Yêu cầu về chương trình, nội dung, phương pháp GDTX được quy định tại Điều 45, Luật Giáo dục như sau:
1. Nội dung GDTX được thể hiện trong các chương trình sau đây: a) Chương trình xóa mù chữ và giáo dục sau khi biết chữ;
b) Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học; cập nhật kiến thức,kĩ năng, chuyển giao công nghệ;
c) Chương trình đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ;
d) Chương trình giáo dục để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.
2. Các hình thức thực hiện chương trình GDTX để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
a) Vừa làm vừa học; b) Học từ xa;
c) Tự học có hướng dẫn.
3. Nội dung giáo dục của các chương trình quy định tại diểm a, b, c khoản 1 Điều này phải đảm bảo tính thiết thực, giúp người học nâng cao khả năng lao động, sản xuất, công tác và chất lượng cuộc sống.
4. Phương pháp GDTX phải phát huy vai trò chủ động, khai thác kinh nghiệm của người học, coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, sử dụng phương tiện hiện đại và công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học.
1.4. Quản lý các hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng
1.4.1. Phân tích bối cảnh và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng
Chương trình đào tạo, bồi dưỡng cần được xây dựng phù hợp với trình độ phát triển kinh tế-xã hội, KHCN, truyền thống văn hóa...của địa phương, nhưng yêu cầu và xu hướng phát triển của thời đại, đồng thời phải thể hiện sự tiếp tục, kế thừa và phát triển các chương trình giáo dục đã có (giáo dục là một quá trính có sự tiếp nối lịch sử trong từng giai đoạn phát triển). Do đó, cần phân tích bối cảnh và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng làm cơ sở để xây dựng mục tiêu và thiết kế cấu trúc, nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng. Theo Jon Wiles và Joseph Bondi, có 5 nhân tố sau tác động mạnh đến chương trình đào tạo [12]:
- Những tác động xã hội; - Xử lý kiến thức;
- Sự tăng trưởng và phát triển của con người; - Học như là một quá trình;
- Công nghệ mới.
1.4.2. Xác định hệ mục tiêu đào tạo
Điều 44, Luật Giáo dục ghi mục tiêu giáo dục của GDTX: “GDTX giúp mọi người vừa làm vừa học, học liên tục, học suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội”.
Mục tiêu này có thể được cụ thể hóa theo các tiêu chí sau: - Phẩm chất về đạo đức, xã hội;
- Các chỉ số về sức khỏe, tâm lý, sinh học v.v...; - Trình độ kiến thức, kĩ năng;
- Năng lực học tập, sống và thích nghi; - Tiềm năng phát triển của cá nhân.
Mục tiêu giáo dục không chỉ dừng ở việc trang bị hệ thống kiến thức đơn thuần, hình thành kỹ năng hành nghề mà còn cần phát triển các phẩm chất trí tuệ và năng lực tư duy cũng như sự hình thành và phát triển thái độ, phẩm chất, ý thức nghề nghiệp của người học trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng.
B.S.Bloom (1948) đã đề xuất một hệ thống phân loại các mục tiêu của quá trình giáo dục. Các lĩnh vực của hoạt động giáo dục là lĩnh vực về nhận thức, lĩnh vực về tâm vận động và lĩnh vực về cảm xúc, thái độ:
- Lĩnh vực nhận thức thể hiện ở khả năng suy nghĩ, lập luận. Nó bao gồm việc thu thập các sự kiện, giải thích, lập luận theo kiển diễn dịch và quy nạp với sự đánh giá có phê phán.
- Lĩnh vực tâm vận động liên quan đến những kĩ năng đòi hỏi sự khéo léo về chân tay, sự phối hợp các cơ bắp từ đơn giản đến phức tạp.
- Lĩnh vực cảm xúc liên quan đến những đáp ứng về mạt thái độ, tình cảm, bao hàm cả những mối quan hệ yêu ghét, thái độ nhiệt tình, thờ ơ cũng như sự cam kết với một nguên tắc và sự tiếp thu các lý tưởng, giá trị.
Các lĩnh vực nêu trên không hoàn toàn tách biệt hoặc loại trừ lẫn nhau. Phần lớn việc phát triển tâm lý và quá trình nhận thức, quá trình học tập đều bao hàm cả ba lĩnh vực nói trên.
