Môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh cho khách sạn hạ long-thị xã cửa lò đến năm 2020 (Trang 44)

Trong những năm gần đây công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh của Khách sạn Hạ Long có những chuyển biến tích cực và đạt được những thành công nhất định để Khách sạn tồn tại và phát triển; tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, yếu kém trong việc thực hiện công tác hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh trung và dài hạn cũng như trong công tác xây dựng kế hoạch hàng năm. Vì vậy, trong chừng mực nhất định do yếu kém trong xây dựng kế hoạch, triển khai tổ chức thực hiện và kiểm tra thực hiện kế hoạch kinh doanh làm hạn chế nhịp độ phát triển và hiệu quả kinh doanh của Khách sạn. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển mạnh mẽ vận hành theo cơ chế thị trường và thị trường tác động ảnh hưởng ngày càng gay gắt, phức tạp; xu thế hội nhập của nền kinh tế ngày càng sâu vào nền kinh tế khu vực và nền kinh tế quốc tế, nhiều yếu tố mới cả tích cực và tiêu cực sẽ xuất hiện liên tục và tác động mạnh đối với toàn bộ nền kinh tế cũng như từng doanh nghiệp. Nếu Khách sạn Hạ long chậm đổi mới hoặc cứ tiếp tục duy trì công tác hoạch định chiến lược như những năm trước và thực trạng hiện nay thì chắc rằng Khách sạn sẽ gặp khó khăn và sẽ khó tồn tại, phát triển trong điều kiện mới. Chính vì thế, điều hết sức quan trọng là Khách sạn phải làm tốt công tác hoạch định chiến lược kinh doanh để kịp thời đón nhận những cơ hội, hạn chế những rủi ro và thách thức, phát huy có hiệu quả tiềm năng nội lực đảm bảo cho Khách sạn phát triển ổn định và bền vững trong môi trường kinh doanh đang thay đổi ngày càng mau chóng.

Thông qua phân tích ngoại cảnh vĩ mô để nghiên cứu các triển vọng và các nguy cơ trong tương lai của Khách sạn, giúp cho các nhà quản trị đề ra được những chiến lược, mục tiêu và hành động của Khách sạn đúng hướng và đứng vững được trong môi trường cạnh tranh của nền kinh tế thị trường. Dưới đây, chúng ta đi sâu phân tích các bộ phận của ngoại cảnh vĩ mô: kinh tế, công nghệ, xã hội, dân cư, chính trị - pháp luật và quốc tế, yếu tố môi trường ngành.

2.2.1.1. Tác động của các yếu tố kinh tế

Ngoại cảnh kinh tế của doanh nghiệp được xác định thông qua tiềm lực và sự vận hành của nền kinh tế quốc gia. Các nhân tố quan trọng nhất để đánh giá tiềm lực này bao gồm: Mức tăng trưởng kinh tế, lãi xuất và xu hướng của lãi xuất, tỷ giá hối đoái, mức độ lạm phát, mức độ tiêu dùng, mức độ thất nghiệp, hệ thống thuế và mức thuế, các khoản nợ. Đây là những yếu tố rất quan trọng, tác động mạnh hơn so với một số yếu tố khác của ngoại cảnh vĩ mô.

- Tăng trưởng kinh tế: Mức tăng trưởng kinh tế hàng năm được đánh giá thông qua mức tăng GDP và mức tăng thu nhập bình quân đầu người/năm. Mức tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô và đặc trưng của các cơ hội cũng như các thách thức đối với doanh nghiệp.

Bảng 2.2 Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2012 Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tốc độ tăng trưởng GDP (%) 2,83 8,46 6,31 5,32 6,78 5,89 5,03

(Nguồn từ Tổng Cục thống kê năm 2012)

