Xây dựng mối liên kết giữa Trung tâm với các đơn vị, doanh

Một phần của tài liệu Quản lý các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên Cao Lộc, Lạng Sơn trong bối cảnh hiện nay (Trang 88)

trên và ngoài địa bàn huyện nhằm giải quyết đầu ra cho học viên của trung tâm

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Vấn đề then chốt quyết định việc người học theo học loại hình đào tạo, bồi dưỡng gì ở trung tâm chính là học để làm gì. Bởi vậy nếu mục đích học tập được xác định rõ ràng hay đầu ra có triển vọng sẽ là động cơ giúp người học tích cực học tập hơn. Khi mối quan hệ giữa trung tâm và các đơn vị, doanh nghiệp được thiết lập vững chắc vừa là cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tìm kiếm việc làm cho người học; vừa đem lại lợi ích thiết thực cho các đơn vị, doanh nghiệp khi người lao động của họ đã qua đào tạo, bồi dưỡng; lại vừa giúp trung tâm mở rộng, phát triển các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng một cách ổn định và hiệu quả.

3.2.6.2. Nội dung của biện pháp

Trung tâm tạo lập mối quan hệ với các đơn vị, doanh nghiệp trên và ngoài địa bàn. Từ đó tìm hiểu nhu cầu, yêu cầu về số lượng, trình độ, tay nghề của người lao động ở các đơn vị, doanh nghiệp để chủ động xây dựng kế hoạch mở lớp.

Thỏa thuận, lập hợp đồng đào tạo, bồi dưỡng với các đơn vị, doanh nghiệp, thống nhất về quyền lợi và trách nhiệm của các bên tham gia.

3.2.6.3. Cách thức tiến hành

Trước hết Trung tâm phải nắm được một cách cơ bản những lĩnh vực hoạt động hoặc những kiến thức, kĩ năng mà người lao động cần thiết của đơn vị, doanh nghiệp mà Trung tâm dự kiến đặt quan hệ đào tạo, bồi dưỡng.

Cử đại diện đến làm việc và đặt quan hệ với đơn vị, doanh nghiệp. Để công việc này thuận lợi cần tận dụng, tranh thủ các mối quan hệ quen biết để dễ dàng hơn trong việc tiếp cận và làm việc lâu dài.

Sau khi đã thiết lập được quan hệ, tiến hành tìm hiểu về nhu cầu lao động, việc làm của đơn vị, doanh nghiệp. Từ đó đặt vấn đề đào tạo, bồi dưỡng theo nhu cầu của đơn vị, doanh nghiệp.

Khi đơn vị, doanh nghiệp đã nhất trí để trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cho lao động của họ; tiến hành thỏa thuận, thống nhất về quyền lợi, trách nhiệm của các bên; lập hợp đồng để làm cơ sở cho việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cũng như sử dụng lao động sau đào tạo, bồi dưỡng.

Thường xuyên liên hệ, trao đổi với đơn vị, doanh nghiệp trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng để có những kịp thời điều chỉnh về nội dung, phương pháp giảng dạy cũng như học tập của người học để đảm bảo bám sát yêu cầu về trình độ, tay nghề của người học sau đào tạo, bồi dưỡng. Đặc biệt quan tâm tới việc tổ chức cho người học được thăm quan, học hỏi hay thực hành, thí nghiệm tại chính đơn vị, doanh nghiệp. Sau khi kết thúc quá trình đào tạo, bồi dưỡng cũng như khi người học đã được nhận vào làm việc cần tổ chức các hội

nghị, hội thảo đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng để có cơ sở điều chỉnh cho các lớp, khóa tiếp theo đạt hiệu quả tốt hơn.

3.2.6.4. Điều kiện thực hiện

Trung tâm phải thiết lập được mối quan hệ vững chắc với các đơn vị, doanh nghiệp.

Những lĩnh vực, ngành nghề mà trung tâm đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với yêu cầu của các đơn vị, doanh nghiệp về trình độ, tay nghề của người lao động; ngược lại những ngành nghề, loại hình đào tạo, bồi dưỡng mà đơn vị, doanh nghiệp có nhu cầu trung tâm có thể đáp ứng được.

