Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Phát thanh tiếng dân tộc với người dân tộc thiểu số bản địa Kon Tum (Trang 87 - 88)

- Căn cứ vào khung chƣơng trình, sắp xếp tin bài theo chủ đề hoặc phạm vi phản ánh, nhƣng phải bám sát nhiệm vụ chính trị của đài và đáp ứng nhu

3.1.2.2. Nguyên nhân chủ quan

Đội ngũ nhân lực còn mỏng và trình độ không đồng đều: Tuyển chọn phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên ngƣời dân tộc Banahr, Xê Đăng hay Jẻ - Triêng không phải ai đƣợc đào tạo về chuyên ngành báo chí cũng biết thành thạo tiếng mẹ đẻ. Nhiều ngƣời học nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ nhƣng lại quên tiếng của dân tộc mình, ngƣợc lại, có ngƣời rất thành thạo ngôn ngữ dân tộc mình thì trình độ nghiệp vụ lại yếu kém. Điều đó buộc Đài PT-TH phải lựa chọn những ngƣời còn nắm vững ngôn ngữ dân tộc mình, đƣa về làm việc một thời gian rồi cử đi học các lớp nghiệp vụ. Thực tế hiện nay còn nhiều phóng viên, biên dịch viên của chƣơng trình phát thanh tiếng dân tộc phải vừa học vừa làm để nâng cao kiến thức, trình độ học vấn để làm tốt hơn nhiệm vụ của mình.

Tinh thần trách nhiệm chưa thực sự cao: phải lên vùng cao, vùng xa xôi hẻo lánh, điều kiện địa hình không thuận lợi ảnh hƣởng rất lớn đến xây dựng chƣơng trình. Bên cạnh đó, đối tƣợng bà con dân tộc với nhiều phong tục, tập quán lạ nên quá trình tác nghiệp gặp nhiều khó khăn, đòi hòi các phóng viên

sự nhẫn nại, nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm cao với công việc. Thế nhƣng, thu nhập của những ngƣời làm chƣơng trình lại không cao và cơ quan chƣa có chế độ đãi ngộ thích hợp. Những điều này ảnh hƣởng rất lớn đến tâm lý và hiệu quả công việc, dẫn đến hiện tƣợng làm đối phó ở một số phóng viên, biên tập viên. Làm chƣơng trình về vùng đồng bào DTTS luôn là mảng đề tài hấp dẫn, là môi trƣờng thử thách bản lĩnh và tâm huyết của những nhà báo, nếu không có lòng say mê với nghề, không có tâm huyết với đồng bào các DTTS thì sẽ không có động lực để thực hiện chƣơng trình.

Tổ chức nhân sự thiếu tính chuyên nghiệp: tại Đài PT-TH Kon Tum, ngoại trừ một số lƣợng lớn tin bài đƣợc biên dịch, thì cũng có một lƣợng tin bài do phóng viên trực tiếp xây dựng. Tuy nhiên, vì điều kiện nhân lực thực tế, nên một phóng viên thƣờng kiêm luôn ghi âm, thậm chí có thể là biên tập. Ở công đoạn sản xuất, đa số các biên dịch viên kiêm phát thanh viên. Dẫn đến nhiệm vụ chồng chéo, một ngƣời đảm nhận nhiều nhiệm vụ sẽ khó phân phối thời gian và đầu tƣ sâu, tác động đến hiệu quả chƣơng trình. Đây là một khó khăn to lớn mà chƣơng trình phát thanh tiếng dân tộc đang không ngừng cố gắng khắc phục nhằm nâng cao chất lƣợng chƣơng trình phát thanh.

3.2. Xu hƣớng biến đổi của phát thanh hiện đại tác động đến chƣơng trình phát thanh tiếng dân tộc tại Kon Tum

Một phần của tài liệu Phát thanh tiếng dân tộc với người dân tộc thiểu số bản địa Kon Tum (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)