Nền kinh tế nước ta trong những năm qua bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế ở Mỹ, lan sang các nước Chấu Á, đã làm thay đổi tổng cung và tổng cầu hàng hóa trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân và làm tăng áp lực cạnh tranh trong phạm vi của những ngành riêng biệt, gây không ít khó khăn cho sự phát triển đồng đều các ngành kinh tế và toàn bộ nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) từ năm 2006-2012 bình quân giảm, tỉ lệ tăng trưởng năm 2006 là 8,23%; năm 2007 là 8,46%, cao nhất từ năm 1997 đến nay. Tuy nhiên, năm 2008 nền kinh tế Việt Nam bị chững lại do khủng hoảng tài chính, dấu hiệu lạm phát tăng lên rất cao, tốc độ tăng trưởng GDP chỉ đạt 6,31%, lạm phát tăng tốc ở mức 10-20%. Năm 2009 Chính phủ tung ra gói kích cầu dẫn đến GDP tăng năm 2010 là 6,78%. Tuy nhiên cũng để lại nhiều hệ lụy như thị trường chứng khoán và bất động sản bị đóng băng, thậm chí là suy thoái, lạm phát tăng cao, thâm hụt ngân sách nặng dẫn tới nợ nhà nước tăng cao gây bất ổn định tỷ giá và bất ổn định kinh tế vĩ mô. Những năm 2011 - 2012 lạm phát tăng rất cao (20%). Ngân hàng nhà nước đã áp dụng biện pháp phá giá đồng tiền, Chính phủ đã đưa ra thắt chặt tiền tệ nhằm mục đích giảm thiểu lạm phát. Theo đó, lãi suất ngân hàng tăng cao, các doanh nghiệp bị hạn chế cho vay. Trong giai đoạn này, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn dẫn đến thua lỗ, một số lượng lớn các doanh nghiệp phá sản, tốc độ nợ tăng nhanh đe dọa đến sự ổn định của nền kinh tế.

- Lãi suất: Mức lãi suất tăng sẽ tạo áp lực lớn về nguồn vốn và chi phí đầu vào của các doanh nghiệp, là mối nguy cơ phát triển chiến lược chung của các doanh nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế và của chính bản thân Khách sạn Hạ long; ngược lại nếu lãi suất giảm làm giảm áp lực về vốn và chi phí đầu vào, sẽ làm tăng triển vọng phát triển doanh nghiệp lâu dài. Mặt khác lãi suất của ngân hàng gia tăng nên nó ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của khách sạn. Thứ nhất là, khi lãi suất ngân hàng tăng lên thì người tiêu dùng sẽ có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn và cân nhắc kỹ khi tiêu dùng. Chính vì thế nó có thể làm cho hoạt động của khách sạn bị ảnh hưởng. Thứ hai là, nó làm cho chi phí lãi vay của khách sạn tăng lên và tạo sức ép trong hoạt động của khách sạn. Bên cạnh những tác động tiêu cực thì lãi suất ngân hàng tăng sẽ tạo rào cản cho các khách sạn hạn chế được các đối thủ cạnh tranh mới bước chân vào ngành vì đây là một lĩnh vực đòi hỏi phải có rất nhiều vốn để xây dựng cơ bản.

- Lạm phát: Lạm phát cao có thể làm mất ổn định nền kinh tế, hạn chế nhịp độ phát triển kinh tế, thúc đẩy việc nâng cao tỷ lệ phần trăm cho vay tiền và tăng sự giao động về giá trao đổi ngoại tệ, việc đầu tư của các doanh nghiệp trở nên rất mạo hiểm. Những dự đoán liên quan tới tăng trưởng kinh tế rất dễ bị nhầm lẫn và tạo căn cứ không chắc chắn lắm trong việc xây dựng chiến lược của doanh nghiệp.

Môi trường kinh tế đã và đang biến đổi một cách nhanh chóng và khó kiểm soát; sự biến đổi của nền kinh tế sẽ diễn ra nhanh chóng hơn trong điều kiện nền kinh tế đang tiến sâu và hòa nhập với kinh tế khu vực, hoà nhập với nền kinh tế thế giới trước xu thế toàn cầu hoá. Điều đó đòi hỏi các Khách sạn mà trước tiên là lãnh đạo điều hành và đội ngũ cán bộ các bộ phận của Khách sạn phải khẩn trương và không ngừng tiếp cận, nắm bắt những biến động của nền kinh tế cả nước cũng như các khu vực và chính ngay trên địa bàn hoạt động. Từ đó xác định đúng chiến lược kinh doanh và có kế hoạch điều chỉnh hoạt động kinh doanh của Khách sạn linh hoạt, phù hợp để tận dụng những cơ hội, vượt qua những thử thách, đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất.

2.2.1.2. Tác động của yếu tố chính trị và pháp luật

Những nhân tố chính trị và pháp luật ảnh hưởng rất lớn tới việc hình thành các triển vọng và mối đe dọa đối với doanh nghiệp. Những nhân tố này gồm hệ thống các chủ trương, chính sách của chính phủ, hệ thống pháp luật hiện hành, các mối quan hệ ngoại giao trong thương mại của chính phủ với các nước trong khu vực và toàn cầu.

