KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHÁCH SẠN HẠ LONG

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh cho khách sạn hạ long-thị xã cửa lò đến năm 2020 (Trang 41)

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển:

Khách sạn Hạ Long được thành lập và đăng ký kinh doanh ngày 23 tháng 4 năm 1998 do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ an cấp phép. Mã số Doanh nghiệp: 2900328894. Qua quá trình hoạt động, Khách sạn Hạ Long không ngừng phát triển mở rộng. Để phù hợp với sự phát triển của đơn vị và môi trường kinh doanh, ngoài kinh doanh khách sạn, nhà hàng, Hạ long còn đăng ký kinh doanh các nghành hàng khác như: Dịch vụ vận tải hành khách đường bộ, dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tour du lịch. dịch vụ tắm hơi Massage và dịch vụ tăng cường sức khỏe.

* Thông tin đơn vị:

- Tên giao dịch đầy đủ: CÔNG TY TNHH KHÁCH SẠN HẠ LONG (Gọi tắt là Khách sạn Hạ Long)

- Trụ sở chính: Số 12 đường Sào nam- Thị xã Cửa lò – Tỉnh Nghệ an. - Điện thoại: 0383 824617 Fax: 0383 951 018 - Email: Kshalong_cualo@gmail.com

Khách sạn Hạ Long có tổng diện tích 11.000 m2, vị trí đẹp, 2 mặt là đường Sào nam và đường Mai Thúc Loan, rất thuận tiện cho du khách quan sát, đi lại và việc cho thuê văn phòng. Có 3 khu nhà Khách sạn, nhà hàng gồm 140 phòng nghỉ với đầy đủ tiện nghi (Trong đó có 12 phòng VIP, 85 phòng loại 1 và 43 phòng loại 2). trong khách sạn có 3 nhà hàng, 3 hội trường phục vụ đáp ứng từ 70 đến 150 khách/1 hội trường, 1 Hội trường độc lập đáp ứng trên 600 khách. Có 70 phòng khép kín nằm cách biệt với khu Khách sạn, phục vụ khách địa phương ở dài hạn, đối tượng là sinh viên, Cán bộ,…làm việc tại Thị xã Cửa lò. Xây dựng hai dãy văn phòng cho thuê trước mặt đường Sào nam và đường Mai Thúc Loan, cùng với các cơ sở dịch vụ khác như Sauna massage, vật lí trị liệu, các dịch vụ bổ trợ giặt là , ….(Nguồn: Bộ phận Hành chính,

Khách sạn Hạ Long).Với sự bố trí các phòng tương đối hợp lý và hài hoà, các trang

2.1.1.1. Tổ chức quản lý và hoạt động của đơn vị

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý tại Khách sạn

(Nguồn: Phòng Hành chính- Khách sạn Hạ Long 2012) 2.1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận:

Do cơ cấu tổ chức của khách sạn, phương pháp quản lý chủ yếu thông qua phó giám đốc trực tiếp điều hành, chỉ thị công việc cho các bộ phận thực hiện sau đó báo cáo kết quả lại cho giám đốc.

 Giám đốc là người có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất, chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động kinh doanh của Khách sạn.

 Phó Giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc, chịu trách nhiệm quản lý, điều hành trực tiếp mọi hoạt động của Khách sạn theo sự phân công và ủy quyền của Giám đốc.

Bộ phận lễ tân: Bộ phận lễ tân có chức năng trực tiếp quan hệ với khách hàng để đáp ứng nhu cầu của khách, là cầu nối giữa khách với các dịch vụ khác trong và ngoài khách sạn. Nhiệm vụ là điều phối các phòng cho thuê ở dài hạn và ngắn hạn, làm thủ tục cho khách đến và khách đi , nhận hợp đồng lưu trú, tổ chức chuyển giao các yêu cầu dịch vụ của khách.

 Bộ phận buồng: Chăm lo nơi nghỉ của khách trong thời gian lưu trú tại khách sạn, đảm bảo nhu cầu cho khách: ăn, uống, nghỉ nghơi… kiểm tra trang thiết bị trong phòng, chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về toàn bộ tài sản trong phòng ngủ, phản

GIÁM ĐỐC BỘ PHẬN BUỒNG BỘ PHẬN NHÀ HÀNG BP HÀNH CHÍNH KẾ TOÁN BỘ PHẬN BẢO VỆ BỘ PHẬN DỊCH VỤ KHÁC PHÓ GIÁM ĐỐC

ánh ý kiến của khách cho cán bộ liên quan đến chất lượng phục vụ và tăng doanh số cho khách sạn.

