các chính sách về việc làm, lao động và tiền lương của lao động sau khi tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng; chính sách đối với giáo viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng.

- Các quy định trách nhiệm giữa các nhà trường với các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động, quan hệ giữa nhà trường với các doanh nghiệp, đơn vị.

Như vậy có thể thấy, cơ chế, chính sách của Nhà nước tác động đến tất cả các khâu từ đầu vào đến quá trình đào tạo, bồi dưỡng và đầu ra của nhà trường.

1.5.2. Các yếu tố chủ quan

Đây là các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đấn chất lượng đào tạo, bồi dưỡng. Các yếu tố này do hệ thống quản lý chất lượng của cơ sở quyết định và bao gồm:

1.5.2.1. Nhóm các yếu tố về điều kiện đảm bảo

Nhóm các yếu tố về điều kiện đảm bảo ảnh hưởng tới chất lượng các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng gồm:

- Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý: Trong bối cảnh mọi mặt của đời sống xã hội đang thay đổi từng ngày từng giờ như hiện nay, đội ngũ cán bộ, GV phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống lành mạnh; có tư duy đổi mới, sáng tạo, có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa; có tinh thần đoàn kết hợp tác, có ý thức tổ chức kỷ luật cao và phong cách làm việc khoa học, tôn trọng tập thể, gắn bó với nhân dân, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

- Chất lượng tuyển sinh đầu vào: Được coi là yếu tố quyết định đối với mọi diễn tiến của quá trình đào tạo, bồi dưỡng.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo, bồi dưỡng: Với một đơn vị thực hiện đa chức năng như trung tâm GDTX, yếu tố trang thiết bị, phương tiện dạy học và cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng phụ thuộc phần lớn vào sự phù hợp của trang thiết bị dạy học, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, bồi dưỡng.

- Nguồn tài chính: Đây là điều kiện để đảm bảo cho mọi hoạt động của quá trình đào tạo, bồi dưỡng được vận hành đúng kế hoạch.

- Gắn đào tạo, bồi dưỡng với sử dụng và khuyến khích người học tham gia các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng.

- Các nhân tố trên được gắn kết bởi nhân tố quản lý.

1.5.2.2. Nhóm các yếu tố về quá trình đào tạo, bồi dưỡng

- Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng có phù hợp với mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng đã được thiết kế phù hợp với nhu cầu thị trường, yêu cầu của người học hay không?

- Phương pháp đào tạo có được đổi mới, có phát huy được tính tích cực, chủ động của người học, có phát huy được cao nhất khả năng học tập của mỗi cá nhân không?

- Hình thức tổ chức học tập có linh hoạt, thuận lợi, tiết kiệm chi phí cho người học không, có đáp ứng được yêu cầu đa dạng của người học không?

- Môi trường học tập trong nhà trường có an toàn, có bị các tệ nạn xã hội thâm nhập không? Các dịch vụ phục vụ cho sinh hoạt, học tập của người học có thuận lợi không?

- Môi trường văn hóa của nhà trường có tốt không? Người học có dễ dàng có được các thông tin về kết quả học tập, lịch học, kế hoạch học và các hoạt động của nhà trường hay không?

Tiểu kết chƣơng 1

GDTX tồn tại và đồng hành như một nhu cầu tất yếu, khách quan cùng với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Sự phát triển của GDTX đang trở thành một xu hướng trong sự phát triển của giáo dục hiện đại. GDTX mở ra cơ hội cho mọi người được học tập, học thường xuyên, học suốt đời từ đó hình thành một xã hội học tập.

Sự phát triển của GDTX ở nước ta hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của cuộc sống. Nhiều vấn đề lý luận chưa được nghiên cứu một cách hệ thống, thực tiễn tổ chức quá trình đào tạo, bồi dưỡng còn nhiều bất cập về các phương diện như: nội dung chương trình chưa thiết thực, phương pháp đào tạo chưa thực sự phù hợp với đặc điểm của người học, quy trình tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chưa chặt chẽ, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn... Bên cạnh đó có những yếu tố xã hội làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng.

Việc tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng sẽ là một hướng đi mở và đúng với nhiệm vụ của các trung tâm GDTX. Điều này sẽ góp phần phục vụ thiết thực cho việc mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm kiếm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội cho mọi người dân địa phương.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC

THƢỜNG XUYÊN CAO LỘC, LẠNG SƠN

2.1. Khái quát chung về tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục - đào tạo của huyện Cao Lộc của huyện Cao Lộc

2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội

Cao Lộc là huyện miền núi biên giới phía Đông Bắc của tỉnh Lạng Sơn. Tổng diện tích tự nhiên 637,5 km². Dân số 74.943 người, phân bố ở 206 thôn, bản, khối phố, gồm 17.089 hộ, trong đó có 11.767 hộ sản xuất nông, lâm nghiệp. Huyện có đường biên giới với Trung Quốc, có hai cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị và Ga quốc tế Đồng Đăng, có các cặp chợ biên giới và các trục giao thông đường bộ, đường sắt liên kết với các huyện, thành phố Lạng Sơn, Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Đây là địa bàn có nhiều thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán; đầu tư phát triển nông, lâm, nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn để thúc đẩy kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh phát triển toàn diện.