1.4.3. Xây dựng cấu trúc chương trình
Tùy thuộc vào loại chương trình mà cấu trúc chương trình đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện theo các môn học, phần học hoặc mô-đun với quỹ thời gian và quy trình xác định toàn khóa, nên cần lập kế hoạch dạy học trong đó xác định rõ các môn học, phần học hoặc các hoạt động trong khuôn khổ của
chương trình, trình tự các môn học và phân phối thời gian chi tiết cho từng giai đoạn
Theo Jon Wiles và Joseph Bondi, trong chương trình đào tạo có các mô hình tổ chức tri thức sau [12]:
- Mô hình kiểu nhà khối: Theo cách thiết kế này, các bộ phận kiến thức và kĩ năng được sắp xếp theo kiển hình kim tự tháp. Người học được dạy theo những tài liệu (môn học) với kiến thức từ đơn giản đến phức tạp và chuyên môn hơn. Quá trình tổ chức dạy học theo chương trình được tổ chức chặt chẽ, lôgic theo một trình tự đã được vạch sẵn để đảm bảo đạt được mục tiêu cuối cùng.
- Mô hình kiểu phân nhánh: Cách thiết kế này thực chất là một dạng của thiết kế kiểu nhà khối, nhưng trong đó có sự kết hợp chặt chẽ các lựa chọn có hạn chế trong kiến thức để người học có điều kiện đi sâu một lĩnh vực nào đó cần thiết (các kiến thức chuyên ngành, các kĩ năng chuyên biệt). Kiểu phân nhánh mang tính chất đa mục tiêu nên cho phép sự lựa chọn theo nhu cầu của người học và nâng cao tính linh hoạt trong tổ chức thực hiện chương trình.
- Mô hình kiểu xoắn ốc: Theo kiểu thiết kế này, các kiến thức được liên tục tái hiện và kiểm tra ở các mức độ ngày càng cao hơn, phức tạp hơn. Tuy cũng đã có một độ linh hoạt nhất định khi lựa chọn kiến thức kết nối và nâng cao, song vẫn phần nào phụ thuộc vào các kiến thức đã dạy, đã học và mức độ kiến thức kế tiếp.
- Mô hình định hướng theo nhiệm vụ hay kĩ năng cụ thể: Theo kiểu này, việc tổ chức tri thức được định hướng theo các nhiệm vụ hay hình thành cụ thể. Do tính đa dạng của nhiệm vụ và kĩ năng trong thực tế nên các mô-đun được thiết kế rất linh hoạt và đa dạng, có tính độc lập khá cao tạo khả năng lựa chọn và tổ hợp linh hoạt nhiều loại, kiểu chương trình theo nhu cầu, điều kiện và thời gian của người học.
- Mô hình quá trình học tập: Đây là kiểu thiết kế tổ chức tri thức rất linh hoạt theo quá trình và mô hình dạy học cụ thể ở các loại hình trường, khóa đào tạo cụ thể. Việc lựa chọn và sắp xếp hệ thống tri thức, kĩ năng phụ thuộc vào các giai đoạn của quá trình và cách thức tổ chức học tập cụ thể.
1.4.4. Xác định nội dung đào tạo, bồi dưỡng
Nội dung đào tạo, bồi dưỡng là một thành phần cơ bản của chương trình đào tạo, bồi dưỡng, bao gồm hệ thống các kiến thức, kĩ năng và các chuẩn mực về thái độ, đạo đức được phản ánh trong các môn học, phần học và các hoạt động giáo dục tương ứng với các cấp, bậc học và loại hình đào tạo, bồi dưỡng.
Trong quá trình thiết kế, phát triển chương trình đào tạo, vấn đề chọn lọc, tổ chức hệ thống tri thức và kĩ năng phù hợp với mục tiêu đào tạo của từng cấp và ngành đào tạo có vai trò và ý nghĩa quan trọng.