Bộ phận nhà hàng ăn: Phục vụ nhu cầu về ăn uống theo yêu cầu cho khách.

 Bộ phận kế toán: Tổ chức hạch toán kinh doanh, theo dõi và thực hiện công nợ phải trả, thu hồi công nợ phải thu của khách sạn. Căn cứ vào các hoá đơn chứng từ để có kế hoạch xuất tiền trang trải mọi chi phí của khách sạn, theo dõi việc huy động và sử dụng các nguồn vốn cũng như sự vận động của nguồn vốn, định kỳ lập báo cáo tài chính của đơn vị, phân tích và đánh giá các kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn giúp ban giám đốc có những thông tin trong quá trình ra các quyết định quản lý khách sạn

 Bộ phận bảo vệ: Làm công tác bảo vệ, sắp xếp bến bãi, xe, phương tiện cho khách.. Sửa chữa điện nước và các thiết bị kỹ thuật trong Khách sạn và các công việc khác đảm bảo an toàn một cách toàn diện trong Khách sạn.

Bộ phận dịch vụ khác: Theo dõi, quản lý hoạt động các dịch vụ kinh doanh văn phòng (Mặt bằng kinh doanh xung quanh khách sạn, Phòng cho thuê, Phòng Massage)

2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Khách sạn Hạ Long trong 3 năm

Kết quả hoạt động kinh doanh của Khách sạn Hạ Long trong 3 năm qua được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:

Bảng 2.1: Thực trạng hoạt động kinh doanh từ 2010 – 2012 của khách sạn Hạ Long

Đơn vị tính: Triệu đồng So sánh 11/10 So sánh 12/11 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Doanh thu 6.723.520 4.620.269 6.311.749 -2.103.251 -31,28 1.691.480 36,61 Chi Phí 4.817.664 3.531.348 3.919.443 -1.286.316 -26,70 388.095 10,99 Lợi nhuận 1.905.856 1.088.921 2.392.306 -816.935 -42,86 1.303.385 119,69

(Nguồn: Báo cáo của bộ phận kế toán Khách sạn Hạ Long)

Qua bảng hoạt động kinh doanh từ năm 2010 đến 2012 của khách sạn Hạ Long đã cho ta thấy lợi nhuận và doanh thu năm 2011 giảm so với năm 2010. cụ thể, doanh thu giảm xuống 31,28% và lợi nhuận giảm tới 42,86%. Nhưng trong năm 2012 thì doanh thu và lợi nhuận lại tăng lên lại so với năm 2011, với doanh thu tăng lên 36,61% và lợi nhuận tăng lên 119,69 %. Đặc biệt là chỉ tiêu chi phí cho chúng ta thấy rõ sự giảm sụt chi phí rất đáng kể khi so sánh năm 2010 và 2011 là giảm 26,70% điều này

cho chúng ta thấy do hoạt động kinh doanh của khách sạn không thuận lợi, ít khách…, doanh thu giảm. Nhưng năm 2012 so với năm 2011 thì cho ta thấy doanh thu tăng lên đáng kể 36,61% mà chi phí chỉ có tăng lên 10,99% dẫn đến sự gia tăng rất lớn trong lợi nhuận, tăng 119,69%. Từ đó cho ta thấy việc kiểm soát chi phí của khách sạn Hạ Long là rất tốt

2.2. Phân tích môi trường bên ngoài

2.2.1. Môi trường vĩ mô

Trong những năm gần đây công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh của Khách sạn Hạ Long có những chuyển biến tích cực và đạt được những thành công nhất định để Khách sạn tồn tại và phát triển; tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, yếu kém trong việc thực hiện công tác hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh trung và dài hạn cũng như trong công tác xây dựng kế hoạch hàng năm. Vì vậy, trong chừng mực nhất định do yếu kém trong xây dựng kế hoạch, triển khai tổ chức thực hiện và kiểm tra thực hiện kế hoạch kinh doanh làm hạn chế nhịp độ phát triển và hiệu quả kinh doanh của Khách sạn. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển mạnh mẽ vận hành theo cơ chế thị trường và thị trường tác động ảnh hưởng ngày càng gay gắt, phức tạp; xu thế hội nhập của nền kinh tế ngày càng sâu vào nền kinh tế khu vực và nền kinh tế quốc tế, nhiều yếu tố mới cả tích cực và tiêu cực sẽ xuất hiện liên tục và tác động mạnh đối với toàn bộ nền kinh tế cũng như từng doanh nghiệp. Nếu Khách sạn Hạ long chậm đổi mới hoặc cứ tiếp tục duy trì công tác hoạch định chiến lược như những năm trước và thực trạng hiện nay thì chắc rằng Khách sạn sẽ gặp khó khăn và sẽ khó tồn tại, phát triển trong điều kiện mới. Chính vì thế, điều hết sức quan trọng là Khách sạn phải làm tốt công tác hoạch định chiến lược kinh doanh để kịp thời đón nhận những cơ hội, hạn chế những rủi ro và thách thức, phát huy có hiệu quả tiềm năng nội lực đảm bảo cho Khách sạn phát triển ổn định và bền vững trong môi trường kinh doanh đang thay đổi ngày càng mau chóng.

