Loại hình thông tin gián tiếp

Một phần của tài liệu Phát thanh tiếng dân tộc với người dân tộc thiểu số bản địa Kon Tum (Trang 41 - 47)

Thông qua hình thức cấp báo đến tận địa phƣơng, tận trụ sở nhà văn hóa của bản, làng, xã. Các tờ báo đƣợc cấp thông thƣờng là: Báo Nhân dân, Báo Kon Tum, Báo Dân tộc và Phát triển, Báo Lao động, Báo Nông nghiệp... rất

đƣợc đồng bào DTTS yêu thích. Tuy nhiên, do giao thông còn khó khăn, công tác vận chuyển báo chƣa đƣợc nhanh chóng nên không phải lúc nào thông tin cũng đến với công chúng kịp thời. Thậm chí, phải đến cả tháng sau khi báo phát hành mới đến đƣợc với công chúng các xã biên giới: xã Bờ Y (huyện Ngọc Hồi), xã Đăk Blô, Đăk Long, xã Ngọc Linh (huyện Đăk Glei), xã Mo Rai (huyện Sa Thầy),... Bên cạnh đó, trình độ dân trí của phần đông đồng bào còn hạn chế, tỷ lệ mù chữ và tái mù vẫn cao, số ngƣời trực tiếp đến đọc báo không nhiều. Gần đây, truyền hình đã có bƣớc phát triển khá nhanh, nhiều hộ dân ở vùng xa xôi cũng đã trang bị đƣợc máy thu hình, đón xem thƣờng xuyên các chƣơng trình thời sự, kinh tế, văn hóa... Đặc trƣng của truyền hình là thông tin bằng hình ảnh và âm thanh, điều này là ƣu điểm song cũng là hạn chế của truyền hình. Bởi để tiếp thu thông tin, công chúng DTTS buộc phải ngồi trƣớc máy thu hình, trong khi đó họ thƣờng bận rộn với công việc ruộng nƣơng, nhà cửa, rất ít khi đủ thời gian để chỉ ngồi xem truyền hình. Với đặc trƣng về địa hình, công chúng ở các vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa rất khó tiếp nhận thông tin từ báo in, truyền hình, báo điện tử, nên phát thanh trở thành phƣơng tiện truyền thông đơn giản mà hiệu quả nhất.

Biểu 1.1. Số xã thu được tín hiệu phát thanh, truyền hình và có báo Đảng đến trong ngày:

STT Địa phƣơng Thu tín hiệu Đài TNVN Thu tín hiệu Đài THVN (vệ tinh mặt đất) Xã có báo Đảng đến trong ngày TOÀN TỈNH 97 35 48 1 Thành phố Kon Tum 21 17 21 2 Huyện Đăk Glei 12 2 4

3 Huyện Ngọc Hồi 8 2 5

4 Huyện Đăk Tô 9 - 4

5 Huyện Kon Plong 9 - -

6 Huyện Kon Rẫy 7 7 2

7 Huyện Đăk Hà 9 2 4

8 Huyện Sa Thầy 11 5 8

9 Huyện Tu Mơ Rông 11 - - [53, tr.76]

Dựa vào Biểu số 1.1 trên chúng ta có thể nhận ra sự chênh lệch khá lớn giữa các địa phƣơng thu đƣợc tín hiệu Đài THVN (35), xã có báo Đảng đến trong ngày (48) và xã thu đƣợc tín hiệu Đài TNVN (97). Thậm chí, có nhiều xã của huyện chỉ thu đƣợc tín hiệu của Đài TNVN mà thôi (huyện Tu Mơ Rông, Đăk Tô, Kon Plong) Điều đó chứng tỏ sóng phát thanh đã phủ sóng rộng lớn trên địa bàn tỉnh và trở thành kênh thông tin hữu ích, thiết thực. Nội dung chƣơng trình trên sóng phát thanh ngày càng đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu thông tin của đồng bào DTTS Kon Tum:

Thông tin về hoạt động chính trị, kinh tế, khoa học kĩ thuật: Đồng bào DTTS ở miền núi rất cần tin tức về chính trị, về chính sách của Đảng, Nhà Nƣớc mới đƣợc ban hành. Nhiều chƣơng trình phát thanh đã làm tốt công tác tổ chức tập thể, cổ động tập thể, tác động lớn lao vào suy nghĩ cũng nhƣ hành động của bà con dân bản. Đồng thời thông tin phản hồi giúp các ban ngành nghiên cứu, xây dựng, ban hành các chính sách cụ thể, phù hợp với nguyện vọng và điều kiện kinh tế xã hội của từng địa phƣơng miền núi. Ví dụ: các chính sách về dân tộc nhƣ chƣơng trình 134, chƣơng trình 135, nghị quyết 30A... là thông tin đầu tiên mà đồng bào DTTS nói chung và đồng bào Banahr, Xê Đăng, Jẻ Triêng muốn cập nhật thông tin. Bà con luôn mong muốn có chƣơng trình phát thanh phục vụ trực tiếp cho đời sống của mình nhƣ: chuyên đề về trồng lúa, về cách làm, cách phòng trừ sâu bệnh, để học tập, làm theo, từ đó giúp họ có những cách canh tác mới cho năng xuất sản lƣợng cao hơn góp phần cải thiện cuộc sống. Điển hình nhƣ nhiều hộ đồng bào Banahr tại làng nhƣ Kon Rờ Bàng, Plei Don (thành phố Kon Tum) cho biết họ đã áp dụng thông tin tƣ vấn về trồng trọt trên sóng phát thanh, từ đó đời sống lao động sản xuất có nhiều bƣớc khởi sắc, phƣơng thức sản xuất tiến bộ.

Thông tin về dự báo thời tiết, khí hậu: Khi xảy ra thiên tai, lũ lụt, giao thông cách trở, thông tin liên lạc khó khăn, các chƣơng trình phát thanh mới phát huy hết hiệu quả của mình: liên tục cập nhật thông tin về đƣờng đi của bão, sức gió, mực nƣớc ở đầu nguồn, về diễn biến thời tiết mƣa to, gió lớn.

Nhanh chóng thực hiện các chuyên đề bổ sung thông báo diễn biến tình hình, cảnh báo về những nguy hiểm những tai nạn có thể xảy ra, hƣớng dẫn cách sơ cứu ngƣời khi bị đuối nƣớc...

Ví dụ: Cơn bão số 9 tháng 9/2009 đƣợc xem là một trong những cơn bão mạnh nhất, để lại hậu quả nặng nề nhất, cho đến hiện tại tỉnh Kon Tum vẫn đang xúc tiến công tác khắc phục. Trọng tâm của cơn bão ở khu vực cƣ trú của ngƣời Jẻ Triêng ở các xã Đăk Man, Xốp, Đăk Choong (huyện Đăk Glei). Nhờ có các thông tin đƣợc cập nhật liên tục qua làn sóng phát thanh, bà con đã nắm vững đƣợc tình hình di chuyển cơn bão, chuẩn bị các tình huống ứng phó, giảm các trƣờng hợp thƣơng vong.

Thông tin về văn hóa, văn nghệ, giải trí: ngƣời DTTS bản địa Kon Tum với tâm lý yêu thích các dịp lễ hội, đó chính là thời gian để họ vui chơi, giải trí sau những tháng ngày làm việc vất vả. Bà con rất mong muốn có thật nhiều chƣơng trình văn hóa, văn nghệ đậm đà bản sắc dân tộc mình, sử dụng các loại nhạc cụ mang tính đặc trƣng nhƣ: trống, cồng chiêng, khèn, sáo,…điều này vừa giúp họ có tâm trạng thoải mái, giải trí lành mạnh vừa góp phần gìn giữ vốn văn hóa bản địa độc đáo.

Thực tế chứng minh rằng, chƣơng trình phát thanh nào cung cấp thông tin phong phú, thiết thực cho đồng bào DTTS thì chƣơng trình phát thanh ấy đƣợc đông đảo công chúng đón nghe. Tính chất phong phú này phù hợp với nhóm công chúng trong những tình hình và điều kiện cụ thể, trong những hoàn cảnh cụ thể. Thông tin trên các chƣơng trình phát thanh mang tính tổng hợp, thông tin phong phú nhƣng nhất định phải có tính định hƣớng dƣ luận xã hội, định hƣớng nhận thức, thái độ và hành vi cho công chúng. Đây là yêu cầu xuyên suốt, bao trùm mọi hoạt động truyền thông đại chúng, đặc biệt là phát thanh. Định hƣớng là nhu cầu của nhận thức và của hoạt động thông tin báo chí, xuất phát từ bản chất hoạt động chính trị và xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống. Thông tin mang tính quảng bá, tỏa sóng rộng khắp, không bị ngăn

cách bởi địa hình và không phụ thuộc vào giao thông là nhờ sóng phát thanh có thể vƣơn đến những vùng sâu, vùng xa, biên giới.