Một là, bảo đảm tính khoa học, chính xác của nội dung các kiến thức, kĩ năng
Về kĩ năng: cần xác định rõ, cụ thể hệ thống kĩ năng được hình thành trong phạm vi bài giảng và mức độ đạt được của chúng kể cả kĩ năng tư duy và kĩ năng thực hành, bảo đảm tính chuẩn mực, chính xác của hệ thống các kĩ năng chuyên môn.
Về thái độ: Cần làm rõ các yêu cầu, nội dung các chuẩn mực giá trị thái độ cần hình thành, củng cố và hoàn thiện trong quá trình đào tạo nói chung và ở phạm vi bài học nói riêng.
Hai là, xác định rõ nội dung chính (lõi), các hoạt động và trình tự sắp xếp chúng trong kế hoạch thực hiện bài giảng. Dự tính thời gian thực hiện các nội dung hoặc các hoạt động phù hợp và lựa chọn các hình thức tổ chức, phương pháp dạy và học cùng các phương tiện dạy học tương ứng, phù hợp với các nội dung dạy học và các hoạt động. Bảo đảm tính đồng bộ, phù hợp giữa nội dung – thời gian - phương pháp dạy - học, hình thức tổ chức và
phương tiện sử dụng trong toàn bộ quá trình thực hiện bài giảng nói chung và từng phần bài giảng nói riêng.
Nội dung chương trình đào tạo, bài giảng cần ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu ( cả về hệ thống tri thức lý thuyết cũng như kĩ năng thực hành), bảo đảm mối liên hệ và tính lôgic của các nội dung đào tạo, bồi dưỡng sát với thực tiễn sản xuất-dịch vụ. Đa dạng hóa các nguồn thông tin về nội dung đào tạo.
1.4.5. Hướng dẫn thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng
Nêu các yêu cầu về đối tượng, phạm vi thực hiện, các điều kiện tổ chức triển khai thực hiện, phương pháp dạy học, các nguồn lực bảo đảm về cơ sở vật chất, tài liệu dạy-học, phương tiện, đội ngũ GV... Đặc biệt, việc hướng dẫn thực hiện chương trình cần nêu rõ các yêu cầu về tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn bộ quá trình dạy-học và kết thúc quá trình dạy học.
1.4.6. Thử nghiệm và đánh giá
Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhìn chung cần được tổ chức thử nghiệm và đánh giá tính hợp lí và khả thi của nó. Việc đánh giá cần được thực hiện trên cơ sở kết quả thử nghiệm và lấy ý kiến rộng rãi các nhà khoa học, chuyên gia giáo dục, đội ngũ cán bộ quản lý, GV và học sinh, các tầng lớp xã hội khác như phụ huynh học sinh, người sử dụng lao động (đối với các chương trình đào tạo nhân lực).
Theo A.C.Orstein và F.D Hunkin (1998) thì “Đánh giá chương trình đào tạo là một quá trình thu thập các dữ liệu để có thể quyết định, chấp nhận hay sửa đổi hoặc loại bỏ một chương trình nào đó”. Việc đánh giá nhằm phát hiện xem chương trình đào tạo, bồi dưỡng được thiết kế, phát triển và thực hiện có tạo ra hay không những sản phẩm, kết quả mong muốn. Đánh giá giúp xác định các điểm mạnh, điểm yếu hoặc những hạn chế của chương trình [12].
Theo Wiles và Bondi (2002), đánh giá chương trình đào tạo cần tập trung vào các điểm sau:
- Mục đích mà chương trình lên kế hoạch. Một chương trình tốt phải thể hiện đầy đủ các mục tiêu của nhà trường.
- Một chương trình được xem là đạt yêu cầu khi đảm bảo tính liên tục của quá trình học tập. Người học phải đạt được các kiến thức, kĩ năng cần thiết như mong muốn khi tham dự một chương trình đào tạo cụ thể. Kết quả chủ yếu dựa trên cơ sở những thành tích người học có được sau khóa học và khả năng vận dụng những kiến thức, kĩ năng đó trong thực iễn mà không phải bằng cấp hay chứng chỉ.
- Chương trình đào tạo phải có định hướng, các mối quan hệ và trọng tâm rõ ràng để người học theo đuổi và tập trung các nỗ lực, cố gắng.
- Một chương trình được xem là tốt nếu có cả quá trình đánh giá gắn liền với quá tình thực hiện chương trình để thường xuyên xem xét và cập nhật.
