Nhu cầu tiếp nhận thông tin của ngƣời dân tộc thiểu số bản địa KonTum 1 Đặc điểm các dân tộc thiểu số bản địa Kon Tum

Một phần của tài liệu Phát thanh tiếng dân tộc với người dân tộc thiểu số bản địa Kon Tum (Trang 31)

1.3.1.1. Ngƣời Banahr

Tên gọi Banahr đƣợc sử dụng chính thức trong các văn bản pháp lý của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Quyết định số 121- TCTK/PPCĐ ngày 02 tháng 03 năm 1979 của Tổng cục Thống kê. Ngƣời Banahr còn có các tên gọi khác: Banahr Dƣới Núi, Banahr Đông, Banahr Tây, Banahr Trên Núi, Tơ Lộ, Bơ Nâm, Glơ Lâng, Rơ Ngao, Krem, Roh, Con Kde, A la công, Krăng, Bơ Môn, Kpăng Công, Y Lăng. Thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer (Ngữ hệ Nam Á). Năm 1979, ngƣời Banahr ở Việt Nam có dân số 109.063 ngƣời, năm 1989 là 136.859 ngƣời, năm 1999 là 174.456 ngƣời, đến nay dân số Banahr là 227.716 ngƣời, cƣ trú tại 51 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Họ cƣ trú tập trung tại Kon Tum, dân số tính đến 31/12/2010 là 56.183 [8, tr.32], chiếm 23,7 % tổng số ngƣời Banahr tại Việt Nam và chiếm 12,5 % dân số toàn tỉnh. Họ cƣ trú tập trung tại phƣờng Thắng Lợi, xã Vinh Quang, xã Chƣ Hreng, xã Đăk Blà, xã Hòa Bình (thành phố Kon Tum), số còn lại tập trung ở các huyện Đăk Hà, Kon Rẫy, Đăk Tô, Sa Thầy.

Người Banahr

Tín ngƣỡng

Ngƣời Banahr ở Kon Tum gọi thần linh bằng danh từ tập hợp là Yàng

nhƣng thƣờng ngƣời ta gọi cung kính là Ông (Bốc) và Bà (Dạ). Bốc Kơ Đơi

Dạ Cung Ké đƣợc xem nhƣ là hai vị thần tối cao sáng tạo ra vũ trụ và muôn loài. Trong các vị thần đƣợc nhắc đến nhiều phải kể đến Thần sấm sét (Bôkglaih) còn gọi là Thần chiến tranh, thƣờng xuất hiện dƣới dạng con dê xồm hay ông già, hai tay đầy lông lá, ngủ suốt mùa khô, đến mùa mƣa thức giấc đi gieo mƣa thuận gió hòa, trừng trị những ngƣời loạn luân. Dạ Apom

hay Dạ Xơ Kiar, nữ thần đầy lòng thƣơng ngƣời hay giúp đỡ kẻ gặp hoạn nạn, là nữ thần chuyên chăm lo việc giã gạo và giữ cho cây đa ở cung trăng khỏi đổ. Thần lúa (Yàng Xri) là cháu gái của Thần sấm sét, hình dạng xấu xí trong con nhện hay con cóc, ẩn nấp trên nƣơng lúa hay trong nhà kho. Ngoài ra còn có Thần nƣớc (Yàng Đắc), hay Thần núi (Yàng Kông) là những thần đòi ngƣời ta cúng lễ mới phù hộ. bà Thiện và bà Ác (Dạ NônDạ Câu) đỡ đầu cho các phù thủy. Dạ Đinh Đai Đóc là nữ thần canh gác cánh cửa dẫn vào thế giới ngƣời chết. Còn nhiều Thần nữa nhƣ Thần cọp (Bốc Kla), Thần voi (Bốc

Roih), rồi Thần cây si, cây đa, …Tƣởng chừng nhƣ bao quanh họ là thế giới thần linh.

Ngƣời Banahr quan niệm bệnh tình là do linh hồn (Mngol) bỏ đi chơi rồi lạc đƣờng về hoặc bị bắt cóc; vì vậy muốn khỏi bệnh gia đình phải nhờ thầy cúng (Pơjâu) dùng các hình thức bói để biết hồn ngƣời bệnh đang ở đâu mà tìm cách đƣa về. Chính vì vậy, trong đời sống ngƣời Banahr diễn ra nhiều nghi lễ liên quan đến việc đảm bảo sức khỏe cho các cá nhân và cộng đồng nhƣ lễ đền tội (Pơkra) , lễ tẩy uế (Boah), lễ tăng lực (Pơkơjăp),…

