Phát thanh tiếng dân tộc tại KonTum trong tƣơng quan so sánh với các chƣơng trình phát thanh tiếng dân tộc các địa phƣơng khác.

Một phần của tài liệu Phát thanh tiếng dân tộc với người dân tộc thiểu số bản địa Kon Tum (Trang 88)

- Căn cứ vào khung chƣơng trình, sắp xếp tin bài theo chủ đề hoặc phạm vi phản ánh, nhƣng phải bám sát nhiệm vụ chính trị của đài và đáp ứng nhu

3.2.1.Phát thanh tiếng dân tộc tại KonTum trong tƣơng quan so sánh với các chƣơng trình phát thanh tiếng dân tộc các địa phƣơng khác.

với các chƣơng trình phát thanh tiếng dân tộc các địa phƣơng khác.

Xây dựng các chƣơng trình phát thanh tiếng dân tộc là một chủ trƣơng đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc, góp phần thúc đẩy sự cân bằng về thông tin giữa miền núi và đồng bằng. Hiện nay, chƣơng trình phát thanh tiếng dân tộc của Đài TNVN bao gồm 11 ngôn ngữ, bên cạnh đó là 24 chƣơng trình phát thanh tiếng dân tộc thiểu số của các tỉnh, thành phố. Các chƣơng trình này tập trung vào tuyên truyền đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về vấn đề dân tộc; củng cố phát triển đại đoàn kết toàn dân tộc; xóa đói giảm nghèo; bảo vệ môi trƣờng; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá

dân tộc; đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc của kẻ thù. Mỗi chƣơng trình phát thanh tiếng dân tộc ở các địa phƣơng đều có những đặc điểm riêng biệt, có những ƣu thế cũng nhƣ khuyết điểm đặc trƣng. Làm thế nào để nâng cao chất lƣợng chƣơng trình? Làm thế nào để thu hút đồng bào DTTS “nghe theo cái đài”, thay đổi tƣ duy nhận thức và hành động?

Một tỉnh miền núi có nhiều nét tƣơng đồng với Kon Tum chính là tỉnh Gia Lai. Chƣơng trình phát thanh tiếng dân tộc đầu tiên đƣợc phát sóng vào năm 2001 với 2 ngôn ngữ Banahr và Gia Rai, bắt đầu 1 chƣơng trình/tuần, nay đã nâng lên 7 chƣơng trình/tuần. Ban đầu, phòng chỉ dịch những tác phẩm do phóng viên phòng Biên tập tiếng phổ thông thực hiện, đến nay đã trực tiếp sản xuất tác phẩm báo chí phát thanh tiếng dân tộc. Một tỉnh miền núi phía Bắc là Yên Bái, cũng đã xây dựng chƣơng trình phát thanh tiếng dân tộc từ năm 1991 với 3 thứ tiếng: Thái, Mông và Dao. Không chỉ xây dựng cho mình một chƣơng trình thời sự đa dạng, tổ Chƣơng trình tiếng dân tộc còn có các mục nhƣ: An toàn giao thông, Bàn chuyện làm ăn, Nhà nước và pháp luật, Chuyện trong nhà ngoài bản… rất nhiều những chuyên mục gần gũi với đồng bào đã đƣợc dày công xây dựng. Với thời lƣợng phát sóng 30 phút mỗi ngày. Năm 1998, Đài PT-TH Thái Nguyên cũng có chƣơng trình phát thanh tiếng dân tộc đƣợc phát bằng tiếng Tày Nùng và tiếng Dao, mỗi năm phát sóng gần 4000 tin, bài. Hai chƣơng trình phát thanh tiếng Tày Nùng và tiếng Dao đã có nhiều đóng góp vào việc đƣa thông tin về cơ sở, phát hàng nghìn bài hát then, sli, lƣợn, kịch, tấu, chuyện kể với những nội dung đề cập đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Vốn dĩ các làn điệu truyền thống có tầm ảnh hƣởng đến đời sống tinh thần của đồng bào, là kho tàng lƣu giữ các tinh hoa bản sắc của đồng bào dân tộc. Thanh Hoá là tỉnh có vùng miền núi rộng lớn, có 6 DTTS Thái, Thổ, Khơ Mú, Mông, Mƣờng, Dao với khoảng 1,2 triệu dân, đồng bào dân tộc cƣ trú ở 11 huyện miền núi (gồm 500 làng bản trong đó có tới gần 100 làng bản giáp biên giới) tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện miền núi vẫn chiếm trên 30% (năm 2009). Chƣơng trình phát thanh tiếng dân tộc ra đời vào

năm 2001 bằng tiếng Mông và tiếng Thái với thời lƣợng 15 phút đƣợc phát sóng từ 6h45phút đến 7h sáng hàng ngày. Hiện nay, chƣơng trình phát thanh tiếng dân tộc của Đài PT-TH Thanh Hóa đƣợc đánh giá là một trong những cơ quan báo chí có thời lƣợng và chất lƣợng phát sóng mạnh nhất trong cả nƣớc.