Với việc đi lên từ một nước nông nghiệp, Việt Nam đã từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thương mại - dịch vụ, trong đó lĩnh vực du lịch ngày càng

được chú trọng đầu tư và phát triển. Song song đó, hoạt động kinh doanh nhà hàng – khách sạn dần dần được cải thiện để đáp ứng với nhu cầu phát triển của ngành du lịch. Năm 2000, Chính phủ ban hành Nghị định số 39/2000/NĐ-CP, ngày 24 tháng 8 năm 2000, quy định về cơ sở lưu trú du lịch và quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch; Quyết định số 02/2001/QĐ-TCDL ngày 27 tháng 4 năm 2001 của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch về việc bổ sung sửa đổi Tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn. Từ đó cho thấy ngành kinh doanh khách sạn ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Nhưng với việc ban hành các chính sách đó sẽ giúp cho các khách sạn đạt tiêu chuẩn có hành lang pháp lý để hoạt động, đồng thời cản trở hoạt động của các cơ sở lưu trú chưa đạt tiêu chuẩn của ngành.

Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với các cơ sở lưu trú nói chung hiện nay. Ngoài ra, lĩnh vực kinh doanh nhà hàng - khách sạn là lĩnh vực rất nhạy cảm với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và xử lý nước thải. Nếu để xảy ra thì sẽ ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của khách sạn. Vì vậy đòi hỏi khách sạn phải chú ý đến việc đầu tư vào các dụng cụ, trang thiết bị đúng tiêu chuẩn được quy định. Bên cạnh đó, khách sạn còn thường xuyên bị các cơ quan khác kiểm tra như sở văn hóa thông tin, sở lao động,… Chính vì thế có thể cản trở hoạt động của khách sạn

2.2.1.3. Tác động của môi trường văn hoá và xã hội

Dân số của Việt Nam ước tính đến nay khoảng trên 89 triệu người, là quốc gia đông dân thứ nhì ở khu vực Đông Nam Á. Trong đó, khoảng 28,81 triệu dân sống ở khu vực thành thị, 59,97 triệu dân số sống ở khu vực nông thôn, trong đó dân tộc Kinh chiếm khoảng 87% dân số và 53 dân tộc khác (khoảng 8 triệu người) sinh sống chủ yếu ở những vùng núi cao.

Ngoại cảnh văn hóa và xã hội cũng đem lại cho doanh nghiệp những cơ hội và cả những mối đe dọa. Cùng với xu thế phát triển liên tục của nền kinh tế trong nước và xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới, các kênh thông tin về kinh tế văn hóa và xã hội nhạy bén và kịp thời, sự du nhập các nền văn hóa, văn minh thế giới và khu vực được rộng mở. Trình độ văn hóa trong tiêu dùng của người dân được nâng cao và xu hướng đòi hỏi ngày càng cao văn minh thương mại, dịch vụ; sự thành công của các doanh nghiệp có chứa đựng yếu tố cần thiết là văn hóa doanh nghiệp. Vì vậy, khi tiến hành phân tích chiến lược để hoạch định chiến lược, Khách sạn cần quan tâm các vấn đề xã hội có ảnh hưởng đến hoạt động của Khách sạn.

- Trình độ học vấn người dân ngày càng cao, vì vậy nhu cầu đòi hỏi được đáp ứng chất lượng hàng hóa và chất lượng dịch vụ cung cấp, văn minh thương mại và văn hóa ứng xử trong quan hệ thương mại dịch vụ ngày càng cao.

- Thu nhập bình quân của người dân việt nam tăng lên đáng kể, thu nhập bình quân đầu người trong năm 2012 khoảng 1.749 USD (Nguồn: Tổng cục thống kê). Khi thu nhập tăng lên thì quan điểm sống và nhu cầu vui chơi, giải trí, du lịch của người dân cũng thay đổi đáng kể. Trước đây, do kinh tế khó khăn thì họ chỉ quan tâm vào công việc. Nhưng khi đời sống khá hơn thì họ bắt đầu chú trọng đến các hoạt động xung quanh mình như: đi du lịch, gặp gỡ bạn bè, chăm sóc sức khỏe…Vì vậy, Khách sạn Hạ Long có thể phát triển thêm dịch vụ du lịch để đáp ứng nhu cầu của khách hàng - Xu hướng toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ thì ngày càng làm thay đổi logic quản lý, thay đổi các nhu cầu tiêu dùng của mọi người và chính điều này đang thúc đẩy các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp giảm chi phí sản xuất kinh doanh, sử dụng các nguồn lực chặt chẽ, tiết kiệm và hiệu quả.

