Giọng đọc của phát thanh viên

Một phần của tài liệu Phát thanh tiếng dân tộc với người dân tộc thiểu số bản địa Kon Tum (Trang 64)

- Căn cứ vào khung chƣơng trình, sắp xếp tin bài theo chủ đề hoặc phạm vi phản ánh, nhƣng phải bám sát nhiệm vụ chính trị của đài và đáp ứng nhu

2.2.2.4.Giọng đọc của phát thanh viên

Đặc trƣng của phát thanh là chỉ sử dụng âm thanh (lời nói, tiếng động, âm nhạc) nên vai trò của phát thanh viên trở nên vô cùng quan trọng. Công

chúng không thể thấy đƣợc khuôn mặt, dáng vóc hay cử chỉ,…của phát thanh viên, mọi cảm nhận hay sự tƣởng tƣợng chỉ phụ thuộc vào giọng đọc mà thôi.

“Hãy sử dụng giọng nói của bạn như một nhạc cụ và bạn chơi âm điệu với nhạc cụ đó”

(Geoffrey Weekes)

Một giọng đọc hay phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó phần lớn đƣợc quyết định vào ý kiến của thính giả. Đặc biệt với thính giả là ngƣời DTTS, phát thanh viên không chỉ chú trọng nghiệp vụ, phát âm, “tròn vành rõ chữ” mà còn phải chú ý đến độ “biểu cảm” trong giọng nói. Làm thế nào để bà con có thể cảm nhận đƣợc sự gần gũi, thân tình từ chất giọng phát trên làn sóng. Làm thế nào để bà con có thể ghi nhớ, gật gù lắng nghe mỗi khi giọng nói ấy vang lên trên sóng? Làm thế nào để bà con có cảm giác chƣơng trình phát rộng rãi nhƣng vẫn nhƣ “nói cho một người nghe”? Tất cả phụ thuộc vào chất giọng, cách biểu đạt từ và tiết tấu nói mà phát thanh viên điều chỉnh.

Trong phòng thu âm, các phát thanh viên điều chỉnh chất giọng (bao gồm âm sắc, âm vực, cƣờng độ, độ vang,…) một cách chuẩn xác, không chói tai và không có giọng mũi. Mỗi phát thanh viên có chất giọng riêng, thể hiện cá tính của mình, giọng đọc giàu tính nhạc điệu sẽ tỏa ra sự tin tƣởng, thân mật, làm cho ngƣời nghe bị cuốn hút vào nội dung bức thông điệp mà phát thanh viên truyền tải. Điển hình nhƣ phát thanh viên Y Liên (chƣơng trình phát thanh tiếng Xê Đăng) có giọng nói trong trẻo, nhẹ nhàng rất phù hợp với các bài phản ánh, nội dung văn hóa, văn nghệ. Phát thanh viên A Hoàng (chƣơng trình phát thanh tiếng Jẻ Triêng) chất giọng ấm áp, hơi trầm, phù hợp với những phóng sự, mang tính chất chính luận.

Cách đọc và biểu đạt từ cũng rất quan trọng, đó là cách truyền tình cảm, cảm hứng từ phát thanh viên đến với công chúng của mình. Trong ngôn ngữ tiếng Jẻ Triêng không có các thanh “huyền, ngã, hỏi, nặng” nhƣ tiếng phổ thông, đọc một văn bản sẽ có cảm giác ngang ngang, phát thanh viên phải làm “mềm” văn bản bằng chính giọng nói của mình. Còn đặc trƣng của ngôn ngữ

tiếng Banahr là nhiều trọng âm, giọng đọc nặng, khó trôi chảy, do đó phát thanh viên phải biết cách nhấn nhá, lúc nào thì đọc liền một mạch, lúc nào thì ngắt quãng, để nội dung tin bài “nhẹ nhàng”, dễ đi sâu vào lòng công chúng. Bên cạnh đó, họ còn phải giữ tốc độ nói, giữ nhịp đọc vừa phải, không nói quá nhanh và nuốt mất từ, đôi khi dừng lại một chút để tạo nhịp điệu.

VD: Tin “Thu hút viện trợ trên 15,5 tỷ USD từ các tổ chức phi chính phủ” (PV Văn Hiển – Đức Thắng, chƣơng trình phát thanh tiếng Jẻ Triêng ngày 17/11/2011) có đoạn:

Trong 5 năm, tỉnh Kon Tum đã thu hút 38 tổ chức phi Chính phủ đến từ nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ và quốc tế viện trợ không hoàn lại cho tỉnh, với tổng kinh phí đạt trên 15,5 tỷ USD. Bằng chính sự nỗ lực của mình, Sở Ngoại vụ đã vận động tài trợ cho 129 dự án với tổng giá trị viện trợ trên 12,2 tỉ USD, chiếm gần 80% tổng số vốn viện trợ cho cả giai đoạn

Tiết tấu của bản tin trên cần chậm rãi, nhấn mạnh các con số, nêu nổi bật lên tổng giá trị viện trợ. Nên đọc rõ đơn vị tiền tệ là “đô la Mỹ”, vì 3 chữ USD chỉ là kí hiệu trên giấy, bà con DTTS nghe qua một lần sẽ khó nắm bắt đƣợc, họ chỉ cần giải nghĩa kí hiệu trên mà thôi. Nghe đọc “15 tỷ rƣỡi đô la Mỹ” chắc chắn bà con sẽ nhanh chóng hình dung ra giá trị của viện trợ. Tƣơng tự cũng nhƣ Euro nên đọc là “đồng Ơ rô”, JPY đọc là “đồng yên Nhật” hay GBP đọc là “đồng bảng Anh”,…

Ở Đài PT-TH Kon Tum, những ngƣời biên dịch cho chƣơng trình phát thanh tiếng dân tộc thƣờng kiêm luôn vai trò của phát thanh viên. Điều này rất thuận lợi cho việc nắm đƣợc “thần thái” của tác phẩm, thể hiện trên làn sóng dễ dàng. Đồng thời, cũng đặt lên vai biên dịch viên - phát thanh viên trách nhiệm nặng nề, cố gắng để đạt hiệu quả tốt cho cả hai công tác trên.

Một phần của tài liệu Phát thanh tiếng dân tộc với người dân tộc thiểu số bản địa Kon Tum (Trang 64)