Tăng cƣờng cơ sở vật chất kĩ thuật, nâng cao chất lƣợng sóng và mở rộng vùng phủ sóng

Một phần của tài liệu Phát thanh tiếng dân tộc với người dân tộc thiểu số bản địa Kon Tum (Trang 102)

- Căn cứ vào khung chƣơng trình, sắp xếp tin bài theo chủ đề hoặc phạm vi phản ánh, nhƣng phải bám sát nhiệm vụ chính trị của đài và đáp ứng nhu

3.3.5.Tăng cƣờng cơ sở vật chất kĩ thuật, nâng cao chất lƣợng sóng và mở rộng vùng phủ sóng

mở rộng vùng phủ sóng

Với PT-TH thì khoa học kĩ thuật đóng vai trò rất quan trọng. Khoa học công nghệ cao sẽ nâng cao chất lƣợng tin bài hơn nhiều, góp phần cải thiện chất lƣợng âm thanh hình ảnh trên sóng. Đầu tƣ trƣớc hết là máy phát sóng để có diện phủ sóng lớn hơn. Các trang thiết bị đƣợc đầu tƣ mới cần đáp ứng yêu cầu tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quản lý chuyên ngành về máy phát, công suất phát xạ, kênh tần số, bức xạ giả, ...

“Quy hoạch băng tần cho hệ thống phát sóng phát thanh, truyền hình mặt đất: + Băng tần MF (526,25 – 1606.5 KHz): phát thanh AM, phát thanh số; + Băng I VHF (54 – 68 MHz): phát thanh FM công suất nhỏ, phát thanh số. Băng II VHF (174 – 230 MHz): truyền hình tƣơng tự, truyền hình số và phát thanh số.

+ Băng UHF (470 – 806 MHz): truyền hình mặt đất công nghệ tƣơng tự và số. Theo lộ trình số hóa thì một phần băng tần này sẽ đƣợc chuyển đổi sang cho các nghiệp vụ thông tin vô tuyến khác.

+ Băng tần L (1452 – 1492 MHz): căn cứ vào điều kiện thực tế, băng tần này có thể đƣợc nghiên cứu phân bổ cho phát thanh công nghệ số.”

[Quyết định số 22/2009/QĐ-TTG Quyết định phê duyệt Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020, ngày 16/02/2009]

“Khuyến khích việc chuyển giao công nghệ truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình, mua bản quyền để tạo điều kiện cho việc nhập khẩu và triển khai các công nghệ truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình tiến tiến, hiện đại;

Hỗ trợ phát triển công nghệ sản xuất thiết bị truyền dẫn, phát song phát thanh, truyền hình, đặc biệt là các thiết bị nghe – xem đầu cuối số thông qua việc nhanh chóng xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho các loại công nghệ truyền dẫn, phát sóng mới.”

[Quyết định số 22/QĐ-TTg ngày 16/02/2009 về phê duyệt quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020]

Kế hoạch phủ sóng, đối với vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc miền núi là một trong những chƣơng trình trọng điểm. Chƣơng trình Mục tiêu Quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo năm 2012 của Bộ Thông tin&Truyền thông đã quyết định xây dựng tại tỉnh Kon Tum:

- Xây dựng mới ít nhất 04 đài truyền thanh xã theo nguyên tắc tận dụng cơ sở vật chất sẵn có tại địa phương (tại trụ sở UBND xã, nhà văn hoá xã hoặc địa điểm phù hợp);

- Nâng cấp ít nhất 02 đài phát thanh, truyền hình huyện hoặc 02 trạm phát lại phát thanh, truyền hình khu vực, trong đó ưu tiên nâng cấp các đài, trạm hiện có đã xuống cấp, chưa đảm bảo chất lượng phủ sóng.