Thông qua phân tích ngoại cảnh vĩ mô để nghiên cứu các triển vọng và các nguy cơ trong tương lai của Khách sạn, giúp cho các nhà quản trị đề ra được những chiến lược, mục tiêu và hành động của Khách sạn đúng hướng và đứng vững được trong môi trường cạnh tranh của nền kinh tế thị trường. Dưới đây, chúng ta đi sâu phân tích các bộ phận của ngoại cảnh vĩ mô: kinh tế, công nghệ, xã hội, dân cư, chính trị - pháp luật và quốc tế, yếu tố môi trường ngành.

2.2.1.1. Tác động của các yếu tố kinh tế

Ngoại cảnh kinh tế của doanh nghiệp được xác định thông qua tiềm lực và sự vận hành của nền kinh tế quốc gia. Các nhân tố quan trọng nhất để đánh giá tiềm lực này bao gồm: Mức tăng trưởng kinh tế, lãi xuất và xu hướng của lãi xuất, tỷ giá hối đoái, mức độ lạm phát, mức độ tiêu dùng, mức độ thất nghiệp, hệ thống thuế và mức thuế, các khoản nợ. Đây là những yếu tố rất quan trọng, tác động mạnh hơn so với một số yếu tố khác của ngoại cảnh vĩ mô.

- Tăng trưởng kinh tế: Mức tăng trưởng kinh tế hàng năm được đánh giá thông qua mức tăng GDP và mức tăng thu nhập bình quân đầu người/năm. Mức tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô và đặc trưng của các cơ hội cũng như các thách thức đối với doanh nghiệp.

Bảng 2.2 Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2012 Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tốc độ tăng trưởng GDP (%) 2,83 8,46 6,31 5,32 6,78 5,89 5,03

(Nguồn từ Tổng Cục thống kê năm 2012)

Nền kinh tế nước ta trong những năm qua bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế ở Mỹ, lan sang các nước Chấu Á, đã làm thay đổi tổng cung và tổng cầu hàng hóa trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân và làm tăng áp lực cạnh tranh trong phạm vi của những ngành riêng biệt, gây không ít khó khăn cho sự phát triển đồng đều các ngành kinh tế và toàn bộ nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) từ năm 2006-2012 bình quân giảm, tỉ lệ tăng trưởng năm 2006 là 8,23%; năm 2007 là 8,46%, cao nhất từ năm 1997 đến nay. Tuy nhiên, năm 2008 nền kinh tế Việt Nam bị chững lại do khủng hoảng tài chính, dấu hiệu lạm phát tăng lên rất cao, tốc độ tăng trưởng GDP chỉ đạt 6,31%, lạm phát tăng tốc ở mức 10-20%. Năm 2009 Chính phủ tung ra gói kích cầu dẫn đến GDP tăng năm 2010 là 6,78%. Tuy nhiên cũng để lại nhiều hệ lụy như thị trường chứng khoán và bất động sản bị đóng băng, thậm chí là suy thoái, lạm phát tăng cao, thâm hụt ngân sách nặng dẫn tới nợ nhà nước tăng cao gây bất ổn định tỷ giá và bất ổn định kinh tế vĩ mô. Những năm 2011 - 2012 lạm phát tăng rất cao (20%). Ngân hàng nhà nước đã áp dụng biện pháp phá giá đồng tiền, Chính phủ đã đưa ra thắt chặt tiền tệ nhằm mục đích giảm thiểu lạm phát. Theo đó, lãi suất ngân hàng tăng cao, các doanh nghiệp bị hạn chế cho vay. Trong giai đoạn này, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn dẫn đến thua lỗ, một số lượng lớn các doanh nghiệp phá sản, tốc độ nợ tăng nhanh đe dọa đến sự ổn định của nền kinh tế.

