Nguyên
Vùng văn hóa là một không gian văn hóa nhất định, đƣợc tạo thành bởi các đơn vị dân cƣ trên một phạm vi địa lý của một hay nhiều tộc ngƣời, sáng tạo ra một hệ thống các dạng thức văn hóa mang đậm sắc thái tâm lý cộng đồng. Có hai yếu tố tạo nên bản sắc văn hóa vùng:
- Yếu tố về môi trƣờng sinh thái - tự nhiên mà từ đó sinh ra/quy định cách thức cƣ trú, canh tác, đấu tranh sinh tồn và phát triển.
- Yếu tố chứa đựng các hình thức biểu hiện văn hóa của con ngƣời, tạo ra cung cách nhận thức - hoạt động riêng, tạo ra nếp sống, phong tục tập quán, văn học nghệ thuật, ngôn ngữ và các quan hệ giao lƣu kinh tế - văn hóa,… giữa nội bộ cộng đồng hay với cƣ dân của các vùng đất/ địa phƣơng khác
Hiện nay, tồn tại những quan điểm phân chia văn hóa vùng miền khác nhau, trong đó quan điểm của nhà nghiên cứu Trần Quốc Vƣợng có nhiều cơ
sở hợp lí. Theo ông, về tổng quan lãnh thổ Việt Nam chia làm 6 vùng văn hóa Tây Bắc, Việt Bắc, châu thổ Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ. Trong đó, vùng văn hóa Tây Nguyên nằm trên sƣờn đông của dải Trƣờng Sơn, bắt đầu từ vùng núi Bình-Trị-Thiên với trung tâm là 5 tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng. Vùng văn hóa Tây Nguyên có trên 20 tộc ngƣời nói các ngôn ngữ Môn-Khmer và Nam Đảo cƣ trú. Đông nhất là dân tộc Gia-rai, tiếp theo là Ê-đê, Banahr, Cơ-ho, Xê Đăng, Mnông, Jẻ-Triêng,..Các DTTS bản địa Tây Nguyên không còn cƣ trú theo lãnh thổ tộc ngƣời riêng biệt mà sinh sống xen kẽ, đan xen nhau, có sự giao lƣu về văn hóa với ngƣời Kinh và các DTTS từ miền Trung, miền Bắc đến sinh cơ lập nghiệp. Trong quá trình chung sống cận kề, các cộng đồng dân cƣ tuy thuộc nhiều nhóm ngôn ngữ khác nhau nhƣng cơ bản có sự hoà hợp, đoàn kết, không phân biệt giữa ngƣời tại chỗ và nơi khác đến, cùng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Vùng văn hóa Tây Nguyên lại có thể chia thành nhiều tiểu vùng văn hóa căn cứ vào không gian địa lí, khí hậu và lịch sử hình thành, phát triển của vùng, trong đó có tiểu vùng văn hóa Kon Tum. Kon Tum đƣợc thành lập lại theo Nghị quyết kì họp thứ 9, Quốc hội khóa VIII ngày 12/8/1991, là một tỉnh vùng cao, biên giới, địa hình phức tạp, giao thông khó khăn, có nhiều xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Nơi đây, toàn bộ văn hóa tộc ngƣời cơ bản vẫn là văn hóa dân gian,“văn hóa cồng chiêng”, “văn hóa luật tục”, “văn hóa nhà mồ”, “văn học sử thi”, nhà sàn, nhà rông, đàn đá, đàn t’rƣng, đàn klông pút, lễ bỏ mả, lễ đâm trâu... Quan hệ xã hội cơ bản của buôn làng là quan hệ cộng đồng với nhiều phạm vi và mức độ khác nhau nhƣng chúng không hề đối lập nhau; ở phạm vi nhỏ là cộng đồng gia tộc vốn còn tồn tại tàn dƣ của gia tộc lớn mẫu hệ, ở phạm vi rộng hơn và cơ bản hơn là cộng đồng làng buôn đan kết giữa quan hệ huyết thống và quan hệ láng giềng. Nội dung chính của loại di sản văn hóa này là các tri thức đa dạng về đời sống xã hội tộc ngƣời, các hình thức tƣ duy và ngôn ngữ biểu đạt mang sắc thái độc đáo.
Đời sống nhân dân DTTS Kon Tum vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần, cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, trình độ dân trí thấp, còn nhiều phong tục, tập quán lạc hậu. Nhƣng nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã đoàn kết một lòng, phát huy truyền thống với tiềm năng thế mạnh sẵn có để xây dựng và phát triển tỉnh nhà.