Những nội dung thông tin trong các chƣơng trình phát thanh dành cho đồng bào DTTS, sử dụng chính tiếng nói của họ thật sự là những chƣơng trình hữu ích, gần gũi, đáp ứng tính thời sự và nhu cầu thông tin của bà con. Do đó, dù ở xa xôi về địa lý nhƣng đồng bào DTTS vẫn có thể tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng và đúng thời điểm. Đây là một tiến bộ lớn, một bƣớc tiền đề tiến tới rút ngắn khoảng cách thông tin dành cho đồng bào dân tộc thiểu số với đồng bào miền xuôi. Trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” nhiều xã, thôn đã đầu tƣ cho việc xây dựng các trạm truyền thanh không dây để làm phƣơng tiện thông báo cho nhân dân trên địa bàn. Để đồng bào DTTS hiểu chính xác thông điệp, dẫn đến thay đổi nhận thức và hành vi, ngƣời làm phát thanh tiếng dân tộc Kon Tum cần tìm ra phƣơng thức hữu hiệu nhất, phù hợp với tâm lý, trình độ của đối tƣợng để thông điệp phát huy đƣợc hiệu quả của mình.

Tiểu kết chương 1

Với một tỉnh miền núi, kinh tế - xã hội phát triển chƣa cao, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn nhƣ Kon Tum, thì việc đƣa thông tin về với đồng bào DTTS là việc làm có ý nghĩa cực kỳ quan trọng nằm trong chiến lƣợc lâu dài nhằm cải thiện đời sống tinh thần và vật chất cho bà con. Lợi dụng những khó khăn về nhiều mặt của đồng bào DTTS vùng sâu vùng xa, các thế lực phản động sử dụng nhiều thủ đoạn tuyên truyền nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc, gây hoang mang cho bà con DTTS, gây nghi ngờ đƣờng lối đổi mới của Đảng, kích động đồng bào thiểu số ly khai quốc gia, tách rời khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam. Vấn đề xây dựng chƣơng trình truyền thông tiếng dân tộc phục vụ chính đồng bào DTTS là điều cần thiết hơn bao giờ hết. Dựa vào những ƣu thế của mình: giá thành thấp, sóng lan tỏa rộng, thông điệp truyền nhanh chóng và đƣợc tiếp nhận đồng thời, sử dụng âm thanh tổng hợp,..Phát thanh tiếng dân tộc đã trở thành

phƣơng tiện truyền thông tiên phong, hết sức hiệu quả trong nhiệm vụ tuyên truyền đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, đồng thời đáp ứng nhu cầu thông tin của đồng bào DTTS Kon Tum.

Nhiệm vụ đƣa thông tin đến với công chúng là đồng bào DTTS bản địa Kon Tum là nhiệm vụ quan trọng song cũng không ít khó khăn, đòi hỏi sự nỗ lực của chính những ngƣời làm chƣơng trình và sự hỗ trợ đắc lực của Nhà nƣớc thông qua các chƣơng trình mục tiêu, dự án phát thanh tiếng dân tộc. Bên cạnh đó, sự đồng tình ủng hộ, động viên của đồng bào chính là động lực để xây dựng chƣơng trình phát thanh tiếng dân tộc Kon Tum đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung. Công chúng DTTS không chỉ là đối tƣợng thƣởng thức mà còn là đề tài sáng tạo cho các nhà báo trong các tác phẩm phát thanh, là cái gốc của thông tin, là ngọn nguồn và động lực cho nhà báo không ngừng sáng tạo, khơi dậy niềm đam mê tìm tòi những nền văn hóa độc đáo. Xuất phát từ nhu cầu tiếp nhận thông tin của đồng bào DTTS bản địa Kon Tum, chƣơng trình phát thanh tiếng dân tộc phải không ngừng thay đổi, làm mới mình, khẳng định vị trí và vai trò của mình trong đời sống công chúng đồng bào DTTS bản địa Kon Tum./.

Một phần của tài liệu Phát thanh tiếng dân tộc với người dân tộc thiểu số bản địa Kon Tum (Trang 41 - 47)