TỈ LỆ HỘ GIA ĐÌNH CÓ MÁY THU THANH

Một phần của tài liệu Phát thanh tiếng dân tộc với người dân tộc thiểu số bản địa Kon Tum (Trang 56 - 61)

III Phần tin quốc tế

TỈ LỆ HỘ GIA ĐÌNH CÓ MÁY THU THANH

2.6% 3.5% 1.5% 1.6% 3.8% 1.9% 2.8% 0.9% 2.7% 0.7% 0.0% 0.5% 1.0% 1.5% 2.0% 2.5% 3.0% 3.5% 4.0% Toàn Tỉnh Tp. Kon Tum Huyện Đắk Hà Huyện Đăk Tô Huyện Ngọc Hồi Huyện Đăk Glei Huyện Sa Thầy Huyện Tumơrông Huyện Kon Rẫy Huyện Konplong [53, tr.77] Chúng tôi tiến hành cuộc khảo sát thực tế vào tháng 5/2012 với 300 phiếu chia đều cho 300 công chúng ngƣời dân tộc Banahr, Jẻ Triêng và Xê Đăng.

Bảng 2.7. Kết quả trả lời của thính giả câu hỏi Bạn thích nghe những nội dung thông tin nào?

Bạn thích nghe những nội dung thông tin nào? Banahr (%) Jẻ Triêng (%) Xê Đăng (%) Thời sự, tin tức 15 20 10 Ca nhạc, giải trí 42 40 35

Thông tin về khoa học kĩ thuật 7 11 15

Thông tin về nông nghiệp 18 15 20

Hƣớng dẫn về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi 15 14 10

Tìm hiểu đúng và đầy đủ nhu cầu tiếp nhận thông tin, tâm lý tiếp nhận thông tin sẽ là cơ sở để phòng PT-TH tiếng dân tộc tiếp tục nâng cao, đổi mới nội dung và phƣơng pháp truyền tin. Nhằm phục vụ tốt nhất cuộc sống tinh thần của đồng bào ngƣời DTTS Banahr, Xê Đăng và Jẻ Triêng.

2.2.2. Sản xuất chƣơng trình phát thanh tiếng dân tộc Kon Tum

Xuất phát từ điều kiện thực tế Kon Tum một tình nhỏ, kinh phí cho phát thanh chƣa đƣợc đầu tƣ nhiều, đội ngũ nhân viên còn mỏng, nên tin bài của chƣơng trình phát thanh tiếng dân tộc thƣờng đƣợc lấy từ chƣơng trình phát thanh tiếng phổ thông sang. Quy trình thông thƣờng là:

Tin, bài của chương trình phát thanh tiếng phổ thông => Biên dịch viên dịch sang ngôn ngữ DTTS =>thu chương trình =>phát chương trình.

Tuy nhiên, cũng một phần trong số đó là những chƣơng trình do phòng Các thứ tiếng dân tộc trực tiếp thực hiện, chủ yếu là các chƣơng trình chuyên đề, phục vụ cho các đợt tuyên truyền lớn. Vì hạn chế về phƣơng tiện kỹ thuật và nhân lực nên các chƣơng trình phát thanh trực tiếp còn ít, chủ yếu sản xuất các chƣơng trình qua băng từ.

2.2.2.1. Nhân lực

Đội ngũ phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên là ngƣời trực tiếp sản xuất chƣơng trình phát thanh, quyết định rất lớn đến sự thành công của chƣơng trình từ nội dung thông tin đến hình thức truyền đạt. Sự quan tâm của công chúng đối với các chƣơng trình phát thanh là thƣớc đo thể hiện bản lĩnh chính trị, năng lực nghiệp vụ và trách nhiệm xã hội của những ngƣời làm chƣơng trình.

Phòng Các thứ tiếng dân tộc hiện tại có 19 cán bộ, đƣợc chia làm 3 tổ Banahr (06 ngƣời), Jẻ Triêng (06 ngƣời), Xê Đăng (07 ngƣời). Gồm có:

- 01 Trƣởng phòng - 03 Phó phòng

- 01 Kỹ sƣ điện tử viễn thông

So với các Đài PT-TH khác thì nhân lực của Đài tƣơng đối đông đảo, đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tiễn đặt ra. Cán bộ ngƣời DTTS của cơ quan đã qua đào tạo đại học có 6/19 ngƣời, trung cấp 11/19 ngƣời và chƣa qua đào tạo là 02 ngƣời.

Phóng viên: trực tiếp thực hiện tin, bài, phỏng vấn... cung cấp theo yêu cầu của Ban biên tập, phải chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình cho tới khi sản phẩm đƣợc phát sóng và nhận đƣợc phản hồi.