Những năm qua, các dân tộc thiểu số trong tỉnh thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ tỉnh là: Xây dựng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa, giữ vững ổn định chính trị, chống âm mưu “Diễn biến hòa bình”, gây bạo loạn của các thế lực thù địch, sự kiện gây rối chính trị ở các tỉnh Tây Nguyên năm 2001 và năm 2004 các hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc chống phá Đảng, chống chế độ xã hội chủ nghĩa trong thời gian gần đây, nhất là việc kích động, dụ dỗ nhiều thanh niên dân tộc thiểu số vượt biên trái phép sang Campuchia,…cho thấy kẻ thù đang ráo riết thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình để chống phá ta, nhưng chúng đều thất bại dưới sức mạnh của khói Đại đoàn kết dân tộc. Nhờ làm tốt công tác vận động quần chúng từ cơ sở, luôn bám sát cơ sở, năm bắt tình hình trong nhân dân và kịp thời dập tắt ngay những âm mưu gây rối tại địa phương. Tích cực vận động nhân dân các dân tộc thiểu số nêu cao cảnh giác cách mạng, không nghe, không tin, không làm theo kẻ xấu xúi giục.[ 2, tr.3]
1.2.3.2. Địa lý
Kon Tum thuộc phía Bắc Tây Nguyên, nằm ở ngã ba Đông Dƣơng, có cửa khẩu quốc tế Bờ Y - cửa ngõ ba nƣớc Việt Nam – Lào – Campuchia. Phía Đông giáp với tỉnh Quảng Ngãi, phía Bắc giáp với tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáp với tỉnh Gia Lai, phía Tây giáp với hai nƣớc Lào và Campuchia. Phần lớn lãnh thổ Kon Tum nằm ở phía Tây dãy Trƣờng Sơn, địa hình đa dạng, thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông, bao gồm: đồi núi, cao nguyên và thung lũng xen kẽ với nhau rất phức tạp. Độ cao trung bình ở phía Bắc từ 800 – 1.200m, phía Nam từ 500 – 550m.
Đi ̣a hình : khá đa dạng gồm đồi núi , cao nguyên và vùng trũng xen kẽ nhau. Trong đó :
- Địa hình đồi, núi: chiếm khoảng 2/5 diê ̣n tích toàn tỉnh, bao gồm nhƣ̃ng đồi núi liền dải có đô ̣ dốc 150 độ trở lên. Núi cấu tạo bởi đá biến chất cổ nên có dạng khối nhƣ khối Ngọc Linh (đỉnh Ngo ̣c Linh cao 2.598 m) nơi bắt nguồn của nhiều con sông lớn nhƣ sông Thu Bồn , Vu Gia, Trà Khúc. Đi ̣a hình núi cao liền dải phân bố chủ yếu ở phía Bắc , Tây Bắc chạy sang phía đông tỉnh Kon Tum . Ngoài ra , Kon Tum còn có mô ̣t số ngo ̣n núi nhƣ Bon San (1.939 m), Ngọc Kring (2.066 m). Mặt đi ̣a hình bi ̣ phân cắt hiểm trở, tạo thành các thung lũng hẹp, khe, suối. Đi ̣a hình đồi tâ ̣p trung chủ yếu ở huyê ̣n Sa Thầy có dạng nghiêng về phía Tây và thấp dần về phía Tây Nam , xen giƣ̃a vùng đồi là dãy núi Chƣ Mo Rai.
- Địa hình thung lũng : nằm do ̣c theo sông Pô Kô đi về phía Nam của tỉnh, có dạng lòng máng thấp dần , theo thung lũng có nhƣ̃ng đồi lƣợn sóng nhƣ huyện Đăk Tô , Đăk Hà và có nhiều chỗ bề mă ̣t bằng phẳng nhƣ vùng thành phố Kon Tum. Thung lũng Sa Thầy đƣợc hình thành giƣ̃ a các dãy núi kéo dài về phía Đông chạy dọc biên giới Việt Nam - Campuchia.
- Địa hình cao nguyên: tỉnh Kon Tum có cao nguyên Konplong nằm giữa dãy An Khê và dãy Ngọc Linh có độ cao 1.100 - 1.300 m, đây là cao nguyên nhỏ, chạy theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam.