Trong những năm vừa qua tình hình kinh tế - xã hội của huyện Cao Lộc đã có nhiều khởi sắc, thu được những kết quả quan trọng, các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá đạt 10,29%: sản xuất nông, lâm nghiệp cơ bản đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch; giá trị sản xuất công nghiệp không ngừng tăng; hàng hóa, dịch vụ đa dạng, phong phú được cung ứng đầy đủ, kịp thời đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn ước đạt 1,530 triệu USD; trên địa bàn huyện có 117 doanh nghiệp và hợp tác xã; lĩnh vực đầu tư xây dựng được quan tâm, tiến độ triển khai các dự án khẩn trương, nhiều công trình, dự án trọng điểm của tỉnh được thi công. Cơ cấu kinh tế

chuyển dịch theo hướng tích cực trong đó nông - lâm nghiệp và thủy sản chiếm 22,82%, công nghiệp - xây dựng chiếm 24,22%, thương mại - dịch vụ chiếm 52,96%. Kết cấu hạ tầng nông thôn được chú trọng đầu tư và nâng cấp như mạng lưới giao thông, các công trình thủy lợi, nước sinh hoạt, 100% số xã trên địa bàn huyện có điện lưới quốc gia. Tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội ổn định. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân đang được từng bước cải thiện: thu nhập bình quân đầu người năm 2012 là 26 triệu đồng, cao gấp hơn hai lần năm 2010, tuy nhiên tỉ lệ hộ nghèo vẫn còn chiếm 18,10%; công tác giải quyết, tạo việc làm đượcchú trọng bằng nhiều biện pháp, hàng năm giải quyết việc làm cho gần một nghìn lao động tại các xã, đạt 100% kế hoạch; các chính sách xã hội, chính sách người có công tiếp tục được quan tâm thường xuyên; các chương trình đầu tư, hỗ trợ cho đối tượng nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai thực hiện đầy đủ, đảm bảo đúng mục tiêu và kế hoạch.

2.1.2. Tình hình giáo dục - đào tạo

Ngành giáo dục huyện tiếp tục thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua lớn trong các nhà trường, số lượng cũng như chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên. Đội ngũ GV được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa nhiều hơn.

Toàn huyện có 67 trường học các cấp và 166 điểm trường, trong đó có một trung tâm GDTX. Có 21 trung tâm học tập cộng đồng tại các xã. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, đồ dùng học tập được quan tâm đầu tư, trang bị, cơ bản đáp ứng nhu cầu tối thiểu phục vụ dạy và học. Hiên tại, toàn huyện có 6/67 trường ở khu vực nông thôn đạt chuẩn quốc gia.

Các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ sở được quan tâm, bao gồm các lớp cao cấp lý luận, các lớp trung cấp chuyên môn, sơ cấp tin học, ngoại ngữ, các lớp tiếng dân tộc, bồi dưỡng về quản lý nhà nước v.v...

Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn cũng đã tạo ra diện mạo mới cho người lao động. Từ năm 2008 đến năm 2012 đã có 1643 lao động được dạy nghề bao gồm các lớp dạy nghề ngắn hạn, phổ cập tin học, sửa chữa xe máy, cơ khí; đào tạo nghề dài hạn các nghề điện tử dân dụng, cắt gọt kim loại, kĩ thuật chăn nuôi, trồng trọt cho con em các dân tộc tại các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và các trung tâm nghiệp vụ trong tỉnh.

Như vậy những khái quát ở trên đã cho thấy bức tranh tổng thể về kinh tế - xã hội, giáo dục - đào tạo của huyện Cao Lộc. Hòa cùng sự phát triển đi lên chung của toàn xã hội, Cao Lộc cũng đã gặt hái được các thành quả khá toàn diện trên mọi mặt. Song với tiềm năng của một huyện biên giới có nhiều ưu ái về điều kiện tự nhiên, nếu phát huy, mở rộng được các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ CBCC và người dân trên toàn địa bạn huyện thì cơ hội phát triển nhanh, mạnh và bền vững của huyện sẽ không khó để hiện thực hóa.

Một phần của tài liệu Quản lý các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên Cao Lộc, Lạng Sơn trong bối cảnh hiện nay (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)