Nâng cao tri thức, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số bản địa

Một phần của tài liệu Phát thanh tiếng dân tộc với người dân tộc thiểu số bản địa Kon Tum (Trang 77 - 79)

- Căn cứ vào khung chƣơng trình, sắp xếp tin bài theo chủ đề hoặc phạm vi phản ánh, nhƣng phải bám sát nhiệm vụ chính trị của đài và đáp ứng nhu

2.3.4.Nâng cao tri thức, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số bản địa

của đồng bào dân tộc thiểu số bản địa

Văn hóa là vốn quý của mỗi đất nƣớc, mỗi dân tộc, trải qua hàng ngàn năm hun đúc mới xây dựng đƣợc nền văn hóa đậm đà bản sắc. Báo chí phải là phƣơng tiện thiết yếu trong việc tuyên truyền, bảo vệ và phát triển văn hóa dân tộc, bởi vì:

Báo chí không chỉ là tấm gương phản ánh, là phương tiện chuyển tải tri thức, mà đã từ lâu được xã hội thừa nhận là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của văn hóa, có khả năng to lớn góp phần vào việc nâng cao dân trí và hoàn thành diện mạo văn hóa của mỗi quốc gia cũng như nhân cách của mỗi công dâN. [24, tr.24]

Dân tộc Banahr, Jẻ Triêng, Xê Đăng là những dân tộc bản địa của Kon Tum, đã có mặt trên mảnh đất cao nguyên này từ hàng trăm năm trƣớc. Họ xây dựng cho mình vốn văn hóa đặc trƣng, độc đáo, trải qua nhiều sóng gió, đổi thay, vốn văn hóa ấy lại đƣợc bồi đắp, làm giàu thêm. Tuy nhiên, theo chiều biến thiên của thời gian và những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trƣờng trong quá trình hội nhập, khiến cho văn hóa truyền thống các DTTS Kon Tum có biểu hiện bị mai một, lai căng... Nhiều sự thay đổi vá víu: nhà sàn xi măng, mái tôn thay thế ngôi nhà sàn gỗ ấm áp, những cô gái Jẻ Triêng không còn yêu thích trang phục cà - tu (là loại trang phục đặc trƣng của nữ giới đƣợc dệt từ vỏ cây sui), những lễ hội không còn nguyên ý nghĩa cao quý mà nhuốm màu vật chất,…

Chính sách thông tin - truyền thông, đã ghi rõ:

Chính sách bảo tồn và phát triển văn hoá: Hỗ trợ việc sưu tầm, nghiên cứu, bảo vệ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Hỗ trợ việc giữ gìn và phát triển chữ viết của các dân tộc có chữ viết. Các dân tộc thiểu số có

trách nhiệm gìn giữ văn hoá truyền thống tốt đẹp, tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình phù hợp với quy định của pháp luật. Xây dựng, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; hỗ trợ việc đầu tư, giữ gìn, bảo tồn các di tích lịch sử, văn hoá đã được Nhà nước xếp hạng. [6, Điều 17]

Thực hiện chính sách của Nhà nƣớc, những năm qua, chƣơng trình phát thanh tiếng dân tộc Kon Tum có nrất hiều bài viết về giá trị văn hóa bản địa. Chính hình thức của các chƣơng trình phát thanh tiếng dân tộc cũng đã biểu hiện cho hoạt động giữ gìn vốn văn hóa bằng cách sử dụng nhạc hiệu đặc trƣng của từng dân tộc cho từng chƣơng trình. Chỉ cần nghe nhạc hiệu chƣơng trình, lập tức công chúng đƣợc “thông tin” nhận thức nhanh chóng, trở thành “chìa khóa” mở cánh cửa vào với nội dung chƣơng trình phát thanh. Sử dụng chính ngôn ngữ Banahr để nói về các lễ hội của ngƣời Banahr: lễ hội đâm trâu (X'trǎng), lễ bỏ mả (Mơt bơxát), lễ cầu an (Át te rei )…Ngƣời Xê Đăng là chủ nhân của một nền văn hóa dân gian đặc sắc và đầy sức quyến rũ. Họ tạo dựng một tổ hợp nhạc cụ với nhiều loại chiêng và các loại múa độc đáo (kim lang, soang),..là hệ thống lễ nghi phản ánh những quan niệm về thế giới thần linh. Ngƣời Xê Đăng lƣu truyền nhiều huyền thoại về một thời xa xăm gồm hệ thống các truyện cổ tích, thần thoại, dã sử,…Những chƣơng trình văn nghệ mang đậm bản sắc văn hóa bản địa đã khơi gợi cho đồng bào nhớ về lòng tự hào dân tộc, ý nghĩa tốt đẹp của lễ hội, cầu cho mùa màng bội thu, cho bản làng yên vui, hạnh phúc. Bà con rất hồ hởi khi lắng nghe chƣơng trình, và sẽ hành động thực tế để lƣu giữ những hoạt động đó.