Khí hậu: Kon Tum thuộc vùng khí hâ ̣u nhiê ̣t đới gió mùa cao nguyên . Nhiê ̣t đô ̣ trung bình trong năm dao đô ̣ng trong khoảng 22 - 230
C, biên độ nhiê ̣t đô ̣ dao đô ̣ng trong ngày 8 - 90
C. Kon Tum có 2 mùa rõ rệt: mùa mƣa chủ yếu bắt đầu tƣ̀ tháng 4 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Hàng năm, lƣơ ̣ng mƣa trung bình khoảng 2.121 mm, lƣợng mƣa năm cao nhất 2.260 mm, năm thấp nhất 1.234 mm, tháng có lƣợng mƣa cao nhất là thá ng 8. Mùa khô , gió chủ yếu theo hƣớng Đông Bắc ; mùa mƣa , gió chủ yếu theo hƣớng Tây Nam.
Toàn tỉnh có 8 huyện và 1 thành phố với 10 phƣờng, 06 thị trấn và 81 xã, trong đó có 10 xã biên giới với 142,4 km đƣờng biên giới với Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và 138 km đƣờng biên giới với Vƣơng quốc Campuchia. Là một trong 10 tỉnh thuộc tam giác phát triển kinh tế của ba nƣớc Việt Nam, Lào, Campuchia, đầu mối giao lƣu kinh tế trong nƣớc và quốc tế nên Kon Tum có vị trí chiến lƣợc về an ninh quốc phòng và có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, công tác thông tin tuyên truyền, hoạt động báo chí trên lĩnh vực PT-TH rất cần thiết, nhằm định hƣớng thông tin, tuyên truyền đƣờng lối, chủ trƣơng chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc, làm cho nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh ngày càng đoàn kết, cùng nhau xây dựng và phát triển Kon Tum.
1.2.3.3. Dân cƣ
Dân số của tỉnh tính đến ngày 31/12/2010 là 455.230 ngƣời [8, tr.25], ngƣời DTTS chiếm khoảng 54% dân số toàn tỉnh với 22 dân tộc anh em. Trong đó, có 6 DTTS bản địa là Banahr, Jẻ Triêng, Xê Đăng, Brâu, Gia Rai và Rơ Măm, đây là những dân tộc xuất hiện ở Kon Tum sớm nhất và có nền tảng văn hóa độc đáo, phong phú. Còn phải kể đến dân tộc H’rê là dân tộc cƣ trú lâu đời tại Kon Tum nhƣng chƣa đƣợc ghi danh vào DTTS bản địa. Dân cƣ phân bố dƣới hình thức cƣ trú theo từng vùng có sự đan xen giữa các thành phần dân tộc, phạm vi cƣ trú của từng dân tộc không phân định theo ranh giới hành chính. Bức tranh phân bố dân cƣ giữa các thành phần dân tộc trong tỉnh có những nét chung sau đây:
- Ngƣời Kinh cƣ trú phần lớn tại thành phố, thị trấn, dọc các trục lộ giao thông lớn, một số ít sống xen kẽ với đồng bào các DTTS trong các buôn làng.
- Ngƣời Xê Đăng ở tập trung nhiều nhất ở huyện Tu Mơ Rông và phần lớn phía Đông, phía Nam thuộc ba huyện ĐăkTô, Đăk Hà và Konplong kéo dài tới phía đông thành phố Kon Tum.
- Ngƣời Jẻ Triêng cƣ trú ở phía Bắc và phía Tây của dãy núi Ngọc Linh (thuộc huyện Đăk Glei, huyện Ngọc Hồi).
- Ngƣời Banahr cƣ trú tập trung ở một phần rộng lớn Đông Nam thành phố Kon Tum.
- Ngƣời Gia Rai sống tập trung ở phần lớn huyện Sa Thầy và một số xã ở phía Tây thị xã Kon Tum.
- Hai dân tộc Brâu và Rơ Măm có số dân tộc ít, cƣ trú gọn trong một khu vực nhỏ nhất định. Ngƣời Brâu sống tại làng Đăk Mế (xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi) còn dân tộc Rơ Măm sống ở làng Le (xã Mo Rai, huyện Sa Thầy). Đây chính là địa bàn duy nhất của hai dân tộc này trên lãnh thổ Việt Nam.
Những năm qua, Chính sách Dân tộc của Đảng và Nhà nƣớc thể hiện sự quan tâm đặc biệt về mọi mặt đối với đồng bào các DTTS Kon Tum, thông qua trực tiếp các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phƣơng đã nâng đời sống ngƣời dân lên từng bƣớc.
1.3. Nhu cầu tiếp nhận thông tin của ngƣời dân tộc thiểu số bản địa Kon Tum. 1.3.1. Đặc điểm các dân tộc thiểu số bản địa Kon Tum