Phân tích và đề xuất các phương án chiến lược:

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh cho khách sạn hạ long-thị xã cửa lò đến năm 2020 (Trang 71)

3.2.2.1 Nhóm chiến lược S-O: Với ý nghĩa phát huy các điểm mạnh bên trong và

tận dụng các cơ hội bên ngoài, Với tiềm năng thị trường còn lớn và điều kiện kinh tế, thu nhập của dân cư cả nước nói chung đang tăng dần. Đây là dấu hiệu tốt để khách sạn Hạ long đẩy mạnh công tác marketing nhằm thâm nhập thị trường hiện tại, khai thác cơ hội. Với khả năng tài chính dồi dào, phong cách phục vụ của nhân viên khá tốt,

chất lượng cơ sở hạ tầng hiện đại nên khách sạn có thể tận dụng khai thác triệt để các cơ hội. nhóm này có các phương án chiến lược đề xuất:

- Chiến lược phát triển thị trường: Chiến lược (S-O)1 - Chiến lược đa dạng hóa đồng tâm  Chiến lược (S-O)2

3.2.2.2 Chiến lược S – T

Với ý nghĩa sử dụng điểm mạnh để hạn chế, né tránh nguy cơ, một là để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, Hạ Long có thế mạnh của mình về nguồn vốn dồi dào để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng ngày càng tốt hơn, Ngoài việc nâng cao chất lượng phục vụ của nhân viên, Hạ Long có thể tăng tính đa dạng của dịch vụ bằng cách mở thêm dịch vụ khác. Hai là để đối phó với sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các đối thủ trong ngành, Hạ Long có thể tận dụng nguồn tài chính dồi dào để tăng cường hoạt động marketing, với phong cách phục vụ của nhân viên khá tốt và chất lương cơ sở hạ tầng, thêm vào đó là uy tín của mình trong ngành. Hạ Long có thể liên kết với các công ty du lịch, lữ hành, các Bộ, ngành hoặc hiệp hội trong và ngoài tỉnh có nhu cầu tham quan, hội thảo, hội nghị để chủ động đầu vào, tăng công suất hoạt động của khách sạn. nhóm này có các phương án đề xuất:

- Chiến lược phát triển sản phẩm  Chiến lược (S-T)1 - Chiến lược kết hợp về phía trước  Chiến lược (S-T)2

3.2.2.3 Nhóm chiến lược W-O:

Với ý nghĩa tận dụng cơ hội khắc phục điểm yếu, do Hạ Long còn một số điểm yếu trong công tác marketing quảng cáo tên tuổi của khách sạn, về khả năng nghiên cứu, phát triển và hệ thống thông tin, nhưng Hạ Long có thể tăng công suất hoạt động thông qua việc đẩy mạnh hoạt động marketing và vị trí của Hạ Long không được thuận lợi so với các đối thủ cạnh tranh. Nhưng trái lại, Hạ Long có thể tận dụng cơ hội thị trường của ngành du lịch đang diễn ra sôi động, đồng thời đời sống kinh tế của người dân đang tăng dần.. Vì thế Hạ Long có thể phát triển hoạt động kinh doanh của mình ở thị trường này. Đồng thời kết hợp với việc khai thác khu du lịch có nhiều hoạt động vui chơi giải trí, kết hợp với kinh doanh nhà hàng - khách sạn và hình thành tour du lịch với hình thức du lịch lữ hành và nghỉ dưỡng. nhóm này có các phương án chiến lược đề xuất:

- Chiến lược phát triển sản phẩm  Chiến lược (W-O)1 - Chiến lược thâm nhập thị trường  Chiến lược (W-O)2

3.2.2.4 Nhóm chiến lược W-T:

Với ý nghĩa tối thiểu hóa các điểm yếu để né tránh các nguy cơ, Hạ Long có thể cải cách đột phá để phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao. Một mặt khắc phục những mặt còn hạn chế trong hoạt động marketing và để có thể tăng khả năng cạnh tranh của mình, tăng công suất hoạt động của khách sạn, Hạ Long có thể hợp tác với các công ty du lịch trong và ngoài tỉnh để có thể chủ động lượng khách đến khách sạn. Mặt khác, sự liên kết còn giúp Hạ Long có thể tăng khả năng cạnh tranh và giảm sức ép cạnh trạnh gay gắt từ đối thủ. nhóm này có các phương án đề xuất:

- Chiến lược phát triển nguồn nhân lực  Chiến lược (W-T)1 - Chiến lược liên doanh liên kết  Chiến lược (W-T)2

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh cho khách sạn hạ long-thị xã cửa lò đến năm 2020 (Trang 71)