Điều chỉnh, bổ sung các chuyên mục và kết cấu chƣơng trình

Một phần của tài liệu Phát thanh tiếng dân tộc với người dân tộc thiểu số bản địa Kon Tum (Trang 99 - 101)

- Căn cứ vào khung chƣơng trình, sắp xếp tin bài theo chủ đề hoặc phạm vi phản ánh, nhƣng phải bám sát nhiệm vụ chính trị của đài và đáp ứng nhu

3.3.3.Điều chỉnh, bổ sung các chuyên mục và kết cấu chƣơng trình

Điều chỉnh, bổ sung các chuyên mục:

Nâng cao hiệu quả thông tin là mục tiêu hàng đầu của mọi cơ quan báo chí vì đó là mục đích cuối cùng mà hoạt động tuyên truyền hƣớng tới. Muốn thực hiện điều đó chƣơng trình phát thanh tiếng dân tộc Kon Tum nên bắt đầu từ việc xem xét các chuyên mục trong chƣơng trình đã thực sự hợp lý chƣa? Cần điều chỉnh và bổ sung những gì? Để bắt nhịp đƣợc sự thay đổi về nhu cầu thông tin của thính giả, bắt buộc chƣơng trình phải chú ý khu biệt từng đối tƣợng thính giả, tạo ra một diễn đàn, một không gian cụ thể trên sóng phát thanh để phục vụ nhu cầu ngƣời nghe tốt hơn. Có thể khu biệt thính giả theo các chuyên mục sau:

Chuyên mục dành cho thanh niên: Mục đích tạo ra diễn đàn này là nơi để các thanh niên DTTS có thể bày tỏ tâm tƣ, nguyện vọng của mình, đồng thời định hƣớng tƣ tƣởng, nhận thức cho lực lƣợng nòng cốt của xã hội. Từ chuyên mục này thanh niên sẽ nhận thức đƣợc phong trào thi đua yêu nƣớc, làm giàu, xây dựng nếp sống văn minh, hiện đại.

Chuyên mục dành cho phụ nữ: Các dân tộc Banahr, Jẻ Triêng, Xê Đăng đều theo chế độ mẫu hệ, vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình quan trọng. Xây dựng chuyên mục nhằm đáp ứng nguyện vọng của chị em, góp phần đƣa

các thông tin về giáo dục giới tính, sức khỏe, kế hoạch hóa gia đình, nuôi dạy trẻ em,…

Chuyên mục dành cho người cao tuổi: Đối với cộng ngƣời DTTS Banahr, Jẻ Triêng, Xê Đăng, vai trò của ngƣời cao tuổi lúc nào cũng đƣợc đánh giá cao, đặc biệt là già làng, trƣởng bản, tiếng nói của họ mang tính chính thống, rất có uy tín với dân làng, có trọng lƣợng để điều chỉnh dƣ luận xã hội. Mở chuyên mục này nhằm đề cao những kinh nghiệm sống, những hiểu biết của ngƣời cao tuổi đƣợc truyền đạt và lƣu giữ lại lễ hội truyền thống, kể chuyện sử thi, chuyện xây dựng làng bản,..

Điều chỉnh kết cấu chương trình:

“Một kết cấu hợp lý để đạt được hiệu quả tuyên truyền của chương trình phát thanh tiếng dân tộc chính là ở chỗ làm sao kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa thông tin và âm nhạc”. [27]

Kết cấu hợp lý để đạt đƣợc hiệu quả tuyên truyền của một trình phát thanh tiếng dân tộc là ở chỗ làm sao kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn giữa âm nhạc và văn bản. Bài viết nên ngắn gọn, đơn giản, khi đã dịch ra tiếng dân tộc chỉ nên có độ dài là 5 phút. Tăng thời lƣợng âm nhạc, phong phú các thể loại mang tính đặc thù của phát thanh,…

Tiếng động hiện trường. Tiếng động hiện trƣờng có hai dạng cơ bản: Tiếng động thực của hiện trƣờng và tiếng động đƣợc lƣu giữ trong các băng dữ liệu. Khi tiếng động hiện trƣờng đƣợc sử dụng tốt sẽ tạo ra ấn tƣợng lớn đối với thính giả, tạo sự sinh động cho tác phẩm. Nó giúp truyền tải ý đồ của tác giả và khả năng liên tƣởng của thính giả đƣợc nâng cao hơn. Do không đƣợc phụ trợ bởi hình ảnh nên tiếng động hiện trƣờng có thể tạo ra khả năng hình dung, tƣởng tƣợng cho thính giả.

Âm nhạc. Âm nhạc đƣợc sử dụng trong phát thanh nhằm tạo tính linh hoạt mềm mại cho thông tin và giúp thông tin đến với công chúng dễ dàng hơn. Có thể khẳng định rằng: một chƣơng trình phát thanh chỉ thiên về nội dung, thì cho dù có nhiều thể loại phong phú, đa dạng và đƣợc thực hiện một cách sinh động

đến thế nào đi nữa mà không chú ý đến phần nhạc trong chƣơng trình sẽ gây cảm giác căng thẳng cho thính giả.

Theo một nghiên cứu của Đài Phát thanh ABC (Úc) thì trong một chƣơng trình phát thanh, âm nhạc chiếm từ 35 – 45% là phù hợp nhất. Âm nhạc có thể làm thành một chƣơng trình riêng hoặc làm nền cho các chƣơng trình khác. Nhạc cắt, nhạc hiệu, nhạc nền… giúp cho các chƣơng trình thêm đa dạng, làm nên cái riêng, cái đặc trƣng, là yếu tố hỗ trợ tạo khả năng thu hút cao hơn cho các chƣơng trình, giúp thính giả có thể thƣ giãn sau khi tiếp nhận tin tức. Âm nhạc trong chƣơng trình phát thanh tiếng dân tộc nên sử dụng các đoạn nhạc mang âm hƣởng đặc trƣng: các bài hát, hòa tấu sử dụng sáo, chiêng, trống,...

Bên cạnh đó cần chú ý nâng cao công tác biên dịch và thể hiện giọng đọc của phát thanh viên. Trong công tác biên dịch yêu cầu là xác định ngôn ngữ chuẩn của dân. Những thuật ngữ mới lạ, khái niệm mới mẻ, nội dung mới không có trong vốn từ vựng nên tìm từ tƣơng đƣơng thay thế nhƣng phải đảm bảo sự gần gũi, đơn giản, dễ hiểu. Cả biên dịch viên và phát thanh viên đều phải chú ý, quan sát và đi sâu tìm hiểu đời sống của bà con DTTS, để có thể thực hiện nghiệp vụ một cách chính xác và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Phát thanh tiếng dân tộc với người dân tộc thiểu số bản địa Kon Tum (Trang 99 - 101)