Các loại hình đào tạo, bồi dưỡng của Trung tâm GDTX Cao Lộc

Một phần của tài liệu Quản lý các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên Cao Lộc, Lạng Sơn trong bối cảnh hiện nay (Trang 48)

- Từ năm học 2008-2009 trở về trước:

Thời kì đầu khi mới đi vào hoạt động trung tâm chỉ có 02 lớp bổ túc văn hóa THPT cho đối tượng chính là cán bộ các phòng, ban của huyện Cao Lộc. Một vài năm sau khi thành lập số lượng học viên đến học tập tại trung tâm ngày càng đông đảo hơn. Họ không chỉ là cán bộ các cơ quan, ban ngành chưa qua bậc học THPT mà còn có người lao động, và học sinh trong độ tuổi trên và ngoài địa bàn huyện, song mục đích chính của họ là hoàn thiện bậc học THPT.

Trên cơ sở số lượng học viên hiện có, đồng thời để tạo điều kiện cho học viên vượt qua kì thi tốt nghiệp THPT được thuận lợi hơn, trung tâm đã động viên, khuyến khích học viên tự nguyện tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng cấp chứng chỉ tin học, tiếng Anh trình độ A và các lớp nghề phổ thông, nghề nông thôn như điện, lâm sinh theo giáo trình quy định của bộ GD&ĐT. Đây là những lớp đào tạo, bồi dưỡng mà trung tâm có đủ và có sẵn điều kiện về đội ngũ cũng như cơ sở vật chất đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu của việc dạy và học.

Như vậy bên cạnh các lớp bổ túc văn hóa THPT, trong giai đoạn từ năm học 2008-2009 trở về trước trung tâm cũng đã bước đầu hình thành và đưa vào hoạt động một số loại hình đào tạo, bồi dưỡng khác như tin học, ngoại ngữ và nghề. Tuy nhiên đối tượng người học chưa đa dạng, tất cả đều là học viên đang theo học bổ tức văn hóa ngay tại chính nhà trường và mục tiêu tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng đó của họ chỉ đơn thuần là có thêm điểm cộng cho kì thi tốt nghiệp THPT ở phía trước, trong khi điều kiện về đội ngũ và cơ sở vật chất phục vụ đều đủ để đáp ứng. Đồng thời trong giai đoạn này quy mô các lớp bổ túc THPT khá lớn do số lượng cán bộ các cơ quan, đơn vị chưa hoàn thiện bậc học THPT, và việc tuyển sinh vào các trường THPT trên địa bàn còn dôi dư nhiều trong khi số lượng CBGV lại thiếu nên việc giảng dạy chương trình bổ túc THPT đóng vai trò là hoạt động trọng tâm của nhà trường. Các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đã bước đầu được hình thành song còn mang tính nhỏ lẻ, đối tượng người học chưa phong phú và về cơ bản mang tính cục bộ.

- Từ năm học 2008-2009 đến nay:

Giai đoạn từ năm học 2008-2009 trở lại đây đánh dấu sự chuyển biến khá rõ về việc đa dạng hóa các loại hình đào tạo, bồi dưỡng của trung tâm GDTX Cao Lộc cả về số lượng, đối tượng người học lẫn việc phong phú hơn về loại hình đào tạo, bồi dưỡng.

Trên cơ sở các khóa đào tạo, bồi dưỡng về tin học, ngoại ngữ và nghề đã mở được như đề cập ở trên, trung tâm tiếp tục duy trì và mở rộng hơn các lớp tin học và ngoại ngữ bao gồm cả tiếng Anh, tiếng Trung trình độ A, B cho không chỉ học viên đang theo học bổ túc THPT ở ngay tại trung tâm mà đối tượng còn được mở rộng ra bao gồm cán bộ các cơ quan trên địa bàn huyện như trung tâm Y tế huyện, các trường học và cả người lao động có nhu cầu.

Đồng thời trung tâm cũng đã bước đầu quan tâm tới việc mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ khác cho các đối tượng mới như công tác tổ trưởng chuyên môn và công tác đoàn đội cho GV ở các phòng GD&ĐT. Thêm vào đó cũng phải kể đến việc mở và duy trì hoạt động cho các lớp đào tạo cấp giấy phép lái xe mô tô hạng A1 và ô tô hạng B2. Đây là các khóa, các lớp đào tạo, bồi dưỡng trung tâm liên kết với các cơ sở có chức năng, quyền hạn theo đúng quy định để thực hiện.