Kinh tế

Trong lĩnh vực kinh tế truyền thống, ngƣời Banahr, nghề nông chiếm vị trí hàng đầu. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng trọt trên loại hình đất rẫy và loại hình ruộng nƣớc sơ khai, với kỹ thuật giản đơn, công cụ thô sơ nhƣ rìu, dao, cuốc, gậy chọc lỗ,…Họ cũng chăn nuôi nhiều loại gia súc, gia cầm, đôi khi có nuôi ngựa và voi. Ngƣời Banahr thạo nhiều nghề thủ công nhƣ đan lát, dệt vải, nấu rƣợu cần, rèn sắt, làm gốm,..trong đó phổ biến nhất là đan lát của nam giới và dệt thổ cẩm của nữ giới. Nền kinh tế của ngƣời Banahr chủ yếu là tự cung tự cấp, các hoạt động trao đổi sản phẩm còn mang tính thô sơ, theo phƣơng thức vật dụng đổi lấy vật dụng, thƣờng mang tính ngẫu nhiên và ƣớc lệ. Khi trao đổi sản phẩm, vật ngang giá chung có thể là lƣơng thực tính bằng gùi, các loại vật dụng tính theo đơn vị và tiện ích sử dụng, gia súc gia cầm tính theo độ lớn của con vật.

Nhà ở

Nhà ở của ngƣời Banahr thuộc loại hình nhà sàn. Ở mỗi làng có một nhà công cộng là Nhà Rông - trụ sở tôn kính, nơi dân làng hội họp, tiến hành các nghi lễ phong tục của cộng đồng và cũng là nơi tiếp khách lạ vào làng. Trƣớc đây, khi chế độ gia đình lớn còn thịnh hành, ở vùng ngƣời Banahr sinh sống thƣờng có những căn nhà dài hàng trăm mét, tuy nhiên hiện nay chế độ gia đình lớn không còn nữa, mô hình các gia đình nhỏ với những căn nhà sàn gọn gàng xuất hiện ngày càng nhiều. Nhà sàn thƣờng dài từ 7m đến 15m, rộng từ

3m-4m, cao từ 4m-5m, sàn cách mặt đất khoảng 1m đến 1,5m. Đặc điểm đặc trƣng của nhà cổ truyền Banahr là nhà nóc hình mai rùa hoặc chỉ còn là hai mái chính với hai mái phụ hình khum - dấu vết của nóc hình mai rùa, trên cùng có "sừng" trang trí (với các kiểu khác nhau tùy theo địa phƣơng). Vách che nghiêng theo thế “thƣợng thách hạ thu”, nhà tre vách nhƣng có thêm lớp đố, bên ngoài buộc rất cầu kỳ nhƣ là một lớp trang trí. Bộ khung nhà kết cấu đơn giản, có làm vì kèo nhƣng vẫn trên cơ sở của vì cột, tổ chức mặt bằng đơn giản. Vật liệu để làm nhà ở và nhà rông là gỗ, tranh, tre, nứa, lá, song, mây,…dễ tìm xung quanh địa bàn cƣ trú.

Hôn nhân

Ngƣời Banahr cho phép tự do tìm hiểu và lựa chọn bạn đời, việc cƣới xin đều theo nếp cổ truyền. Trong ngôn ngữ của ngƣời dân ở đây tồn tại hai thuật ngữ hôn nhân, tƣờng hợp trai gái tự do yêu đƣơng và tìm ngƣời bạn đời tiến tới hôn nhân, ngƣời dân gọi là chărơihkơ ding (hôn nhân tự chọn); trƣờng hợp cha mẹ quyết định gả bán con theo ý kiến riêng của mình, ngƣời dân gọi là mẽ bă pơ giao ăn (cha mẹ gả bán). Đối với ngƣời Banahr, hôn nhân một vợ một chồng từ lâu đã mang tính phổ biến và bền vững, chủ yếu là gia đình một vợ một chồng sinh sống cùng con cái. Là một dân tộc theo nguyên tắc ngoại hôn dòng họ nên ngƣời Banahr khuyến khích những đôi trai gái khác dòng họ kết hôn với nhau. Nếu xác định đƣợc rõ ràng hai ngƣời trong cùng một dòng họ (krung ktum ) thì chuyện cƣới xin khó xảy ra.

Những trƣờng hợp chồng hay vợ chết sớm chƣa đƣợc làm lễ bỏ mả, ngƣời goá có thể tái giá, nhƣng trƣớc đó phải tiến hành một lễ cúng với lễ vật gồm một ghè ruợu, một con gà, sau đó việc tái giá của ngƣời goá đƣợc dân làng đồng tình, ủng hộ. Vì vậy, nghi lễ này đƣợc coi là lễ bỏ mả sớm. Thời gian nhanh nhất là 3 năm sau khi ngƣời chồng hoặc ngƣời vợ mất đi. Trong trƣờng hợp ngƣời goá có quan hệ trai, gái trƣớc thời điểm này sẽ bị làng phạt một bò làm lễ cúng, vì tội vi phạm quy định hôn nhân.

Một phần của tài liệu Phát thanh tiếng dân tộc với người dân tộc thiểu số bản địa Kon Tum (Trang 31)