Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho độ

Một phần của tài liệu Quản lý các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên Cao Lộc, Lạng Sơn trong bối cảnh hiện nay (Trang 83)

cán bộ, giáo viên của Trung tâm

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng ở mỗi nhà trường để đảm bảo đáp ứng những đòi hỏi đang đặt ra ngày càng cao đối với sự nghiệp giáo

dục. Với đặc thù đa dạng về chức năng, nhiệm vụ như trung tâm GDTX càng đòi hỏi cán bộ, giáo viên phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để có thể cùng một lúc thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau một cách có hiệu quả nhất. Đây cũng chính là cơ hội để cán bộ, giáo viên tìm kiếm thêm việc làm, nâng cao thu nhập và yên tâm gắn bó lâu dài với công tác ở trung tâm GDTX.

3.2.4.2. Nội dung của biện pháp

Xuất phát từ thực trạng còn không ít yếu kém, bất cập của đội ngũ cán bộ, giáo viên trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay đặt ra yêu cầu phải tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện. Chiến lược phát triển giáo dục 2011- 2020 cũng đã đề cập tới một trong những giải pháp cơ bản là đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt. Để làm tốt công việc này cần:

Sắp xếp, sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ, giáo viên hiện có. Chính việc sắp xếp, sử dụng hợp lý sẽ tạo điều kiện cho các cá nhân phát huy được thế mạnh, đồng thời cũng tìm ra những hạn chế, yếu kém để từ đó có kế hoạch đưa đi học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Trong sắp xếp cần quán triệt quan điểm đúng người, đúng việc, xuất phát từ yêu cầu đảm bảo chất lượng giáo dục, đáp ứng được những yêu cầu của xã hội và lợi ích học tập của người học.

Thực tế về đội ngũ hiện nay của trung tâm đã dần cho thấy một số bất cập. Trong khi số lượng giáo viên giảng dạy văn hóa đã được biên chế đủ thậm chí dôi dư ở một số môn thì số lượng các lớp BT THPT ngày một thu hẹp do đó trong một vài năm tới số giáo viên dôi dư tính theo định mức giảng dạy sẽ lớn hơn. Trước thực trạng này, trung tâm cần tính đến việc động viên, khuyến khích giáo viên tích cực học tập để chuyển đổi môn dạy nhất là sang dạy nghề để nhà trường có thể chủ động nguồn cán bộ giảng dạy lâu dài.

Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên kế cận trong đó cần quan tâm tới bồi dưỡng về tư tưởng, nhận thức chính trị nhất là lòng yêu nghề. Đồng thời trung tâm cũng cần có kế hoạch cử cán bộ, giáo viên đi học nâng chuẩn, khuyến khích học tin học, ngoại ngữ và đặc biệt là tự học, tự bồi dưỡng thường xuyên để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

3.2.4.3. Cách thức tiến hành

Nhận thức và hiểu rõ về vị trí công tác là điều kiện cần thiết để cán bộ, giáo viên tích cực, chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao bởi vậy cần tổ chức cho đội ngũ nghiên cứu và nắm rõ nội dung quyết định số 01/2007/QĐ- BGDĐT ngày 02/01/2007 của Bộ trưởng bộ GD&ĐT ban hành “Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm GDTX”, nhất là với những cán bộ, giáo viên mới về nhận công tác tại Trung tâm.

Tổ chức cho cán bộ, giáo viên đăng kí nội dung đề nghị được bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Hằng năm tổ chức rà soát, đánh giá năng lực, trình độ của cán bộ, giáo viên sau khi được bồi dưỡng, tự bồi dưỡng. Đối với những nội dung bồi dưỡng mà trung tâm có đủ điều kiện để bồi dưỡng thì có thể tự bố trí. Trong trường hợp không có khả năng tự tổ chức cần lên kế hoạch mời các giảng viên, báo cáo viên ở các đơn vị có kinh nghiệm, năng lực tiến hành bồi dưỡng cho đội ngũ.

Việc cử cán bộ, giáo viên đi học nâng cao trình độ được coi là nhiệm vụ xuyên suốt song để đảm bảo duy trì tốt các hoạt động của trung tâm cần bố trí luân phiên, cắt cử hợp lý. Cần đặc biệt quan tâm tới việc khuyến khích, động viên những giáo viên có điều kiện, giảng dạy những bộ môn gần gũi với dạy nghề như giáo viên vật lý, sinh học hoặc những giáo viên giảng dạy các bộ môn hiện đang thừa biên chế học chuyển đổi để có thể đảm nhận thêm việc dạy nghề hoặc chuyên sâu về các công tác khác. Về lâu dài trung tâm cũng cần quan tâm tới việc tuyển dụng hoặc đề nghị cấp trên bố trí giáo viên dạy nghề cho trung tâm để chủ động trong giảng dạy.

Đối với đội ngũ kế cận cũng cần mạnh dạn giao việc, bố trí người hướng dẫn để vừa chia sẻ bớt những gánh nặng trong công việc vừa tạo điều kiện cho họ được làm quen, được thử thách để không quá bỡ ngỡ khi được giao đảm nhận vị trí công tác nào đó.

Tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị chia sẻ những kinh nghiệm, thành công trong giảng dạy, học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tạo điều kiện cho đội ngũ được học hỏi lẫn nhau cũng như khích lệ họ không ngừng phấn đấu trong giảng dạy và công tác.

Tạo điều kiện về thời gian, hỗ trợ kinh phí cho cán bộ, giáo viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Ngoài ra cũng cần quan tâm tới công tác thi đua, khen thưởng đối với những cán bộ, giáo viên có nhiều cố gắng hoặc đạt thành tích tốt trong công tác tự học, tự bồi dưỡng.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện

Triển khai đầy đủ các văn bản, hướng dẫn của cấp trên về công tác thanh kiểm tra, đánh giá, xếp loại đội ngũ làm cơ sở để bố trí, sử dụng đội ngũ phù hợp hoặc chủ động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Kế hoạch bồi dưỡng, cử cán bộ, giáo viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phải được xây dựng ngay từ đầu năm học, phù hợp với điều kiện và bám sát nhiệm vụ của đơn vị.

Một phần của tài liệu Quản lý các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên Cao Lộc, Lạng Sơn trong bối cảnh hiện nay (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)