- Mỗi một sự thay đổi ảnh hưởng đến trào lưu tiêu dùng của xã hội sẽ đem lại triển vọng phát triển của Doanh nghiệp này nhưng cũng đem lại nguy cơ đe dọa sự tồn tại và phát triển cho Doanh nghiệp khác.

- Nhà quản lý chiến lược phải hết sức chú ý để nắm bắt nhanh chóng các thông tin từ những biến động xã hội ảnh hưởng đến doanh nghiệp của mình trong tương lai.

2.2.1.4. Yếu tố môi trường tự nhiên

Ngoại cảnh tự nhiên luôn luôn là yếu tố đặc biệt quan trọng không chỉ đối với đời sống của con người mà cũng là yếu hết sức quan trọng của các ngành kinh tế, đặc biệt là nghành du lịch. Ngoại cảnh tự nhiên bao gồm: Vị trí địa lý, khí hậu, đất đai, sông biển, tài nguyên khoáng sản, rừng, môi trường sinh thái.

Nhận biết được các nhân tố ngoại cảnh tự nhiên sẽ giúp cho các nhà quản trị chiến lược hướng những hoạt động nhằm khai thác tốt nhất các lợi thế của vị trí địa lý. Đồng thời quan tâm tới ngoại cảnh thiên nhiên doanh nghiệp sẽ có chiến lược hành động đúng trong việc nghiên cứu phát triển công nghệ thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Vì vậy, khi phân tích chất lượng để hoạch định chiến lược kinh doanh doanh bên cạnh việc nghiên cứu các qui định Nhà nước về bảo vệ môi trường phải đi sâu nghiên cứu điều kiện tự nhiên của Việt nam, của các vùng miền trong nước; Trong đó cần đi sâu phân tích tác động của điều kiện tự

nhiên khu vực Nghệ an và cả khu vực Bắc miền trung để có cơ sở bổ sung hoàn chỉnh cho chiến lược đề ra đúng đắn và các giải pháp cho chiến lược kinh doanh có tính khả thi cao.

Với Khách sạn Hạ Long, trung tâm Du lịch Thị xã Cửa lò nằm ở phía đông Nghệ an trong vị trí tọa độ 18độ 45 – 18độ 50 vĩ độ bắc, từ 105độ 42 – 105độ 45 kinh độ đông, cách Thành phố Vinh - thủ phủ của tỉnh Nghệ an 16 km, cách thủ đô Hà nội 280 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.400 km, nối với Lào và bắc Thái lan bằng đường quốc lộ 7, quốc lộ 8, cách Thủ đô Viêng chăn – Lào 468 km.

Thị xã Cửa lò có địa hình đặc biệt thuận lợi cho việc phát triển du lịch, Cửa lò là cửa ngõ giao thương trong và ngoài nước thông qua cảng Cửa lò, có hệ thống đường giao thông đi, đến rất thuận lợi, bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không. Khí hậu tại thị xã Cửa lò có nhiệt độ không khí trung bình trong các tháng hè không vượt quá 30 độ C. Cửa lò có bờ biển dài trên 10 km, có chiều rộng từ 250 – 500 m, có độ dốc thoai thoải, cát trắng mịn màng, nước biển trong xanh, có độ mặn 3,4 đến 3,5 %, Sóng biển có giá trị trung bình xấp xỉ 0,5 m, dòng chảy tối đa trong nhiều năm đạt 40 cm/s. Các điều kiện về yếu tố môi trường trên rất phù hợp cho Du khách đi tắm biển, nghỉ hè, du lịch và nghỉ dưỡng tại Thị xã Cửa lò.

2.2.1.5. Tác động của yếu tố khoa học và công nghệ

Công nghệ đóng vai trò rất quan trọng trong mọi ngành kinh tế, hiện nay khoa học phát triển với tốc độ cao, việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, các công nghiệp mới là yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp. Mọi doanh nghiệp đều chịu sự chi phối và phụ thuộc vào yếu tố công nghệ và thiết bị; công nghệ

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh cho khách sạn hạ long-thị xã cửa lò đến năm 2020 (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)