Biên tập viên: công việc cụ thể là chọn lọc, cắt gọt, sửa chữa, tổ chức sắp xếp hợp lý tin bài cho phù hợp với thời lƣợng và chủ đề của chƣơng trình phát thanh tiếng dân tộc.

Phát thanh viên: là ngƣời trình bày phần tin, bài và các sản phẩm phát thanh trong chƣơng trình, các Phát thanh viênchính là:

Bi Lon và A Bay - chƣơng trình phát thanh tiếng Banahr

Y Liên và Nhe Đăm Hiếu - chƣơng trình phát thanh tiếng Xê Đăng Y Tâm, A Hoàng và A Huy - chƣơng trình phát thanh tiếng Jẻ Triêng

Kỹ thuật viên: chịu trách nhiệm thu thanh, pha âm chƣơng trình phát thanh (nếu là chƣơng trình thu trƣớc) và thu thanh các sản phẩm (nếu là chƣơng trình phát trực tiếp). Kỹ thuật viên phải cùng biên tập viên thống nhất khung chƣơng trình, thời lƣợng và lịch chạy chƣơng trình.

Ngoài ra, trong một số chƣơng trình phát thanh mở, phát thanh trực tiếp còn có thêm vai trò của Đạo diễn, Dẫn chƣơng trình,…Sự phối hợp nhịp nhàng, khả năng xử lý các tình huống ngoài kịch bản, năng lực phỏng vấn, khả năng bình luận và thao tác thành thục các phƣơng tiện kỹ thuật là yêu cầu bắt buộc đối với đội ngũ những ngƣời làm chƣơng trình phát thanh tiếng dân tộc.

2.2.2.2 Tổ chức và thực hiện chƣơng trình

Chương trình phát thanh là sự liên kết, sắp xếp hợp lý tin, bài, bảng tư liệu âm nhạc trong một thời lượng nhất định được mở đầu bằng nhạc hiệu, kết thúc bằng lời chào tạm biệt nhằm đáp ứng yêu cầu tuyên truyền của cơ quan

báo phát thanh, đồng thời mang lại hiệu quả cao nhất đối với người nghe.

[17, tr.216]

Chƣơng trình phát thanh tiếng dân tộc đƣợc coi nhƣ một số báo có nội dung cụ thể đƣợc các biên tập viên, phát thanh viên dịch từ tiếng phổ thông sang tiếng Banahr, Xê Đăng, Jẻ Triêng. Mỗi chƣơng trình là một tổng thể hoàn chỉnh có phƣơng thức xây dựng chặt chẽ bao gồm phóng sự, nhạc hiệu, nhạc cắt, nhạc nền, bài hát, lời dẫn, lời nói phát thanh viên, tiếng động hiện trƣờng, phỏng vấn… Nhƣ vậy:

Chương trình phát thanh tiếng dân tộc là sự liên kết, sắp xếp hợp lý khoa học giữa nội dung, âm nhạc và lời dẫn trong một thời lượng nhất định. Các nội dung thông tin thể hiện bằng ngôn ngữ của dân tộc, sử dụng âm nhạc và các làn điệu của người dân tộc thiểu số. [25, tr.15]

Quy trình sản xuất lần lƣợt qua những bƣớc nhƣ sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chọn đề tài:

Sau khi nghiên cứu thực tế, phóng viên quyết định sẽ sử dụng thể loại báo chí phát thanh nào cho đề tài của mình. Đây là khâu quan trọng và có tính chất khoanh vùng đối tƣợng:

- Đề tài có tính thời sự, đƣợc công chúng quan tâm:

VD: vấn đề tái định cƣ tại làng Kon Riêng (xã Ngọc Linh, huyện Đăk Glei), vấn đề khai thác gỗ trái phép tại vƣờn Quốc gia Chƣ Mo Rai (xã Chƣ Mo Rai, huyện Sa Thầy),…

- Đề tài nằm trong kế hoạch tuyên truyền của cơ quan theo từng thời điểm cụ thể.

VD: tháng 5/2012 thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về tăng cƣờng tuyên truyền công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong toàn tỉnh; tháng 7/2012 thực hiện kế hoạch tuyên truyền về an toàn giao thông,…

Đề tài của tin: Bao gồm Tin trong tỉnh, Tin trong nƣớc và Tin quốc tế, phân theo tỷ lệ 3-2-2. Không chỉ biên dịch lại cho phần Tin trong nƣớc và Tin quốc tế mà phòng Các thứ tiếng dân tộc còn cử phóng viên đi làm chƣơng trình trực tiếp, do đó tạo đƣợc khá nhiều tin động, tin thu thanh.

