Tâm lý tiếp nhận truyền thông của công chúng ngƣời dân tộc thiểu số bản địa Kon Tum

Một phần của tài liệu Phát thanh tiếng dân tộc với người dân tộc thiểu số bản địa Kon Tum (Trang 52 - 55)

III Phần tin quốc tế

2.2.1.Tâm lý tiếp nhận truyền thông của công chúng ngƣời dân tộc thiểu số bản địa Kon Tum

2.2.1. Tâm lý tiếp nhận truyền thông của công chúng ngƣời dân tộc thiểu số bản địa Kon Tum số bản địa Kon Tum

Đặc trƣng của công chúng DTTS là sinh sống ở những vùng sâu, vùng xa, kinh tế kém phát triển, giao thông đi lại khó khăn, dân trí chƣa cao. Do đó, phát thanh chính là kênh thông tin thích hợp và hiệu quả để cung cấp thông tin cho công chúng. Tâm lý tiếp nhận thông tin của công chúng DTTS Kon Tum chủ yếu phụ thuộc vào: tập quán, truyền thống văn hóa, yếu tố hoàn cảnh sống, điều kiện kinh tế. Nhà báo buộc phải tìm hiểu tâm lý tiếp nhận thông tin của công chúng, thì mới có thể phục vụ tốt nhu cầu thông tin.

Tập quán, truyền thống văn hóa:

Phần lớn ngƣời DTTS bản địa Kon Tum sinh sống tại những vùng núi, vùng sâu vùng xa, giao thông đi lại khó khăn nhƣ xã Mo Rai, Ya Tăng (huyện Sa Thầy), Bờ Y, Sa Loong (huyện Ngọc Hồi), Đăk Man, Đăk Blô, Đăk Choong, Mƣờng Hoong, Ngọc Linh (huyện ĐăkGlei),…Kinh tế của ngƣời dân khu vực này chủ yếu là tự cung tự cấp, đời sống văn hóa, giải trí chƣa cao, còn tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu. Quanh năm làm việc trên nƣơng rẫy, ngƣời dân luôn chân luôn tay với công việc đồng áng, việc có một phƣơng tiện truyền thông phù hợp, không tốn nhiều thời gian, đầu tƣ kinh phí thấp là hết sức cần thiết. Chƣơng trình phát thanh có kết cấu và thời lƣợng, thời gian phát sóng phù hợp với nhịp sinh hoạt của bà con.

Bảng 2.3. Thời gian phát chương trình

Thời gian Xê Đăng Banahr J ẻ Triêng

Sáng 5h15 – 5h30 6h30 – 6h45 6h45 – 7h

Trƣa 10h45 – 11h 11h – 11h15 11h15 - 11h30

Đặc trƣng của phát thanh là tiếp nhận thông tin bằng cơ quan thính giác, công chúng vẫn có thể tiếp nhận thông tin trong khi đang làm việc. Bởi vào buổi sáng sớm trƣớc khi bà con ra đồng ruộng, lên nƣơng rẫy họ có thể nghe đƣợc đài, trên đƣờng đi họ cũng nghe đài (hình ảnh thƣờng gặp là cái gùi đeo sau lƣng, trong đó có chiếc Radiô lúc nào cũng đƣợc mở), đến giờ trƣa lúc đồng bào nghỉ ngơi họ lại có thể nghe đƣợc tin tức, sự kiện trong và ngoài tỉnh, những kinh nghiệm làm ăn hay, những gƣơng điển hình trong sản xuất, kinh doanh giỏi. Buổi chiều là lúc hoàn thành các công việc, trở về gia đình nghỉ ngơi, thảnh thơi để tiếp nhận thông tin khác, đặc biệt là lúc này thích hợp để thƣởng thức các chƣơng trình ca nhạc, văn nghệ. Thời điểm phát sóng của các chƣơng trình tiếng dân tộc Banahr, Jẻ Triêng và Xê Đăng lần lƣợt đƣợc phát sóng vào buổi sáng sớm, buổi trƣa và buổi chiều tối.

