Phát thanh tiếng dân tộc là phƣơng tiện sắc bén giữ vững an ninh quốc phòng, trật tự xã hộ

Một phần của tài liệu Phát thanh tiếng dân tộc với người dân tộc thiểu số bản địa Kon Tum (Trang 79)

- Căn cứ vào khung chƣơng trình, sắp xếp tin bài theo chủ đề hoặc phạm vi phản ánh, nhƣng phải bám sát nhiệm vụ chính trị của đài và đáp ứng nhu

2.3.5.Phát thanh tiếng dân tộc là phƣơng tiện sắc bén giữ vững an ninh quốc phòng, trật tự xã hộ

quốc phòng, trật tự xã hội

Hoạt động tuyên truyền chống diễn biến hòa bình cũng hết sức phức tạp, nhạy cảm, đòi hỏi sự đầu tƣ, quan tâm một cách khéo léo để đạt đƣợc hiệu quả. Với ƣu thế là sóng phát thanh lan tỏa rộng, sử dụng ngôn ngữ của ngƣời DTTS, các chƣơng trình phát thanh tiếng dân tộc thực sự trở thành phƣơng tiện sắc bén chống diễn biến hòa bình, giữ vững an ninh trật tự xã hội.

Kon Tum có 3 huyện biên giới, giáp ranh với Lào, Campuchia là huyện Ngọc Hồi, huyện Sa Thầy và huyện Đăk Glei, giữ vị trí chiến lƣợc về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, nhất là công tác đảm bảo an ninh quốc phòng. Nhƣng cũng là địa bàn mà các thế lực thù địch muốn chiếm giữ, cho nên nhiệm vụ tuyên truyền phải đƣợc đặc biệt đề cao. Lợi dụng những kẽ hở về công tác quản lý đƣờng biên giới, các thế lực thù địch nhiều lần muốn chống phá cách mạng Việt Nam. Chúng sử dụng các vấn đề dân tộc, sử dụng các phƣơng tiện thông tin đại chúng để thực hiện âm mƣu “Diễn biến hoà bình”. Chúng len lỏi vào các vùng đồng bào DTTS Banahr, Xê Đăng, Jẻ Triêng cƣ trú, lôi kéo đồng bào đi chệch hƣớng với đƣờng lối đổi mới đất nƣớc, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, làm mất trật tự an ninh chính trị nƣớc ta. Khi thực hiện mục tiêu này, những ngƣời làm chƣơng trình phát thanh tiếng dân tộc đặc biệt thận trọng về nội dung thông tin và hình thức tuyên truyền.

VD: Từ năm 1999, xã Hà Mòn (huyện Đăk Hà) xuất hiện “tà đạo Hà Mòn” do bà Y Gyin, sinh năm 1942 dân tộc Banahr là tín đồ Công giáo nhƣng làm nghề thầy cúng. Bà Y Gyin nói đã nhìn thấy “Đức mẹ Maria hiện hình” trên nóc nhà vào 12 giờ khuya ngày 20/12/1999. Lợi dụng tình hình đó một số ngƣời dân tộc thiểu số theo Công giáo ở Hà Mòn thêu dệt, phao tin cho rằng bà Y Gyin đƣợc Đức mẹ nhập vào để sáng lập ra một tôn giáo mới và tuyên truyền nội dung nhƣ: Ai theo Đức mẹ thì mọi nợ nần về vật chất và tinh thần đều đƣợc xóa, kể cả nợ ngân hàng; ốm đau không chữa cũng khỏi bệnh; ngƣời đã theo thì không đƣợc bỏ, nếu bỏ đạo gia đình sẽ ly tán; "Hà Mòn" mới là “tôn giáo riêng” của ngƣời DTTS Tây Nguyên. Bài viết “Thực chất của Tà đạo Hà Mòn” (PV Thu Thủy - chƣơng trình phát thanh tiếng Xê Đăng ngày 13/5/2012) đã vạch rõ:

“Tà đạo Hà Mòn là hiện tượng mang nặng tính dị đoan, mê tín, ảnh hưởng đến khối đại đoàn kết dân tộc, làm băng hoại các giá trị văn hóa, tín ngưỡng truyền thống và tôn giáo thuần túy của các dân tộc thiểu số Kon Tum. Việc tham gia tà đạo Hà Mòn khiến người dân bỏ bê lao động sản xuất, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của đồng bào dân tộc thiếu số. Các cháu học sinh

là con em gia đình theo "Tà đạo Hà Mòn" bỏ học nhiều, khiến vấn đề nâng cao dân trí cho đồng bào dân tộc thiểu số Kon Tum gặp nhiều khó khăn. Việc tin chữa bệnh bằng cầu nguyện, những điều nhảm nhí thay bằng đến các cơ sở y tế đã làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân; ảnh hưởng đến nhận thức trở lại của người dân tộc về việc chữa bệnh bằng cầu cúng, bùa ngải…”