Về hệ thống truyền thanh không dây: hiện tại toàn tỉnh có 62 trạm, trong đó 45 trạm hoạt động tốt, 11 trạm bị hƣ hỏng, 6 trạm bị hƣ hỏng hoàn toàn không thể khắc phục [Báo cáo số 104/STTTT-BCXB về Hiện trạng hệ thống truyền thanh không dây cấp xã đã hư hỏng, xuống cấp, không hoạt động và kế hoạch đầu tư sửa chữa]. Vì vậy, Đài PT-TH Kon Tum cần phối hợp với Sở Thông tin&Truyền thông, các cấp ngành liên quan, bố trí nhân lực và nguồn ngân sách để sửa chữa, cải tạo nhà trạm, phòng đặt máy, các trang thiết bị đảm bảo điều kiện hoạt động an toàn của máy phát về nguồn điện, nhiệt độ môi trƣờng, chống sét và các điều kiện cần thiết khác phục vụ nhân công quản lý, vận hành máy móc, thiết bị. Tăng cƣờng quản lý, khai thác sử dụng và duy trì hoạt động thƣờng xuyên sau khi dự án hoàn thành và đƣợc đƣa vào sử dụng. Song song với công tác đầu tƣ cơ sở vật chất, kỹ thuật là đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên chuyên môn và ý thức trách nhiệm nghề nghiệp cao.

Phát thanh tiếng dân tộc đƣợc quan tâm đầu tƣ đúng mức, có đội ngũ ngƣời làm chƣơng trình nhiệt huyết, không ngừng học hỏi, nâng cao tay nghề, thì chƣơng trình đó mới có thể phát triển, nâng mình lên tầm cao mới; tuyên truyền kịp thời và đầy đủ đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc; đáp ứng nhu cầu thông tin của đồng bào DTTS bản địa Kon Tum.

Tiểu kết chương 3

Nhận thức rõ xu hƣớng phát triển của phát thanh hiện đại, chƣơng trình phát thanh tiếng dân tộc Kon Tum đang có những đổi thay tích cực về nội dung, phƣơng thức thể hiện, kết cấu chƣơng trình và kỹ thuật thực hiện. Tăng cƣờng công tác tuyên truyền theo định hƣớng chung nhƣng vẫn đảm bảo sự hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu thông tin của đồng bào DTTS bản địa. Bên cạnh những ƣu điểm đã đạt đƣợc, chƣơng trình phát thanh tiếng dân tộc Kon Tum cũng còn tồn tại một số khuyết điểm về đề tài hạn hẹp, hình thức thể hiện khô cứng và yếu tố kỹ thuật chƣa tiến bộ. Những khuyết điểm này xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn nguyên nhân khách quan. Đồng bào DTTS là một nhóm công chúng đặc biệt với những đặc trƣng riêng vì vậy cũng cần có những sự quan tâm riêng, có cách tiếp cận riêng. Muốn nâng cao hiệu quả thông tin cho bà con việc làm trƣớc hết là tìm hiểu và nghiên cứu thật kỹ về đối tƣợng tiếp nhận thông tin. Cần thiết có sự quan tâm và đầu tƣ của các cấp, ngành liên quan để khắc phục những khuyết điểm này, nhằm xây dựng và phát triển chƣơng trình phát thanh tiếng dân tộc Kon Tum. Điều này không chỉ đáp ứng tốt nhu cầu thông tin của công chúng DTTS bản địa, mà còn phù hợp với xu thế phát triển của phát thanh hiện đại.

Trong bối cảnh cạnh tranh giữa các loại hình báo chí nhƣ hiện nay, cũng cần lƣu ý rằng phát triển các chƣơng trình phát thanh tiếng dân tộc phải đảm bảo đúng chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách dân tộc của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc; nội dung hấp dẫn, phù hợp với tâm lý ngƣời DTTS bản địa Kon Tum, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Dựa trên nền tảng kĩ thuật cao nhằm nâng cao sự phong phú về hình thức thể hiện, gắn với hình ảnh trực quan sinh động. Đồng thời chƣơng trình cũng phải phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, liên quan từ đó tranh thủ sự quan tâm, đầu tƣ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và ngày càng phát triển toàn diện hơn. Sự phát triển của phát thanh tiếng dân tộc Kon Tum đã và đang góp phần vào sự phát triển chung của truyền thông cả nƣớc./.