Hợp đồng đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng lao động sau đào tạo, bồi dưỡng giữa các bên phải cụ thể, minh bạch.

3.2.7. Tăng cường xã hội hoá phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng

3.2.7.1. Mục tiêu của biện pháp

Phá vỡ thế đơn độc của giáo dục, “mở cửa” trung tâm với xã hội bên ngoài, tạo điều kiện xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa trung tâm và nhân dân, làm cho nhân dân có thể thực hiện tốt quyền làm chủ của mình đối với giáo dục, không những đóng góp xây dựng trung tâm mà giám sát, kiểm tra trung tâm trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục và sứ mạng của trung tâm GDTX cũng như được hưởng thụ một nền giáo dục có chất lượng, đóng góp công sức, trí tuệ, tiền của cho giáo dục.

Trung tâm GDTX là một thiết chế giáo dục, vì vậy sự tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp của gia đình và các lực lượng xã hội sẽ góp phần tạo ra môi trường thuận lợi cho giáo dục, hoàn thiện nội dung và phương pháp giáo dục, cải tiến công tác quản lý giáo dục nói chung và các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nói riêng.

3.2.7.2. Nội dung của biện pháp

Vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

Huy động cộng đồng, mở rộng các nguồn đầu tư khai thác các tiềm năng về nguồn nhân lực, vật lực, tài lực trong xã hội. Phát huy có hiệu quả các nguồn lực, tạo điều kiện cho các hoạt động giáo dục và đào tạo nói chung và các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ở trung tâm nói riêng phát triển nhanh, có chất lượng cao hơn.

3.2.7.3. Cách thức tiến hành

Tổ chức công tác tuyên truyền cho cộng đồng và các thành viên của trung tâm bằng nhiều hình thức như thông qua phương tiện thông tin đại chúng, liên hệ giữa lãnh đạo trung tâm với lãnh đạo địa phương, tổ chức các hội thi, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, giao lưu, xây dựng góc tuyên truyền trong nhà trường, nêu gương tốt về xã hội hóa công tác giáo dục.

Xây dựng kế hoạch để huy động cộng đồng. Để việc huy động đạt hiệu quả việc xây dựng kế hoạch dựa trên việc giải đáp các câu hỏi như mục tiêu của huy động cộng đồng là gì, kết quả dự kiến đối với từng đối tượng là gì, thời gian nào là thích hợp nhất, nguyên tắc ưu tiên sử dụng cho từng đối tượng hoạt động là nguyên tắc nào, sự phân công một số thành viên làm chủ thể huy động đã thể hiện vai trò chưa, có các biện pháp phù hợp và khả thi cho từng nội dung huy động cộng đồng chưa?

Xây dựng các cơ chế liên kết giữa trung tâm với gia đình và các lực lượng xã hội dưới các hình thức như chủ động tham gia các hoạt động của địa phương để tăng cường mối quan hệ, tổ chức các hoạt động phối hợp hoặc kết nghĩa với các đơn vị kinh tế xã hội và các đối tác của trung tâm, xây dựng các chương trình hay dự án huy động cộng đồng cụ thể.

Phát huy vai trò các đầu mối quan hệ của trung tâm. Mỗi chương trình đào tạo, bồi dưỡng đều có các đầu mối hay giáo viên phụ trách. Những người này có vai trò quan trọng trong sự kết hợp giữa các đối tác và trung tâm. Vì vậy cần bố trí giáo viên dạy giỏi hay có khả năng giao tiếp làm công tác quan hệ để tạo uy tín với các đối tác đóng góp và tham gia xây dựng trung tâm,

thường xuyên liên lạc giữa giáo viên và các đối tác như phụ huynh học sinh, những người liên đới về việc thông báo kết quả huy động cộng đồng của trung tâm. Tận dụng kinh nghiệm và tri thức của những người liên đới, các đối tác, vận động họ tham gia vào các hoạt động của trung tâm, tham gia huy động cộng đồng cho trung tâm không chỉ ở vai trò đối tượng huy động mà cả vai trò chủ thể huy động.