Hiểu rõ tầm quan trọng của công tác chống diễn biến hòa bình, lãnh đạo Đài PT-TH Kon Tum chỉ đạo phòng Các thứ tiếng dân tộc tăng cƣờng nội dung tin, bài tập trung việc tuyên truyền vạch trần âm mƣu, các hoạt động của các thế lực thù địch nhằm chống phá Đảng, Nhà nƣớc ta và chia rẽ tình đoàn kết giữa các dân tộc. Đồng thời, lƣợng tin bài phản ánh kịp thời sự hội nhập kinh tế và hợp tác quốc tế trên địa bàn tỉnh cũng đƣợc tăng cƣờng. Điều này cho thấy một Kon Tum cởi mở năng động, nhiều tiềm năng, đang trên đƣờng phát triển mạnh mẽ về mọi mặt. Song song với các hoạt động trên chƣơng trình phát thanh tiếng dân tộc cũng thƣờng xuyên đăng tải thông tin về việc ký kết các chƣơng trình phối hợp phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy, đảm bảo an ninh quốc phòng biên giới giữa các nƣớc có chung đƣờng biên giới đã góp phần quan trọng xây dựng đƣờng biên giới hòa bình, hữu nghị bền vững. Khẳng định vị trí và vai trò của Kon Tum ngày một phát triển, tiềm năng và nội lực mạnh mẽ, các anh em dân tộc đoàn kết một lòng xây dựng tỉnh nhà.

Trong sự bùng nổ của truyền thông các nền văn hóa của nhiều dân tộc có sự giao thoa, trao đổi lẫn nhau và các chƣơng trình phát thanh trở thành chiếc cầu nối liền. Qua chƣơng trình, đồng bào DTTS bản địa có thể hiểu, cảm nhận đƣợc cái hay cái đẹp của từng nền văn hóa từ đó tiếp thu có chọn lọc những cái tốt đẹp, phù hợp với địa phƣơng từng bƣớc làm giầu vốn văn hóa cá nhân và vốn văn hóa dân tộc mình. Phát thanh tiếng dân tộc Kon Tum đi sâu, phản ánh đời sống thực tế của những ngƣời “lầm đƣờng lạc lối”, trong một phút yếu lòng bị kẻ thù lợi dụng lòng tin. Những bài viết vạch rõ họ đã phải khổ sở nhƣ thế nào khi trót nghe lời những kẻ xúi giục, đi theo cái gọi là

“ Đề ga tự trị”. Và cuộc sống ổn định, tốt đẹp của dân làng thế nào khi họ nhận ra lỗi lầm, quay trở về với bản làng mình. Chị Y Hên (làng Kon Rờ Bàng, thành phố Kon Tum) cho biết:

“Từ hồi chương trình phát thanh tiếng Banahr nói đến việc những người dân bỏ làng đi theo bọn thù địch, mình hay lắng nghe lắm. Sau đó mình đi kể với bà con dân làng về âm mưu của bọn nó, và những bài học rút ra. Nhiều người dân làng mình không còn nhẹ dạ cả tin vào những lời dụ dỗ mà một lòng tin yêu vào Đảng Nhà nước, yên tâm làm ăn, nuôi trâu, tậu nhà,…Nhờ cái chương trình phát thanh tiếng Banahr nghe hàng ngày đó”

Đấu tranh chống diễn biến hoà bình trên mặt trận tƣ tƣởng văn hoá là nhiệm vụ cấp bách trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay. Trong đó phát thanh tiếng dân tộc phải là công cụ sắc bén và hiệu quả để thực hiện nhiệm vụ này.

Tiểu kết chương 2

Những ngƣời làm chƣơng trình phát thanh tiếng dân tộc Kon Tum luôn chú ý nắm vững tâm lý tiếp nhận thông tin của công chúng DTTS về tập quán, truyền thống văn hóa, yếu tố hoàn cảnh sống, điều kiện kinh tế. Đồng thời, quy trình sản xuất chƣơng trình phát thanh tiếng dân tộc Kon Tum cũng đƣợc xây dựng với nguồn lực chất lƣợng cao, các phát thanh viên, biên tập viên, phóng viên đều đƣợc đào tạo cơ bản và thƣờng xuyên nâng cao về nghiệp vụ báo chí. Quy trình sản xuất chƣơng trình đƣợc thực hiện một cách chặt chẽ, đồng bộ từ các khâu: xác định chủ đề, đề tài, viết kịch bản, triển khai thực hiện,…Đặc biệt chú ý đến công tác biên dịch và giọng đọc phát thanh viên, đây là 2 khâu quan trọng, là nhịp cầu nối đƣa thông tin đến với đồng bào DTTS. Những ngƣời làm công tác biên dịch của đài PT-TH Kon Tum luôn cố gắng để tác phẩm đạt chất lƣợng cao nhất, đúng về ngữ pháp và đủ về thông tin.

Những năm qua, chƣơng trình phát thanh tiếng dân tộc đã thể hiện đƣợc vai trò quan trọng trong đời sống đồng bào DTTS bản địa Kon Tum ở các mặt sau: đáp ứng nhu cầu thông tin trong và ngoài nƣớc; tuyên truyền chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc; thúc đẩy sự phát triển đời sống đồng bào DTTS; nâng cao tri thức, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS; công cụ sắc bén chống diễn biến hoà bình, giữ vững an ninh trật tự xã hội. Sự hoạt động hiệu quả của chƣơng trình phát thanh tiếng dân tộc Kon Tum đã và đang đem đến những tác động tích cực đối với đời sống ngƣời dân tộc bản địa Banahr, Jẻ Triêng và Xê Đăng. Đồng thời góp phần không nhỏ vào việc thực hiện mục tiêu quốc gia đƣa thông tin về miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới của đất nƣớc nói chung và của tỉnh Kon Tum nói riêng./.

Chƣơng 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CHƢƠNG TRÌNH PHÁT THANH TIẾNG DÂN

Một phần của tài liệu Phát thanh tiếng dân tộc với người dân tộc thiểu số bản địa Kon Tum (Trang 79)