- Lãi suất: Mức lãi suất tăng sẽ tạo áp lực lớn về nguồn vốn và chi phí đầu vào của các doanh nghiệp, là mối nguy cơ phát triển chiến lược chung của các doanh nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế và của chính bản thân Khách sạn Hạ long; ngược lại nếu lãi suất giảm làm giảm áp lực về vốn và chi phí đầu vào, sẽ làm tăng triển vọng phát triển doanh nghiệp lâu dài. Mặt khác lãi suất của ngân hàng gia tăng nên nó ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của khách sạn. Thứ nhất là, khi lãi suất ngân hàng tăng lên thì người tiêu dùng sẽ có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn và cân nhắc kỹ khi tiêu dùng. Chính vì thế nó có thể làm cho hoạt động của khách sạn bị ảnh hưởng. Thứ hai là, nó làm cho chi phí lãi vay của khách sạn tăng lên và tạo sức ép trong hoạt động của khách sạn. Bên cạnh những tác động tiêu cực thì lãi suất ngân hàng tăng sẽ tạo rào cản cho các khách sạn hạn chế được các đối thủ cạnh tranh mới bước chân vào ngành vì đây là một lĩnh vực đòi hỏi phải có rất nhiều vốn để xây dựng cơ bản.

- Lạm phát: Lạm phát cao có thể làm mất ổn định nền kinh tế, hạn chế nhịp độ phát triển kinh tế, thúc đẩy việc nâng cao tỷ lệ phần trăm cho vay tiền và tăng sự giao động về giá trao đổi ngoại tệ, việc đầu tư của các doanh nghiệp trở nên rất mạo hiểm. Những dự đoán liên quan tới tăng trưởng kinh tế rất dễ bị nhầm lẫn và tạo căn cứ không chắc chắn lắm trong việc xây dựng chiến lược của doanh nghiệp.

Môi trường kinh tế đã và đang biến đổi một cách nhanh chóng và khó kiểm soát; sự biến đổi của nền kinh tế sẽ diễn ra nhanh chóng hơn trong điều kiện nền kinh tế đang tiến sâu và hòa nhập với kinh tế khu vực, hoà nhập với nền kinh tế thế giới trước xu thế toàn cầu hoá. Điều đó đòi hỏi các Khách sạn mà trước tiên là lãnh đạo điều hành và đội ngũ cán bộ các bộ phận của Khách sạn phải khẩn trương và không ngừng tiếp cận, nắm bắt những biến động của nền kinh tế cả nước cũng như các khu vực và chính ngay trên địa bàn hoạt động. Từ đó xác định đúng chiến lược kinh doanh và có kế hoạch điều chỉnh hoạt động kinh doanh của Khách sạn linh hoạt, phù hợp để tận dụng những cơ hội, vượt qua những thử thách, đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất.

2.2.1.2. Tác động của yếu tố chính trị và pháp luật

Những nhân tố chính trị và pháp luật ảnh hưởng rất lớn tới việc hình thành các triển vọng và mối đe dọa đối với doanh nghiệp. Những nhân tố này gồm hệ thống các chủ trương, chính sách của chính phủ, hệ thống pháp luật hiện hành, các mối quan hệ ngoại giao trong thương mại của chính phủ với các nước trong khu vực và toàn cầu.

Với việc đi lên từ một nước nông nghiệp, Việt Nam đã từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thương mại - dịch vụ, trong đó lĩnh vực du lịch ngày càng

được chú trọng đầu tư và phát triển. Song song đó, hoạt động kinh doanh nhà hàng – khách sạn dần dần được cải thiện để đáp ứng với nhu cầu phát triển của ngành du lịch. Năm 2000, Chính phủ ban hành Nghị định số 39/2000/NĐ-CP, ngày 24 tháng 8 năm 2000, quy định về cơ sở lưu trú du lịch và quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch; Quyết định số 02/2001/QĐ-TCDL ngày 27 tháng 4 năm 2001 của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch về việc bổ sung sửa đổi Tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn. Từ đó cho thấy ngành kinh doanh khách sạn ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Nhưng với việc ban hành các chính sách đó sẽ giúp cho các khách sạn đạt tiêu chuẩn có hành lang pháp lý để hoạt động, đồng thời cản trở hoạt động của các cơ sở lưu trú chưa đạt tiêu chuẩn của ngành.

Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với các cơ sở lưu trú nói chung hiện nay. Ngoài ra, lĩnh vực kinh doanh nhà hàng - khách sạn là lĩnh vực rất nhạy cảm với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và xử lý nước thải. Nếu để xảy ra thì sẽ ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của khách sạn. Vì vậy đòi hỏi khách sạn phải chú ý

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh cho khách sạn hạ long-thị xã cửa lò đến năm 2020 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)