3.2.7.4. Điều kiện thực hiện

Việc xã hội hóa công tác đào tạo, bồi dưỡng phải được kế hoạch hóa. Việc lập kế hoạch phải có căn cứ khoa học, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện và tính đặc thù của địa phương và phải là một bộ phận hữu cơ trong chương trình hành động của năm học.

Để xã hội hóa công tác đào tạo, bồi dưỡng có thể diễn ra đúng mục đích, phát huy được tác dụng cần chú trọng việc tuyên truyền chủ trương xã hội hóa giáo dục một cách cụ thể, rộng rãi làm sao cho mọi tầng lớp nhân dân nhận thức được rằng xã hội hóa giáo dục vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ của mọi người và là quá trình hai chiều trong mối quan hệ lợi ích.

Công tác xã hội hóa giáo dục phải được tạo hành lang pháp lý cho việc triển khai các nội dung huy động cộng đồng đối với các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ở trung tâm. Công việc này đòi hỏi trung tâm phải ý thức được và có kế hoạch chủ động tiến hành và phải là đầu mối triển khai.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp đã đề cập ở trên có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại, hỗ trợ và chi phối nhau cùng tạo thành một thể thống nhất thúc đẩy công tác quản lý các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ở trung tâm GDTX Cao Lộc trong bối cảnh hiện nay đi vào chiều sâu và mang lại những hiệu quả thiết thực.

Để tăng cường hiệu quả quản lý trung tâm nói chung, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ở trung tâm nói riêng khi tổ chức thực hiện cần phải triển khai, tiến hành một cách đồng bộ và nhất quán các biện pháp. Tuy nhiên

trong thực tiễn ở từng thời điểm nhất định, tuỳ theo điều kiện cụ thể có thể có những biện pháp được ưu tiên, chú trọng hơn so với các biện pháp khác. Đơn cử như với biện pháp “Xây dựng mối liên kết giữa trung tâm với các đơn vị, doanh nghiệp trên và ngoài địa bàn huyện nhằm giải quyết đầu ra cho học viên của trung tâm”. Nếu đây là công việc lần đầu tiên trung tâm tiến hành với một đơn vị, doanh nghiệp hoàn toàn mới thì rất cần chú trọng là điều tất yếu bởi nó góp phần mở ra cơ hội đào tạo, bồi dưỡng cho trung tâm đồng thời dễ dàng hơn trong việc vận động người học tham gia học tập khi mà khả năng tìm kiếm việc làm với họ sau khi tốt nghiệp là rất cao. Song sau khi mối quan hệ với đơn vị, doanh nghiệp đó đã được thiết lập, hai bên đã xây dựng được niềm tin và cùng cam kết tiếp tục phối hợp với nhau thì có thể dành nhiều quan tâm, ưu ái hơn cho các biện pháp khác mà tại thời điểm đó chúng còn đang là cản trở đối với việc mở rộng các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của trung tâm.

3.4. Khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất đề xuất

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

Việc khảo nghiệm nhằm khẳng định tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ở trung tâm GDTX Cao Lộc, Lạng Sơn trong bối cảnh hiện nay nhất là khi các hoạt động này còn đang rất mờ nhạt và trung tâm chưa tìm ra được hướng đi phù hợp, hiệu quả cho hoạt động này.

3.4.2. Nội dung khảo nghiệm

Phiếu trưng cầu ý kiến được thiết kế gồm các nội dung xoay quanh bảy biện pháp đã được đề xuất với hai vấn đề cơ bản là tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề cập trong luận văn với các mức đánh giá như sau:

Tính cấp thiết: Rất cầp thiết, Cầp thiết, Không cấp thiết Tính khả thi: Rất khả thi, Khả thi, Không khả thi

3.4.3. Đối tượng khảo nghiệm

Việc khảo nghiệm được tiến hành bằng cách thăm dò ý kiến của 200 người gồm: lãnh đạo và chuyên viên phòng Giáo dục thường xuyên - sở GD&ĐT Lạng Sơn (04), cán bộ một số cơ quan huyện Cao Lộc, cán bộ một số xã, thị trấn trên địa bàn huyện Cao Lộc (32), cán bộ quản lý và giáo viên Trung tâm GDTX Cao Lộc (38), học viên lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ đoàn, đội thuộc phòng GD&ĐT huyện Cao Lộc (55), học viên các lớp tiếng Anh bậc A1(71) dưới hình thức phiếu hỏi. Sau khi thu hồi các phiếu hỏi, tiến hành thống kê và xử lý số liệu.