Bằng hình thức chuyển tải những câu chuyện có thật, những con ngƣời cụ thể, những bức ảnh sinh động, các chƣơng trình phát thanh tiếng dân tộc ở các địa phƣơng thƣờng xuyên thông tin cập nhật đến ngƣời dân về các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc; những dự án đầu tƣ phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Những chuyên mục đó đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của đồng bào dân tộc, cung cấp thông tin thời sự, chính trị, phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật và các vấn đề xã hội của các vùng đồng bào DTTS. Những lá thƣ yêu cầu bài hát, hỏi đáp về luật pháp hay hỏi địa chỉ của ngƣời làm ăn giỏi,… chứng tỏ bà con đã rất quan tâm đến các chƣơng trình, khẳng định nội dung chƣơng trình phù hợp với nhu cầu thông tin của bà con, là nguồn động viên lớn đối với ngƣời làm chƣơng trình.

Mặc dù có nhiều điểm mạnh, song chƣơng trình phát thanh tiếng dân tộc ở các địa phƣơng cũng còn những tồn tại nhƣ:Công tác biên dịch chƣa sâu sát nội dung sự kiện, vốn từ nghèo nàn, biên tập viên chƣa đƣợc đào tạo bài bản,…Dẫn đến chất lƣợng các tác phẩm báo chí trong chƣơng trình không cao. Đa số các tác phẩm trong chƣơng trình chỉ ở mức độ chọn lọc từ tiếng phổ thông, sau đó đem biên dịch lại nên chƣa có nét đặc sắc, hiệu quả tuyên truyền không cao. Nhiều Đài cũng chƣa xây dựng đƣợc mạng lƣới cộng tác viên nhiệt tình, có kiến thức thực tế sâu sắc.

Trƣớc xu hƣớng phát triển của truyền thông thế giới nói chung và truyền thông trong nƣớc nói riêng, phát thanh tiếng dân tộc bắt buộc phải vận động tích cực, tìm ra hƣớng đi thích hợp với điều kiện, hoàn cảnh, đặc trƣng của địa phƣơng mình và với từng DTTS ở địa phƣơng ấy. Muốn xây dựng chƣơng trình phát thanh tiếng dân tộc chất lƣợng cao, bắt buộc những ngƣời làm

chƣơng trình phải chú ý đến các yếu tố về nhu cầp tiếp nhận thông tin của công chúng DTTS. Một cuộc điều tra của Đài TNVN cho thấy:

Nếu như cách đây 10 năm, nhóm người nghe đài nhiều nhất ở Việt Nam là ở độ tuổi 45 đến trên 60. Kết quả nghiên cứu năm 2010 lại khẳng định: số lượng người nghe đài ở Việt Nam hiện nay đã được trẻ hóa, có đến 41,5% số người nghe đài nhiều nhất hiện nay trong độ tuổi từ 15 đến 30.

Cách chọn giờ nghe đài của công chúng cũng khác trước. Có tới 50% số người được hỏi cho biết họ nghe đài vào bất cứ lúc nào thuận lợi với họ mà không có thời gian chờ đợi, lựa chọn chương trình yêu thích như trước đây”[27]

Từ thực tế đó, ngƣời làm chƣơng trình phát thanh tiếng dân tộc Kon Tum, cũng cần nắm vững thói quen lựa chọn chƣơng trình phát thanh của công chúng thông thƣờng qua các cấp độ:

- Công chúng đồng bào DTTS lựa chọn nội dung chƣơng trình phát thanh nào? Nếu điều kiện sống, mức độ sống và trình độ văn hóa, tập quán,…khác nhau thì sở thích tiếp nhận thông tin không giống nhau. Tỉnh Kon Tum nói chung, đời sống kinh tế đồng bào DTTS còn nghèo, đi lại khó khăn nên công chúng ở đây phù hợp với việc tiếp nhận thông tin qua chƣơng trình phát thanh nhƣng mức độ tiếp nhận thông tin không nhƣ nhau.

- Công chúng lựa chọn hình thức thông tin nào? Nội dung, cách thức, của chƣơng trình tuyên truyền khác với chƣơng trình văn hóa, chính trị khác với kinh tế. Cùng sự kiện, nhƣng góc độ tiếp nhận khác nhau, ngôn ngữ, lời lẽ khác nhau,…các thể loại, tiết mục nên phù hợp với sở thích công chúng.

- Tiếp theo là việc chú trọng sở thích công chúng, đồng bào DTTS thích nghe thể loại nào, hình thức nào. Mặc dù thể loại và phƣơng thức tác động phụ thuộc vào tính chất thông tin và thời điểm phát sóng trong ngày, nhƣng sở thích đó có thể biến đổi theo thời gian.

Lắng nghe và thấu hiểu tâm tƣ nguyện vọng của đồng bào DTTS chính là chìa khóa để những ngƣời làm phát thanh tiếng dân tộc có thể xây dựng

chƣơng trình chất lƣợng cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng của đối tƣợng công chúng đặc biệt này.

Một phần của tài liệu Phát thanh tiếng dân tộc với người dân tộc thiểu số bản địa Kon Tum (Trang 88)