Công tác biên dịch

Một phần của tài liệu Phát thanh tiếng dân tộc với người dân tộc thiểu số bản địa Kon Tum (Trang 62)

- Căn cứ vào khung chƣơng trình, sắp xếp tin bài theo chủ đề hoặc phạm vi phản ánh, nhƣng phải bám sát nhiệm vụ chính trị của đài và đáp ứng nhu

2.2.2.3.Công tác biên dịch

Một trong những khâu quan trọng nhất của của quy trình sản xuất chƣơng trình phát thanh tiếng dân tộc chính là khâu biên dịch từ tiếng phổ thông sang tiếng dân tộc. Hiện nay phòng Các thứ tiếng dân tộc có 13 biên tập, biên dịch viên, trong đó cán bộ ngƣời dân tộc Xê Đăng có 05 ngƣời, Banahr 04 ngƣời, Jẻ Triêng 04 ngƣời. Với số lƣợng cán bộ đông đảo, có kiến thức chuyên môn vững và vốn sống dày dặn, công tác biên dịch đƣợc thực hiện một cách nghiêm túc, quy củ và đạt hiệu quả cao. Những điểm mạnh của công tác biên dịch của Đài PT-TH Kon Tum:

- Biên dịch viên thông thạo cả tiếng phổ thông và tiếng DTTS mà mình đang làm chƣơng trình. Biên dịch viên không chỉ phiên dịch từng chữ từ văn bản tiếng phổ thông mà phải biên dịch, có nghĩa là nắm đƣợc nội dung chính, từ đó mới diễn giải sang văn bản tiếng DTTS. Biên dịch viên luôn bám sát từng câu, từng chữ trong văn bản gốc, nắm vững cấu trúc ngữ pháp, làm cho

văn bản phát thanh tiếng dân tộc “mềm mỏng”, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của bà con DTTS.

Ví dụ: “Các chuyên gia hạt nhân Pháp đưa ra kiến nghị rằng các nhà máy hạt nhân tại nước này cần nhiều hơn nữa các biện pháp an toàn nhằm hạn chế tối thiểu những sự cố có thể xảy ra” biên tập viên A Huy (chƣơng trình phát thanh tiếng Jẻ Triêng) đã dịch thành: “Các chuyên gia hạt nhân Pháp nói phải tăng cường các biện pháp an toàn cho nhà máy hạt nhân đề phòng sự cố xảy ra”.

- Biên dịch viên có tầm hiểu biết sâu về đời sống, phong tục tập quán, văn hóa của công chúng ngƣời DTTS. Nhƣ vậy, mới có thể biên dịch đƣợc những tác phẩm báo chí có ngôn ngữ gần gũi với đời sống của bà con. Ngôn ngữ tiếng DTTS không thể phong phú, đa sắc thái nhƣ ngôn ngữ tiếng phổ thông, cho nên ngƣời dịch phải tìm từ tƣơng đƣơng mà không làm thay đổi nghĩa của văn bản. Thậm chí, giữ nguyên một số từ phổ thông nhƣng phải tìm cách diễn giải cho công chúng dễ hiểu, dễ nắm bắt nội dung chƣơng trình phát thanh.

VD: Tin “80 tỷ đồng hỗ trợ đất sản xuất và đất ở cho đồng bào”

(PV Sơ Lây Phin, chƣơng trình phát thanh tiếng Xê Đăng ngày 16/3/2012)

“Ban dân tộc tỉnh cho biết: đã hỗ trợ 80 tỷ đồng hồ trợ đồng bào dân tộc thiểu số chưa có nhà ở và đất sản xuất để có điều kiện ổn định cuộc sống chăm lo sản xuât phát triển kinh tê hộ gia đình; bằng nguồn vốn chương trình 134 chuyên sang. Từ năm 2012 đến 2015, từ nguồn vốn của chương trình này, trung ương đã phân bổ về cho tỉnh 80 tỷ đồng để hỗ trợ các hộ chưa có đất làm nhà ở và đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn; hiện nay UBND tỉnh đã giao cho các huyện, thành phố kiểm tra, khảo sát lại quỹ đất và rà soát các hộ còn khó khăn về Nhà ở, đất ở và đất sản xuất tổng hợp trình UBND tỉnh để có kế hoạch phân bổ kinh phí hồ trợ cho nhân dân từ năm 2012 đển năm 2015”

Bản dịch cho Chƣơng trình phát thanh tiếng Jẻ Triêng:

“Bang con mnòng tỉnh đôh: 80 mưn lien đang con hay đẹ jêng nhỉh way tăm hnẽ peý phé chú way nghé chăl pên peý phé khil mù, đần lien chương trình 134. Tăm hnăm 2012 trủh 2015, đần lien đà chương trình ju Trung ương năng var đôh lien đà chương trình ju, đôh tỉnh 80 mưn lien chú đoong khul mu đẹ jêng hnẽ peý nhỉh way tăm hnẽ peý phé khul mu con hay xạc bnau kg UBND tỉnh năng đôh bôl huyện, TP xien hnẽ tăm khul rạc chố nhỉh way, hnẽ way tăm, hnẽ peý phé, đôh UBND tỉnh chú jêng kế hoạch vai đôh nhăng kg tăm hnăm 2012 trủh hnăm 2012 trủh hnăm 2015”

Rõ ràng là bản dịch còn phải giữ nguyên một số từ phổ thông nhƣ:

“tỉnh”, “chương trình”, “Trung ương”, “Ủy ban nhân dân”, “thành phố”.

Tuy nhiên, với lƣợng từ phổ thông không chiếm nhiều, nên bà con vẫn có thể tiếp thu thông tin một cách dễ dàng.

- Công tác biên dịch đòi hỏi biên dịch viên tuyệt đối trung thành với nội dung của tác phẩm báo chí, không làm sai lệch ý tƣởng của tác phẩm. Vì vậy biên dịch viên phải vận dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt, có thể thêm bớt câu chữ nhƣng tuyệt đối không bỏ nghĩa chính của câu. Nếu ngƣời dịch bỏ nghĩa hoặc không hiểu nghĩa tiếng Việt thì sẽ dịch sai, nội dung tác phẩm bị sai lệch, dẫn đến những hậu quả khôn luờng.

Hiểu đƣợc tầm quan trọng của công tác biên dịch là chiếc cầu nối đƣa mọi thông tin đến với công chúng vùng sâu vùng xa, mỗi tin bài sau khi dịch xong, biên tập viên tự giác đọc lại và sửa chữa những thiếu sót, lắng nghe, tôn trọng ý kiến phản ánh từ thính giả. Những biên dịch viên của đài PT-TH Kon Tum luôn cố gắng để tác phẩm đạt chất lƣợng cao nhất, đúng về ngữ pháp và đủ về thông tin.

Một phần của tài liệu Phát thanh tiếng dân tộc với người dân tộc thiểu số bản địa Kon Tum (Trang 62)