Đài Phát thanh Truyền hình KonTum

Một phần của tài liệu Phát thanh tiếng dân tộc với người dân tộc thiểu số bản địa Kon Tum (Trang 47 - 49)

Đài PT-TH Kon Tum đƣợc thành lập vào ngày 26/11/1991 theo Quyết định số 30/QĐ-UB ngày 30/11/1991 của UBND tỉnh Kon Tum, trụ sở cơ quan tại số 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.

Nhân sự ban đầu có 21 ngƣời, đƣợc chia thành 03 tổ: tổ Kỹ thuật 07 ngƣời; tổ Phóng viên, Biên tập 07 ngƣời; tổ Tổ chức hành chính 06 ngƣời. Cơ sở vật chất làm việc thô sơ, thiết bị kỹ thuật còn nghèo nàn, trang thiết bị phát sóng gồm có 01 máy phát hình 30W; 01 máy phát thanh AM 01 Kw; phát thanh SM (sóng ngắn) 02 Kw. Thời lƣợng phát sóng chƣơng trình địa phƣơng tỉnh Kon Tum chỉ 02 buổi/tuần (15 phút/buổi) và tiếp sóng 02 Đài Quốc gia. Đƣợc sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của chính quyền tỉnh và sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Đài TNVN, cơ sở vật chất và đội ngũ nhân lực của Đài dần lớn mạnh. Bên cạnh đó, nội bộ cơ quan luôn giữ đƣợc sự đoàn kết, đội ngũ cán bộ viên chức của Đài luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn đƣợc giao, góp phần xây dựng tỉnh Kon Tum ổn định và phát triển. Đến nay, bộ máy tổ chức của Đài hiện nay có 07 phòng và 01 tổ chuyên môn; cán bộ nhân viên là 95 ngƣời (trong đó có 19 cán bộ nhân viên ngƣời ngƣời DTTS, trình độ cao đẳng và đại học là 65 ngƣời, trung cấp 30 ngƣời). Năm 2012, Đài PT-TH Kon Tum duy trì lịch phát sóng các chƣơng trình phát thanh, truyền hình cả 4 thứ tiếng: Phổ thông, Xê Đăng, Banahr và Jẻ Triêng; tổng số chuyên mục, chuyên đề là 24, trong đó nhiều chuyên mục, chuyên đề đƣợc đông đảo công chúng yêu thích và đánh giá cao nhƣ: “Diễn đàn cử tri”, “Vì an ninh Tổ quốc”, “Hộp thư truyền hình”, “Lực lượng vũ trang trong tỉnh”, “Trang truyền hình địa phương”,…

Qua 20 năm xây dựng và phát triển, đài PT-TH Kon Tum đã đạt đƣợc những thành tích đáng ghi nhận trong công tác tuyên truyền. Đội ngũ phóng viên, biên tập viên luôn chú trọng công tác “Nâng cao chất lượng, nội dung chương trình” và phong trào “Giữ vững đạo đức, phẩm chất và tư cách của một nhà báo”. Nhờ đó chất lƣợng tin, bài đƣợc nâng cao, nội dung phản ánh đa dạng, phong phú về mọi mặt trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt là lƣợng tin, bài viết về đời sống của của đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa ngày càng phong phú, đa dạng; tấm gƣơng ngƣời tốt việc tốt, gƣơng làm kinh tế giỏi, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cƣ. Đồng thời, Đài cũng có những tin, bài tích cực phê phán mặt trái của xã hội: tiêu cực, tham nhũng, vi phạm chế độ chính sách, quan liêu, sách nhiễu của một bộ phận cán bộ, công nhân viên của các cơ quan, doanh nghiệp,…Sự hoạt động hiệu quả của Đài góp phần đa dạng hóa thông tin, đƣa ra cái nhìn toàn diện về tình hình trong tỉnh, trong nƣớc cũng nhƣ thông tin trên thế giới cho công chúng trong tỉnh.

Hiện nay, hệ thống trang thiết bị kỹ thuật của ngành PT-TH trong tỉnh đã đƣợc đầu tƣ: máy phát, thiết bị sản xuất chƣơng trình, camera,... từ Đài tỉnh đến các Đài huyện, thành phố. Đài PT-TH tỉnh hiện có 01 máy phát thanh FM công suất 10KW/máy, 05 máy phát hình công suất 2000W và 5000W tiếp sóng 100% của các kênh VTV1,VTV2, VTV3, (VTV5 tiếp sóng 06 giờ/ngày), phát chƣơng trình truyền hình địa phƣơng (KRT) tiếp sóng VTV4. Thiết bị sản xuất chƣơng trình từ chỗ đơn giản đã chuyển sang chuyên dụng, kỹ thuật số, diện tích phủ sóng đến cuối năm 2011 là 95% về phát thanh và 90% về truyền hình; phát thanh chƣơng trình địa phƣơng 4h15 phút/ngày và tiếp sóng chƣơng trình của Đài TNVN; phát chƣơng trình truyền hình địa phƣơng (KRT) mỗi ngày 9h40 phút, phát 4 buổi/ngày.

Với sự nỗ lực cao của phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên, kỹ thuật viên và cộng tác viên của Đài, ngày càng nhiều chuyên mục, chuyên đề đƣợc mở ra, cung cấp lƣợng tin, bài có nội dung tốt, mang tính chiều sâu,

tuyên truyền và phản ánh kịp thời các sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh nói riêng và của cả nƣớc nói chung.

Một phần của tài liệu Phát thanh tiếng dân tộc với người dân tộc thiểu số bản địa Kon Tum (Trang 47 - 49)