Bên cạnh đó trung tâm cũng đã đều đặn tổ chức các chuyên đề đáp ứng được phần nào nhu cầu của người học và nhân dân trên địa bàn huyện như các chuyên đề về vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống HIV/AIDS, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường... Tuy nhiên số lượng và đối tượng tham gia các lớp chuyên đề này vẫn rất hạn chế, chủ yếu là học viên của trung tâm chứ chưa phải là nhu cầu tự thân của người học.

Bảng: 2.1. Quy mô các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của Trung tâm GDTX Cao Lộc từ năm học 2008-2009 đến năm học 2012-2013

Hoạt động ĐTBD

Năm học

Ngoại ngữ Tin học Nghề Giấy phép

lái xe hạng A1 CMNV Chuyên đề Số lớp Số HV Số lớp Số HV Số lớp Số HV Số lớp Số HV Số lớp Số HV Số lớp Số lượt 2008-2009 2 74 6 152 8 248 0 0 0 0 15 11527 2009-2010 4 130 10 243 11 298 0 0 0 0 22 14990 2010-2011 7 249 8 293 9 240 4 228 0 0 12 4659 2011-2012 7 216 5 205 6 267 11 580 0 0 17 7293 2012-2013 4 112 5 132 4 92 9 855 6 320 22 4293

Như đã nói ở trên mặc dù trong một vài năm học trở lại đây, trung tâm đã bước đầu đa dạng hơn các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng song các hoạt động này mới chỉ thực hiện được chủ yếu dựa vào đối tượng là HV đang theo học các lớp BT THPT tại trung tâm. Đối tượng người học là CBCC ở các cơ quan, đơn vị hay người lao động trên và ngoài địa bàn huyện chiếm một tỉ lệ rất khiêm tốn và nếu có thì chủ yếu tập trung ở các lớp đào tạo, bồi dưỡng về ngoại ngữ, tin học, chỉ riêng các lớp cấp giấy phép lái xe, các lớp chuyên môn nghiệp vụ thì 100% người học là nhân dân trên địa bàn, CBCC các đơn vị trường học. Minh họa bằng bảng 2.2 dưới đây sẽ phần nào đánh giá thực trạng về đối tượng đào tạo, bồi dưỡng mà trung tâm đã thực hiện được trong những năm học vừa qua đối với các loại hình đào tạo, bồi dưỡng kể trên.

Bảng: 2.2. Tỉ lệ HV ngoài Trung tâm ở các lớp đào tạo, bồi dưỡng (%)

Hoạt động ĐTBD Năm học

Ngoại ngữ Tin học Nghề Giấy phép lái

xe hạng A1 CMNV Chuyên đề 2008-2009 0 28,3 0 0 0 0 2009-2010 0 43,2 0 0 0 0 2010-2011 0,56 19,8 0 100 0 0 2011-2012 0 0 0 100 0 0 2012-2013 25 33,3 0 100 100 0,18

Những con số thống kê trên về tỉ lệ phần trăm HV ngoài trung tâm hay nói cách khác người học là nhân dân, CBCC trên và ngoài địa bàn huyện không ổn định trong các năm học vừa qua. Có năm học tỉ lệ HV ngoài trung tâm tăng rõ rệt đối với các lớp tin học, cụ thể là năm học 2009 – 2010. Tuy nhiên cho tới tận năm học vừa rồi trung tâm vẫn không mở được một lớp nghề nào dành cho đối tượng này. Chỉ riêng quy mô các lớp cấp giấy phép lái xe môtô hạng A1 ngày càng mở rộng kéo theo sự tăng lên về tổng tỉ lệ HV ngoài trung tâm kể từ năm học 2010 - 2011. Các lớp, khóa đào tạo, bồi dưỡng mà trung tâm đã mở chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu đa dạng của mọi

tầng lớp nhân dân mà chủ yếu xoay quanh một vài lớp ngoại ngữ, tin học hay một số lớp chuyên môn, nghiệp vụ dành cho đối tượng là CBCC các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện.

