2.3.7.1. Điểm mạnh
- Tổ chức bộ máy được tổ chức một cách bài bản, gọn nhẹ, khoa học, đúng quy trình; Lãnh đạo điều hành có trình độ, nhiều kinh nghiệm.
- Đầu tư và trang bị hệ thống Phòng, nhà hàng, hội trường, kho bãi, máy móc thiết bị đúng chuẩn, hiện đại và ngày càng được mở rộng.
- Chất lượng phục vụ đảm bảo tốt sự hài lòng của khách, đáp ứng yêu cầu của khách hàng
- Khách sạn được đứng vào tốp đầu của Thị xã Cửa lò - Niềm tin từ khách hàng đối với uy tín thương hiệu
- Về tài chính: Khách sạn có năng lực tài chính mạnh , dồi dào, chủ yếu là của chủ Khách sạn
2.3.7.2. Điểm yếu
- Công tác dự báo chưa chú trọng nhiều, chưa thật sự khoa học, mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm.
- Về nguồn nhân lực: Trình độ tay nghề của cán bộ nhân viên ngày càng nâng cao, công tác tuyển chọn đào tạo có chú trọng nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển ngành nghề kinh doanh và của xã hội.
- Hoạt động marketing còn hạn chế, chưa chú trọng nhiều đến công tác quảng bá, tiếp thị, chăm sóc khách hàng vì đội ngũ này chưa có, chủ yếu là cán bộ, nhân viên kiêm nhiệm thực hiện cả công việc này nên chưa có tính chuyên nghiệp. Tên tuổi của Khách sạn chưa được quảng bá rộng rãi trên thông tin đại chúng.
2.3.7.3. Phân tích ma trận đánh giá các yếu tố bên trong – IFE
Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia (là những người có chuyên môn) được tác giả trình bày và tham khảo ý kiến của những người làm công tác lãnh đạo, quản lý chuyên môn, có thâm niên công tác và kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kinh doanh Khách sạn như Ban Giám đốc , trưởng các bộ phận,…
Cách xây dựng ma trận như sau:
- Tác giả đo lường “mức độ quan trọng” của các yếu tố bằng phương pháp lấy ý kiến của những người có chuyên môn.
- Cách thức thu thập thông tin theo mẫu ở phần Phụ lục 2. Kết quả: sử dụng kết quả tính toán đưa trực tiếp vào đề tài
- “Các yếu tố chủ yếu” lấy từ các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp.
- Xác định điểm “phân loại” được rút ra từ việc xác định bằng phương pháp lấy ý kiến của người có chuyên môn.
- Cách thức thu nhập thông tin: theo mẫu phiếu khảo sát ở Phụ lục 2. Kết quả: sử dụng kết quả tính toán đưa trực tiếp vào đề tài
Sau khi phân tích các yếu tố môi trường nội bộ của khách sạn Hạ long để nhận diện các điểm mạnh, điểm yếu tác giả sẽ tiến hành lập bảng ma trận các yếu tố nội bộ (IFE) của Hạ long.
Bảng 2.10: Ma trận các yếu tố bên trong của khách sạn Hạ Long Số
TT Các yếu tố bên trong
Mức Quan Trọng Phân Loại Điểm Quan Trọng H Tác Động 1 Uy tín của khách sạn 0.10 3 0.30 +
2 Nguồn tài chính tương đối mạnh 0.10 3 0.30 +
3 Phong cách phục vụ của nhân viên tốt 0.10 3 0.30 +
4 Quản trị nhân sự hiệu quả 0.10 3 0.30 +
5 Chức năng kiểm soát được thực hiện tốt 0.08 2 0.16 +
6 Chất lượng cơ sở hạ tầng cao 0.08 3 0.24 +
7 Quản lý chi phí hoạt động hiệu quả 0.09 3 0.27 +
8 Chưa làm tốt hoạt động marketing 0.09 2 0.18 -
9 Hệ thống thông tin chưa hiệu quả 0.09 3 0.27 -
10 Khả năng nghiên cứu & phát triển chưa sâu 0.08 2 0.16 -
11 Vị trí không thuận lợi 0.09 3 0.27 -
Tổng cộng 1.00 2.75
Nhận xét: Số điểm quan trọng tổng cộng của khách sạn Khách sạn Hạ Long là 2,75 cho thấy sức mạnh nội bộ của Hạ Long đã được mạnh hay nói cách khác là khách sạn đã khai thác tốt các nguồn lực sẵn có của mình như: có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, năng lực quản lý chi phí và nhân sự. Tuy nhiên, khách sạn vẫn còn một số hạn chế nên cũng ảnh hưởng đáng kể đến tình hình hoạt động của khách sạn. Vì thế để tiếp tục khẳng định và nâng cao vị thế cạnh tranh, khách sạn Hạ long cần phải nỗ lực hơn nữa để khắc phục các hạn chế của mình như: hệ thống thông tin, khả năng nghiên cứu và phát triển và đẩy mạnh hoạt động marketing.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương này, tác giả khái quát bức tranh tổng thể về Khách sạn Hạ Long qua việc phân tích các hoạt động trên thị trường, nơi diễn ra cạnh tranh hết sức sôi động giữa các doanh nghiệp khách sạn trong ngành.
Với kết quả nghiên cứu của mình, trong chương 2, tác giả đã tập trung phân tích toàn bộ các hoạt động, các yếu tố môi trường bên trong của Hạ long như: công tác quản trị với các chức năng dự báo, tổ chức hoạt động, kiểm tra; marketing với các yếu tố sản phẩm, giá cả, phân phối, hoạt động chiêu thị và chăm sóc khách hàng; quản lý chất lượng và máy móc thiết bị; các mặt nguồn nhân lực, tài chính - kế toán, nghiên cứu, phát triển, hệ thống thông tin. Qua đó rút ra được các điểm mạnh, điểm yếu của Khách sạn Hạ long, trên cơ sở đó xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên trong.
Ngoài ra, chương 2 cũng tập trung phân tích môi trường bên ngoài bao gồm môi trường vi mô, môi trường vĩ mô để có được bức tranh tổng thể về môi trường cạnh tranh, môi trường hoạt động của Khách sạn đang diễn ra hết sức sôi động. Qua đó, xác định các cơ hội và mối đe dọa mà Khách sạn Hạ long có thể gặp phải trong quá trình hoạt động của mình, đồng thời xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài để cho thấy khả năng thích ứng, đối phó của doanh nghiệp với môi trường. Tuy nhiên, nếu Hạ long không tận dụng khai thác những cơ hội, những điểm mạnh và khắc phục những hạn chế, những đe dọa hay nói một cách khác là Hạ Long không có chiến lược kinh doanh phù hợp thì sẽ gặp khó khăn trong việc giữ vững và mở rộng thị phần, thị trường nhằm đạt mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra.
CHƯƠNG 3:
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA KHÁCH SẠN HẠ LONG ĐẾN NĂM 2020