1.3.2.1. Loại hình thông tin trực tiếp
Thông tin trực tiếp đến đồng bào DTTS Kon Tum đƣợc thực hiện bằng các đội thông tin lƣu động, những cuộc họp dân, lễ hội, cung cấp thông tin về mọi mặt đời sống xã hội, đến từng ngƣời dân tộc bản địa, từng thôn bản, từng gia đình. Ƣu thế của loại hình thông tin trực tiếp rất rõ ràng: hình thức thông tin đa dạng, trực quan, sinh động, thu hút sự chú ý công chúng, tác động nhanh chóng đến nhận thức và suy nghĩ của công chúng.
Cuộc sống của ngƣời DTTS Kon Tum thiếu ổn định với tập quán du canh du cƣ, lƣơng thực chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Sản xuất kém phát triển, mang nặng tính tự cung, tự cấp, độc canh là phổ biến, do đó sản phẩm làm ra không nhiều, sức tiêu thụ thấp. Tập quán này không thể thay đổi một sớm một chiều mà phải có thời gian và sự kết hợp giữa cộng đồng dân cƣ với chính quyền. Thông tin liên quan đến kinh tế, đến cái ăn, cái mặc, về tác hại của việc du canh, du cƣ, phá rừng làm nƣơng rẫy,...đƣợc cụ thể hoá qua những hoạt động thiết thực, bằng các buổi nói chuyện thân mật, gần gũi sẽ dần đi vào lòng ngƣời dân. Thông tin vừa có tính loan báo, vừa có tính định
hƣớng để bà con nhận ra lợi ích, học tập làm theo, tiếp nhận đƣợc mọi chính sách liên quan đến cuộc sống của mình. Loại hình thông tin trực tiếp thƣờng đƣợc thực hiện thông qua đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền miệng tại địa phƣơng, các đội tuyên truyền lƣu động của tỉnh, của huyện. Các già làng, trƣởng bản, trƣởng các dòng họ là nhân vật đóng vai trò quan trọng để thực hiện loại hình thông tin này bởi họ là những ngƣời có uy tín, đƣợc dân làng kính trọng và noi gƣơng theo. Thông qua các cuộc nói chuyện thƣờng xuyên ở Nhà rông, già làng sẽ nói rõ cho dân làng biết tình hình tại địa phƣơng, trong nƣớc và thế giới, phân tích cho dân làng thấy rõ mƣu đồ của bọn phản động với các chiêu thức gì để lừa bịp bà con...Từ đó, bà con dân bản tự ý thức đƣợc những việc làm đúng sai, hoạt động trái pháp luật nguy hiểm nhƣ thế nào, ảnh hƣởng đến đời sống của chính mình ra sao. Hiện nay, toàn tỉnh Kon Tum có 12 đội Tuyên truyền lƣu động, với số lƣợng cán bộ là 101 ngƣời, kinh phí hoạt động trung bình 400 triệu đồng/năm [Báo cáo số 302/BC-SVHTTDL của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về Tổng kết Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010). Hoạt động của các đội thông tin cổ động đã mang đến cho công chúng nhiều thông tin quan trọng về đƣờng lối, chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, những sự kiện quan trọng trong nƣớc và quốc tế. Hình thức thông tin trực tiếp đƣợc phát triển ở hầu hết mọi nơi, phƣơng thức hoạt động không ngừng đƣợc đổi mới, đƣa thông tin kịp thời đến tận cơ sở đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, ổn định chính trị, tƣ tƣởng trong các tầng lớp nhân dân.
Thông tin trực tiếp là loại hình thức thông tin đơn giản, ít tốn kém, dễ thực hiện, nhƣng hoạt động này ít đƣợc tổ chức thƣờng xuyên cho nên hiệu quả truyền thông sẽ không cao, không đáp ứng đủ nhu cầu thông tin toàn diện trên mọi lĩnh vực.