Có chƣơng trình quy hoạch đào tạo nhân lực và mạng lƣới cộng tác viên

Một phần của tài liệu Phát thanh tiếng dân tộc với người dân tộc thiểu số bản địa Kon Tum (Trang 101 - 102)

- Căn cứ vào khung chƣơng trình, sắp xếp tin bài theo chủ đề hoặc phạm vi phản ánh, nhƣng phải bám sát nhiệm vụ chính trị của đài và đáp ứng nhu

3.3.4.Có chƣơng trình quy hoạch đào tạo nhân lực và mạng lƣới cộng tác viên

tác viên

Đào tạo nhân lực: Trƣớc tiên là chính sách về đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên trong đài, đặc biệt là các phóng viên ờ phòng Các thứ tiếng dân tộc. Đài cần tạo điều kiện về cả vật chất lẫn tinh thần, tạo điều kiện cho những ngƣời chƣa có bằng cấp đi học chuyên môn và cử những ngƣời có năng lực tiếp tục học các lớp chuyên sâu để trở thành nòng cốt cho đài. Hiện nay, có đến 18/19 nhân lực của phòng Các thứ tiếng dân tộc là con em ngƣời Banahr, Jẻ Triêng và Xê Đăng, vì chính họ sẽ hiểu hơn ai hết những ngƣời bà con của họ cần gì, muốn gì, và làm thế nào để họ hiểu hết thông tin mà mình muốn truyền đạt. Tuy nhiên, đa số phóng viên, phát thanh viên lại xa rời bản làng của mình quá lâu, có thể quên lƣợng ngôn ngữ bản địa lớn.

Khuyến khích những ngƣời làm chƣơng trình trở về tiếp xúc với thực tế, nắm đƣợc tình hình đời sống bà con là cách thiết thực nhất để tìm hiểu tâm lý và phục vụ tốt cho nhu cầu thông tin của bà con.

Xây dựng mạng lưới cộng tác viên nhiệt tình: Cộng tác viên chính là những ngƣời nắm rõ nhất tình hình thực tế nơi họ sống, hiểu diễn biến sự kiện xảy ra tại địa phƣơng mình. Đó là “cánh tay nối dài’ của Đài PT-TH Kon Tum, ở các huyện vùng sâu vùng xa thì đội ngũ cộng tác viên giúp chuyển thông tin một cách nhanh nhất. Xây dựng đƣợc mạng lƣới cộng tác viên nhiệt tình sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho chƣơng trình, trƣớc hết là giảm thiểu chi phí xây dựng chƣơng trình; phong phú lƣợng tin bài do mỗi cộng tác viên có giọng văn riêng biệt và lƣợng kiến thức về những mảng khác nhau; thổi “hơi thở mới” vào chƣơng trình, tránh sự nhàm chán. Muốn thực hiện điều đó, phòng Các thứ tiếng dân tộc phải kết hợp chặt chẽ với cơ quan nghiên cứu, sƣu tầm văn hóa dân gian, các nghệ nhân dân gian tại làng bản. Hàng năm, Đài cần phải thƣờng xuyên tổ chức các hội nghị cộng tác viên trên địa bàn toàn tỉnh. Thông qua hôi nghị này, các cộng tác viên sẽ nhìn nhận đƣợc những thiếu sót, sai lầm trong quá trình thể hiện tác phẩm, rút kinh nghiệm cần thiết sau này. Bên cạnh đó, Đài cần thƣờng xuyên phối hợp với các cơ quan báo chí Trung ƣơng, mở các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên môn và đặc biệt là đội ngũ cộng tác viên chƣơng trình Banahr, Jẻ Triêng, Xê Đăng. Qua đó sẽ từng bƣớc nâng cao chất lƣợng các tác phẩm báo chí, chất lƣợng chƣơng trình phát thanh cũng đƣợc đảm bảo.

Một phần của tài liệu Phát thanh tiếng dân tộc với người dân tộc thiểu số bản địa Kon Tum (Trang 101 - 102)