KẾT LUẬN

Với một tỉnh miền núi có 52% dân số là ngƣời DTTS, đời sống kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn nhƣ Kon Tum thì chƣơng trình phát thanh tiếng Banahr, Jẻ Triêng và Xê Đăng thực sự là kênh truyền thông hữu ích và thiết thực. Hơn 20 năm trôi qua kể từ ngày đầu tiên lên sóng, chƣơng trình phát thanh tiếng dân tộc luôn là ngƣời bạn đồng hành gắn bó với đồng bào DTTS bản địa Kon Tum. “Tiếng nói” của Phát thanh tiếng dân tộc đã thôi thúc đồng bào DTTS bản địa hăng hái tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; là lực lƣợng xung kích trên mặt trận cung cấp thông tin toàn diện, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa miền núi và đồng bằng; làm thay đổi nhận thức dẫn đến thay đổi hành vi theo hƣớng tích cực; là cánh cửa mở để đồng bào nắm bắt thông tin trong tỉnh, trong nƣớc và nhìn ra thế giới; tuyên truyền đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà Nƣớc; góp phần xây dựng kinh tế xã hội và thúc đẩy sự phát triển đời sống đồng bào DTTS; nâng cao trí thức, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS; là phƣơng tiện sắc bén chống diễn biến hoà bình, giữ vững an ninh trật tự xã hội.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc, phát thanh tiếng dân tộc trên địa bàn tỉnh Kon Tum vẫn còn tồn tại một số điểm yếu kém, chƣa thể đáp ứng toàn diện nhu cầu thông tin của đồng bào DTTS bản địa. Một chƣơng trình phát thanh tiếng dân tộc hiện đại cần phải có nội dung phong phú, phù hợp với đời sống của bà con DTTS bản địa, kết hợp hài hòa giữa thông tin và yếu tố giải trí, đồng thời có định hƣớng dƣ luận và định hƣớng thẩm mỹ; phƣơng thức truyền tin nhanh gọn (nhƣ phát thanh trực tiếp); ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu; giọng đọc phù hợp với chƣơng trình và thính giả; khai thác, sử dụng tốt các yếu tố bổ trợ cho giọng nói (âm nhạc, tiếng động) một cách hiệu quả. Đầu tƣ để phát thanh tiếng dân tộc phát triển chính là phƣơng thức hiệu quả nhất để đáp ứng nhu cầu hƣởng thụ thông tin của đồng bào DTTS, đồng

thời rút ngắn khoảng cách thông tin giữa các vùng miền; góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của đất nƣớc. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực của những ngƣời làm chƣơng trình, không ngừng học tập, nâng cao đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ. Điều này cũng cần sự quan tâm của các cấp, ban, ngành có liên quan, phối hợp một cách chặt chẽ. Phát thanh tiếng dân tộc đang và sẽ tiếp tục vừa hợp tác, tận dụng, vừa cạnh tranh mạnh mẽ với các loại hình báo chí, truyền thông hiện đại khác. Với những thế mạnh riêng của mình, phát thanh vẫn là một phần không thể thiếu với công chúng, nhất là với đồng bào DTTS bản địa Kon Tum. Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010 của Chính phủ đã nhận định:

“Phát thanh có khả năng to lớn trong việc cung cấp cho công chúng những thông tin nhanh nhất, những chương trình âm nhạc, giải trí chất lượng cao…Phương tiện, thiết bị phát và thu tín hiệu phát thanh gọn nhẹ hơn. Phát thanh có lợi thế trong việc đưa thông tin tới người nghe ở các vùng hiểm trở, cách xa đô thị kể cả những người khiếm thị và người mù chữ”

Trong phạm vi của một Luận văn với mục đích là trình bày thực trạng của chƣơng trình phát thanh tiếng dân tộc Kon Tum, đi sâu tìm vai trò của chƣơng trình đối với đời sống của đồng bào DTTS Kon Tum. Chúng tôi đã cố gắng phản ánh một cách chân thực nhất thực trạng chƣơng trình phát thanh tiếng dân tộc, trên cở sở đó đề ra một số biện pháp mang tính khả thi nâng cao chất lƣợng chƣơng trình. Để từ đó có những tác động tích cực đến nhận thức của bà con DTTS Banahr, Xê Đăng, Jẻ Triêng, dẫn đến việc thay đổi trong hành động, nâng cao nhận thức, góp phần khắc phục đời sống khó khăn của bà con, rút ngắn khoảng cách của đồng bào DTTS Kon Tum với công chúng cả nƣớc./

Một phần của tài liệu Phát thanh tiếng dân tộc với người dân tộc thiểu số bản địa Kon Tum (Trang 102)