Hai di sản văn hóa vô cùng quý giá của các DTTS Kon Tum chính là sử thi và cồng chiêng, đã đƣợc những ngƣời làm chƣơng trình phát thanh đặc biệt quan tâm. Cồng, chiêng tồn tại song hành với đời sống nhân dân các dân tộc, là tiếng nói tâm linh, tâm hồn của ngƣời Kon Tum, diễn tả những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống lao động và sinh hoạt hàng ngày của họ. Tâm lý

đồng bào DTTS ƣa thích những tác phẩm văn nghệ của dân tộc mình, đặc biệt là những tác phẩm sử dụng chính cồng chiêng làm nền. Nhiều lần, phóng viên phòng Các thứ tiếng dân tộc đã về tận địa phƣơng để có thể thu thập đƣợc việc hát kể sử thi.

Tuyên truyền cổ vũ cho những nét đẹp trong văn hóa DTTS còn thể hiện ở việc phê phán những ảnh hƣởng tiêu cực của tập quán cổ hũ, lạc hậu, mê tín dị đoan. Hệ thống hủ tục lạc hậu không những cô lập đời sống tinh thần của dân làng mà ảnh hừởng đến qúa trình phát triển chung của xã hội. Nhƣ ngƣời Jẻ Triêng ở Đăk Long, Đăk Choong (huyện Đăk Glei) có tục “thiên táng”, làm “mộ treo” cho ngƣời chết. Tức là mỗi khi có ngƣời chết, gia đình sẽ không chôn mà mang thi hài ngƣời chết vào rừng, đặt trong chiếc quan tài, sau đó treo quan tài giữa những gốc cây, để từ ngày này qua tháng khác…Dân làng tin rằng, điều đó để tỏ lòng kính trọng với ngƣời đã khuất, và cầu mong linh hồn ngƣời đó phù hộ độ trì cho dân làng có cuộc sống yên bình. Tuy xuất phát từ ý nghĩa tâm linh tốt đẹp nhƣng tục “thiên táng” làm ảnh hƣởng không tốt đến vệ sinh môi trƣờng. Bằng những bài viết chƣơng trình phát thanh tiếng Jẻ Triêng cùng với cán bộ địa phƣơng đẩy mạnh tuyên truyền, vận động bà con bỏ đi hủ tục này. Và đến nay, hầu nhƣ bà con Jẻ Triêng huyện Đăk Glei đã bỏ đƣợc hủ tục này, thay thế bằng cách an táng thông thƣờng.

Nhận thức đúng vai trò của văn hóa dân tộc với đời sống công chúng DTTS, chƣơng trình phát thanh tiếng dân tộc đã có sự đầu tƣ thích đáng cho các tác phẩm mang đậm màu sắc dân tộc, khuyến khích đƣợc vốn văn hóa vùng, giữ đƣợc bản sắc văn hóa các DTTS bản địa Kon Tum.

Một phần của tài liệu Phát thanh tiếng dân tộc với người dân tộc thiểu số bản địa Kon Tum (Trang 77 - 79)