Bảng 2.4. Kết quả trả lời của thính giả, Câu hỏi Theo bạn các chương trình phát thanh tiếng dân tộc đã hợp lý chưa? Và nếu chưa thì nên phát theo khung giờ nào?

Theo bạn các chương trình phát thanh tiếng dân tộc đã hợp lý chưa? Và nếu chưa thì nên phát theo khung giờ nào?

Banahr (%) Jẻ Triêng (%) Xê Đăng (%) Hợp lý 90 73 60 Không hợp lý 10 16 30

Theo khung giờ khác 0 11 10

Phần lớn ngƣời đƣợc hỏi trả lời rằng đó là khung giờ hợp lý, chứng tỏ đây là “giờ vàng” để phát chƣơng trình phát thanh tiếng dân tộc.

Công chúng DTTS có cách nhìn, cách so sánh chân thực, dựa vào những điều tai nghe mắt thấy, do đó, cách tiếp cận truyền thông của họ cũng đơn giản. Ngƣời làm chƣơng trình phải tìm cách “phiên” ngôn từ sao cho gần gũi với lời ăn tiếng nói quen thuộc của bà con

VD: Bài “Kỹ thuật trồng cây cao su” (phát sóng ngày 29/10/2011, chƣơng trình tiếng Banahr) có đoạn “Hố đào sâu 60 cm, rộng 40 cm, hàng

cách hàng 50 cm” thì phải biên dịch thành “hố đào sâu 3 gang tay, rộng 2 gang, hàng cách hàng 2 gang rưỡi”. Nhƣ vậy, khi nghe đƣợc bà con sẽ dễ dàng hình dung để áp dụng thực hiện.

Điều đặc biệt trong tâm lý tiếp nhận thông tin của đồng bào ngƣời DTTS là yêu thích ca nhạc, văn nghệ. Nhất là các bài hát, những khúc biểu diễn bằng chính tiếng dân tộc mình. Qua một thời gian phát sóng chƣơng trình, những ngƣời thực hiện nhanh chóng nhận ra rằng chính các chƣơng trình ca nhạc sử dụng dụng cụ âm nhạc dân tộc đƣợc bà con rất thích thú, chờ đợi. Vd: Các loại đàn t’rưng, kni, gong, gong de, ding tuk, chiêng lial, alal, avơl, prô, ha kam, sơ gor,…Suang (dân vũ) có nhiều điệu múa độc đáo nhƣ grong psat, samơk, khilêk, tap sơgor,…của ngƣời Banahr. Bên cạnh việc cung cấp thông tin chính luận, phòng Các thứ tiếng dân tộc cũng hết sức cố gắng để dàn dựng các chƣơng trình mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, phục vụ cho nhu cầu và sở thích của bà con. Tuy nhiên, vì hoàn cảnh và điều kiện nên hiện nay các chƣơng trình ca nhạc trực tiếp đó chƣa đầu tƣ sản xuất nhiều.

Yếu tố hoàn cảnh sống, điều kiện kinh tế của công chúng người dân tộc thiểu số Kon Tum:

Phần lớn ngƣời DTTS Kon Tum sống ở những vùng sâu, vùng xa, miền núi, thậm chí các xã biên giới nhƣ: Bờ Y (huyện Ngọc Hồi), xã Ngọc Linh, ĐăkBlo (huyện Đăk Glei), xã Mo Rai (huyện Tu Mơ Rông)...Đời sống kinh tế kém phát triển, rất ít hộ gia đình có truyền hình, internet, thực tế đƣợc phản ánh trong bảng số liệu sau:

Bảng 2.5. Tỷ lệ hộ gia đình có máy tính cá nhân nối mạng Internet 3.97% 8.21% 0.26% 2.31% 0.60% 1.89% 2.41% 1.77% 0% 0.09% 0.20% 0.10% 0.14% 0 % 0.09% 0.30% 0 % 0.00% 1.00% 2.00% 3.00% 4.00% 5.00% 6.00% 7.00% 8.00% 9.00% BÌNH QUÂN CẢ TỈNH

Một phần của tài liệu Phát thanh tiếng dân tộc với người dân tộc thiểu số bản địa Kon Tum (Trang 52 - 55)