2.3. Thực trạng quản lý các hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng ở trung tâm GDTX Cao Lộc, Lạng Sơn

2.3.1. Công tác tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của trung tâm GDTX Cao Lộc tâm GDTX Cao Lộc

2.3.1.1. Đối với học viên đang học các lớp bổ túc THPT tại trung tâm

Việc tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu tham gia các lớp, khóa đào tạo, bồi dưỡng đối với HV đang theo học các lớp bổ túc THPT tại trung tâm khá thuận lợi. Trên cơ sở chỉ đạo của cấp trên, cụ thể là phòng GDTX - sở GDĐT Lạng Sơn cùng với chủ trương, kế hoạch đầu năm học, trung tâm tuyên truyền, vận động HV tham gia các lớp, khóa đào tạo, bồi dưỡng trong các buổi chào cờ đầu tuần, các buổi họp phụ huynh. Đồng thời GVCN các lớp cùng vào cuộc nhằm mục đích đôn đốc, động viên HV tham gia. Đây là nhiệm vụ thường niên và xuyên suốt các năm học của trung tâm nên việc HV đang theo học các lớp bổ túc THPT của trung tâm tham gia các lớp, khóa đào tạo, bồi dưỡng đã dần đi vào nền nếp và khá ổn định.

2.3.1.2. Đối với cán bộ, công chức ở các đơn vị, nhân dân trên và ngoài địa bàn huyện Cao Lộc

Việc tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu tham gia các lớp, khóa đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức ở các đơn vị và nhân dân trên, ngoài địa bàn huyện đòi hỏi sự chung tay vào cuộc của không chỉ riêng trung tâm mà còn rất cần sự hậu thuẫn của các đơn vị, chính quyền địa phương. Đây chính là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của các lớp, khóa đào tạo, bồi dưỡng.

Thông thường trung tâm nắm bắt những kiến thức, kĩ năng còn đang yếu và thiếu của cán bộ, công chức hoặc nhân dân thông qua nhiều kênh

thông tin khác nhau. Trên cơ sở những nhu cầu thiết yếu ấy, trung tâm liên hệ với các đơn vị chủ quản hoặc chính quyền địa phương để đặt vấn đề về đào tạo, bồi dưỡng, đồng thời xin ý kiến chỉ đạo của phòng chuyên môn - sở GD&ĐT để có phương án tổ chức các lớp, khóa đào tạo, bồi dưỡng hợp lý nhất. Song song với đó, trung tâm liên hệ với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng đúng thẩm quyền, chức năng để chuẩn bị các điều kiện cho việc mở lớp. Sau khi xây dựng được kế hoạch mở lớp, cùng với sự hỗ trợ của các đơn vị chủ quản, chính quyền địa phương, đại diện trung tâm trực tiếp tổ chức vận động cán bộ, công chức hoặc nhân dân tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng thông qua các buổi họp giao ban của các cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức các buổi tập trung dưới hình thức tuyên truyền miệng, phát các tờ rơi hoặc tư vấn. Tuy nhiên cũng cần phải nhấn mạnh rằng để mở được các lớp đào tạo, bồi dưỡng thì các đơn vị chủ quản cũng như chính quyền địa phương giữ một vị trí rất quan trọng. Họ chính là cầu nối vừa động viên, thôi thúc người học tham gia các lớp, khóa đào tạo, bồi dưỡng vừa hỗ trợ kiểm tra, giám sát trong suốt quá trình học tập của người học.

2.3.2. Việc quản lý và phối hợp quản lý công tác tuyển sinh

Trên cơ sở phân tích, tìm hiểu và nắm được nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng ở các cơ quan, đơn vị hoặc các địa bàn dân cư trong và ngoài huyện, trung tâm đã phối hợp với các đơn vị liên kết xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức thực hiện công tác tuyển sinh theo quy định.

Đối với HV đang theo học chương trình bổ túc THPT tại trung tâm do đặc thù về độ tuổi và mục tiêu học tập chủ yếu là hoàn thiện bậc học THPT nên các lớp, khóa đào tạo, bồi dưỡng mà HV theo học chủ yếu là tin học, ngoại ngữ và các lớp nghề ngắn hạn, nghề nông thôn. Đây là các lớp, khóa đào tạo, bồi dưỡng được trung tâm xây dựng kế hoạch tuyển sinh ngay từ đầu năm học dựa vào số lượng HV thực tế đang theo học chương trình bổ túc THPT tại trung tâm và đã được sở GD&ĐT phê duyệt. Kế hoạch tuyển sinh

và đào tạo, bồi dưỡng cho đối tượng này hầu như được thực hiện bài bản và quy trình đơn giản vì đại đa số HV có nhu cầu tham gia các lớp này nhằm mục đích có thêm điểm khuyến khích cho kì thi tốt nghiệp THPT, thêm vào đó đội ngũ GV giảng dạy các lớp này cũng như điều kiện cơ sở vật chất đều do Trung tâm chủ động được. Dựa trên chỉ tiêu đã được phê duyệt, công việc tuyển sinh còn lại là thông báo tới HV về thời gian, địa điểm, các điều kiện, yêu cầu đối với việc học, ôn tập, thi cử và kinh phí.