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm

Bảng: 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp đã đề xuất

TT Biện pháp Tính cấp thiết Rất cấp thiết Cấp thiết Không cấp thiết SL % SL % SL %

1 Nâng cao nhận thức của xã hội đối với

GDTX 172 86 28 14 0 0

2

Tích cực điều tra, khảo sát nhu cầu học tập của cán bộ, công chức và nhân dân thông qua nhiều kênh thông tin, tuyên truyền

167 83,5 33 16,5 0 0

3

Xây dựng chương trình học tập phù hợp cho mọi tầng lớp nhân dân, nghiên cứu và triển khai các hình thức học tập phù hợp với thời gian của người học

156 78 44 22 0 0

4

Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên của trung tâm

147 73,5 53 26,5 0 0

5

Tăng cường đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đáp ứng được nhiều lĩnh vực giáo dục, đào tạo

169 84,5 31 15,5 0 0

6

Xây dựng mối liên kết giữa trung tâm với các đơn vị, doanh nghiệp trên và ngoài địa bàn huyện nhằm giải quyết đầu ra cho học viên của Trung tâm

141 70,5 59 29,5 0 0

7 Tăng cường xã hội hoá công tác đào tạo, bồi

Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy các biện pháp đề xuất đều được đánh giá là cần thiết. Có tới trên 70% các ý kiến được trưng cầu đánh giá ở mức độ “rất cần thiết” ở tất cả các biện pháp. Việc nâng cao nhận thức của xã hội đối với GDTX được đánh giá mức độ “rất cần thiết” cao nhất. Điều này không khó lí giải bởi tâm lý coi trọng bằng cấp vẫn tồn tại phổ biến trong xã hội. Người học thường mong muốn có được bằng cấp chính quy và dường như khi không còn lựa chọn nào khác họ mới tham gia học tập ở các trung tâm GDTX. Bởi lẽ đó muốn thay đổi căn bản và gốc rễ quan điểm, định hướng học tập trong xã hội thì việc đầu tiên cần làm là thay đổi nhận thức để xã hội có cách nhìn nhận đúng đắn hơn về vai trò, vị trí của GDTX nhất là khi việc học được coi là suốt đời và hướng tới xây dựng xã hội học tập. Do đặc thù về chức năng, nhiệm vụ của trung tâm GDTX nên việc tích cực điều tra, khảo sát nhu cầu học tập của cán bộ, công chức và nhân dân thông qua nhiều kênh thông tin tuyên truyền cũng được cho là rất cần thiết. Đây là một trong những điều kiện quan trọng tác động trực tiếp đến việc mở ra hướng đào tạo, bồi dưỡng sát với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và đáp ứng được nhu cầu của mọi đối tượng trong xã hội. Cùng với việc tích cực điều tra, khảo sát nhu cầu học tập của cán bộ, công chức và nhân dân thông qua nhiều kênh thông tin tuyên truyền thì việc tăng cường đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đáp ứng được nhiều lĩnh vực giáo dục, đào tạo cũng không kém phần cần thiết. Các ý kiến được hỏi khẳng định rằng chỉ khi cơ sở vật chất được đảm bảo thì việc học mới có thể đi đôi với hành và hiệu quả đào tạo mới thật sự bền vững. Các biện pháp còn lại tỉ lệ phần trăm đánh giá ở mức độ “rất cần thiết” có thấp hơn một chút so với ba biện pháp vừa phân tích ở trên song tựu chung lại đều cho thấy việc triển khai đồng bộ các biện pháp được đề xuất là yêu cầu cấp thiết không chỉ trước mắt mà là hướng đi lâu dài cho trung tâm GDTX Cao Lộc trong việc quản lý các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng để vừa giúp cho Trung tâm hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ vừa đảm bảo tính hiệu quả, bền vững của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng.

Bảng: 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất

TT Biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên Cao Lộc, Lạng Sơn trong bối cảnh hiện nay (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)