Đề tài của bài (phóng sự, ghi nhanh, phản ánh): tất cả các hoạt động về mọi mặt, xảy ra trong tỉnh có liên quan đến đời sống của bà con DTTS Kon Tum, tùy thuộc vào thời điểm và hoàn cảnh sự kiện.

VD: Chuẩn bị đến mùa mƣa ở Kon Tum (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) sẽ có những bài nhƣ: Phòng chống ngập lụt trong mùa mưa, Làm thế nào để tránh ngập úng cho cây cà phê, ... Mùa khô (kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm) sẽ có một số bài nhƣ: Huyện Kon Rẫy triển khai công tác phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô 2010 – 2011, Đảm bảo nguồn nước cho lúa nương trong mùa khô hạn,..

Hàng ngày có 45 phút cho chƣơng trình phát thanh của mỗi thứ tiếng, việc lựa chọn đề tài để làm tin, phóng sự hoặc thực hiện biên dịch rất quan trọng. Làm thế nào phân bổ lƣợng tin, bài, các phóng sự,…một cách hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi nhất để bà con đón nhận thông tin một cách đầy đủ và hiệu quả là điều mà những ngƣời làm chƣơng trình mong muốn và hết sức cố gắng thực hiện.

- Xác định chủ đề và tư tưởng chủ đề:

Chủ đề là những đề tài đƣợc xác định cụ thể.

VD: đề tài về tình đoàn kết Việt Nam – Lào nhƣng chủ đề là chuyến viếng thăm của Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum đến tỉnh Atapƣ (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào); Cuộc thi tìm hiểu lịch sử quan hệ Việt Nam – Lào,…

Tƣ tƣởng chủ đề: là thái độ, chính kiến, ý kiến của phóng viên đánh giá về sự kiện trên cơ sở tƣ tƣởng của mình. Chủ đề là nội dung xuyên suốt của tác phẩm, còn tƣ tƣởng chủ đề là mục đích của việc đƣa các thông tin đến với công chúng. Việc xác định tƣ tƣởng chủ đề rất quan trọng và đòi hỏi phóng viên, biên dịch viên có kiến thức, kĩ năng nghiệp vụ cao để tìm ra những chi tiết thực tế làm nổi bật lên nội dung thông tin chính.

- Viết kịch bản:

Viết kịch bản chính là hiện thực hóa các ý tƣởng của phóng viên lên trang giấy, từ đó mới xác định đƣợc những chi tiết cần thiết đƣa vào tác phẩm phát thanh. Sau khi nắm rõ tình hình thực tế, thu thập mọi khía cạnh vấn đề,

phóng viên bắt tay vào việc viết kịch bản theo 3 loại: kịch bản đề cƣơng, kịch bản dự kiến, kịch bản chi tiết. Cần chú ý đến khả năng thực hiện, sản xuất các tác phẩm nhỏ chỉ cần phóng viên kiêm thu âm, nhƣng nếu là các tác phẩm quan trọng thì cần thiết sự hỗ trợ của ê-kíp phối hợp nhịp nhàng, hỗ trợ nhau kịp thời.

Kịch bản phải làm thế nào để diễn tả những ý đồ, thái độ, tình cảm đó đối với công chúng phát thanh. Sau khi đƣợc Ban lãnh đạo đài duyệt xong, kịch bản sẽ đƣợc triển khai thực hiện.

- Triển khai thực hiện:

Ngoài hiện trường: căn cứ vào kịch bản, phóng viên đến hiện trƣờng lấy tƣ liệu, ghi âm tiếng động, phỏng vấn nhân vật,…Trên cơ sở đó, phóng viên về xây dựng thành bài viết hoàn chỉnh. Tác phẩm phát thanh đƣợc đƣa vào phòng thu và trải qua 3 giai đoạn: biên tập nội dung, thu băng và phát sóng.

Trong phòng thu: * Biên tập:

Biên tập viên tập hợp một lƣợng tin bài nhất định, lên kế hoạch thực hiện chƣơng trình, thời lƣợng các phần sẽ đƣợc xác định cụ thể. Trong quá trình biên tập, các biên tập viên luôn ghi nhớ chƣơng trình dành cho thính giả đồng bào DTTS, do đó phải phân bổ lƣợng tin bài phù hợp, lựa chọn cách thức đƣa thông tin đơn giản, gần gũi. Công việc cụ thể của biên tập viên chƣơng trình phát thanh tiếng dân tộc Kon Tum:

Một phần của tài liệu Phát thanh tiếng dân tộc với người dân tộc thiểu số bản địa Kon Tum (Trang 56 - 61)