Đối với các lớp, khóa đào tạo, bồi dưỡng mà đối tượng là CBCC và người lao động, công tác tuyển sinh đòi hỏi rất nhiều tâm sức. Trên cơ sở nắm bắt được nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của các đối tượng này, trung tâm phối hợp với các cơ quan, đơn vị chủ quản hoặc chính quyền địa phương thông báo về kế hoạch tuyển sinh qua các trang mạng của các cơ quan, đơn vị hoặc chính quyền; tranh thủ các buổi họp giao ban; phát các tờ rơi thông báo hoặc đăng tin trên các phương tin thông tin đại chúng. Một trong những yếu tố thành công của công tác tuyển sinh đối với đối tượng này chính là sự vào cuộc và tiếng nói của những người đứng đầu các cơ quan, đơn vị và chính quyền địa phương, bởi vậy việc tạo lập được mối quan hệ tốt với các cơ quan, đơn vị và chính quyền địa phương là một yếu tố cần được quan tâm. Tùy thuộc vào từng loại hình đào tạo, bồi dưỡng mà yêu cầu về điều kiện đầu vào cũng khác nhau song cho tới thời điểm hiện tại các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng mà trung tâm mở được chủ yếu là đáp ứng nhu cầu hỗ trợ nghề nghiệp hoặc nâng cao năng lực làm việc cụ thể nào đó nên công tác tuyển sinh gần như thực hiện theo nhu cầu của người học mà không kèm theo một điều kiện ràng buộc nào về trình độ, bằng cấp.

Có thể nói rằng công tác tuyển sinh của nhà trường ngày càng gặp nhiều khó khăn bởi các lý do sau:

Số lượng HV theo học các lớp bổ túc THPT tại trung tâm đang ngày càng giảm do sự mở rộng về quy mô của các trường THPT trên địa bàn bên số

lượng các lớp, khóa đào tạo, bồi dưỡng cho chính HV của trung tâm cũng bị thu hẹp lại.

Cao Lộc là huyện giáp ranh với trung tâm thành phố Lạng Sơn, trong khi ngay trên địa bàn Thành phố cũng có các cơ quan, đơn vị có cùng chức năng, quyền hạn đào tạo, bồi dưỡng như trung tâm nên người học có thêm các lựa chọn cho việc học tập của họ. Đấy là chưa kể đến khó khăn khi trung tâm muốn vươn rộng ra các địa bàn khác trong tỉnh thì đồng thời ở đó cũng đã có các trung tâm GDTX khác.

Điều kiện kinh tế và địa bàn sinh sống của hầu hết người dân trên địa bàn huyện là khó khăn, nhận thức của họ về việc học tập để nâng cao trình độ, hiểu biết phục vụ tốt hơn cho cuộc sống hầu như rất ít chuyển biến bởi có tới 70% dân số sống phụ thuộc vào đồng, rừng nên rất khó để họ tìm đến với trung tâm ngay cả khi công tác tuyên truyền ở mọi cấp đã làm rất bài bản và tích cực.

Trên thực tế điều kiện về đội ngũ nhất là điều kiện về cơ sở vật chất đang là một trở ngại lớn đối với công tác tuyển sinh của trung tâm bởi có những ngành nghề người học có nhu cầu thì trung tâm lại khó có thể đáp ứng được về cơ sở vật chất. Và khi việc tổ chức học tập không thuận lợi, không đem lại hiệu quả thiết thực thì người học cũng không mấy mặn mà với những lớp học mà trung tâm tuyển sinh.

2.3.3. Việc quản lý và phối hợp quản lý các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng

2.3.3.1. Việc quản lý và phối hợp quản lý quá trình học tập của học viên

Đối với các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cho đối tượng là HV đang theo học chương trình bổ túc THPT tại trung tâm việc quản lý quá trình học tập của HV khá thuận lợi. Các giáo viên được bố trí làm công tác chủ nhiệm các lớp văn hóa thì đồng thời cũng được Ban Lãnh đạo trung tâm giao cho

Một phần của tài liệu Quản lý các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên Cao Lộc, Lạng Sơn trong bối cảnh hiện nay (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)