1.5. Những yếu tố tác động đến quản lý các hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng
1.5.1. Các yếu tố khách quan
1.5.1.1. Các nhân tố KT - XH
Giáo dục là một loại hình hoạt động cơ bản của đời sống xã hội ở mỗi quốc gia nói riêng và trên thế giới nói chung. Các loại hình giáo dục từ buổi còn sơ khai với những người hay nhóm người làm giáo dục và những cơ sở chuyên làm công tác giáo dục cho đến khi hình thành một hệ thống nhà trường đa dạng ở các quốc gia đều luôn luôn có mối quan hệ tác động qua lại với các điều kiện, bối cảnh, trình độ phát triển về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, KHCN...của các quốc gia nói riêng và trên toàn thế giới nói chung. Phù hợp với nhu cầu và trình độ phát triển KT - XH trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể, hệ thống nhà trường cũng luôn vận động và phát triển cả về cơ cấu hệ thống, loại hình trường, lớp, quy mô đào tạo ở các bậc học, ngành đào tạo.
Hệ thống giáo dục nói chung và nhà trường nói riêng được hình thành và phát triển trước hết xuất phát từ trình độ và nhu cầu phát triển KT – XH
của các quốc gia. Thông qua quá trình tổ chức giáo dục có hệ thống những thế hệ kế tiếp nhau bằng nhiều hình thức, nhiều loại hình trường, hệ thống giáo dục góp phần mở mang dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài đáp ứng nhu cầu phát triển KT – XH của các quốc gia. Một mặt, trình độ và nhu cầu phát triển KT – XH tạo điều kiện, nguồn lực cho việc hình thành và phát triển hệ thống giáo dục, mặt khác trình độ phát triển KT – XH là nhân tố thúc đẩy sự hình thành và phát triển của các loại hình trường, lớp trong hệ thống giáo dục trong đó có các trung tâm GDTX.
Trong quá trình phát triển của các nước, hệ thống giáo dục chịu sự tác động qua lại của quá trình giao lưu hợp tác khoa học, văn hóa, giáo dục, kinh tế, phát triển nhân lực giữa các quốc gia trong từng khu vực và trên phạm vi toàn thế giới, đặc biệt là quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra sôi động như hiện nay.
Truyền thống văn hóa Thể chế Nhà nước
Tiến bộ KHCN Hợp tác và giao lưu quốc tế. Toàn cầu hóa
Trình độ phát triển KT-XH
Sơ đồ: 1.4. Các nhân tố tác động đến hệ thống nhà trường
Có thể nói sự phát triển của hệ thống nhà trường nói chung và các trung tâm GDTX nói riêng vừa là sản phẩm của quá trình phát triển chính trị, KT – XH, văn hóa của đất nước trong mối quan hệ giao lưu hợp tác quốc tế, vừa là nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy và phát triển đời sống xã hội và trình độ phát triển KT – XH của quốc gia.
1.5.1.2. Cơ chế, chính sách của Nhà nước
Cơ chế, chính sách của Nhà nước ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của trung tâm GDTX cả về quy mô, cơ cấu và chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cụ thể như sau:
- Khuyến khích hoặc kìm hãm cạnh tranh nâng cao chất lượng. Có tạo ra môi trường bình đẳng cho các trung tâm cùng phát triển nâng cao chất lượng hay không.
- Khuyến khích hoặc kìm hãm huy động các nguồn lực để cải tiến, nâng cao chất lượng.
- Khuyến khích hoặc hạn chế các đơn vị mở rộng liên kết đào tạo, bồi dưỡng và hợp tác với các cơ sở có cùng chức năng.
- Các chính sách về đầu tư, về tài chính đối với các trung tâm GDTX. - Có hoặc không có các chuẩn về chất lượng đào tạo, hệ thống đánh giá, kiểm định chất lượng và quy định về chất lượng đào tạo.
- Các chính sách về việc làm, lao động và tiền lương của lao động sau khi tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng; chính sách đối với giáo viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng.
- Các quy định trách nhiệm giữa các nhà trường với các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động, quan hệ giữa nhà trường với các doanh nghiệp, đơn vị.