Ma trận SWOT

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh cho khách sạn hạ long-thị xã cửa lò đến năm 2020 (Trang 38)

Thiết lập ma trận SWOT, được gọi là ma trận chiến lược để xem xét, tận dụng những thời cơ, né tránh và phòng thủ những nguy cơ, phát huy điểm mạnh hạn chế và điều chỉnh những điểm yếu của doanh nghiệp. Ma trận SWOT gồm 4 yếu tố chính:

1. Điểm mạnh (S= strenghts): sở trường của doanh nghiệp 2. Điểm yếu (Weaknesses): điểm yếu của doanh nghiệp 3. Cơ hội (O.Opportunities): thời cơ của doanh nghiệp 4. Đe dọa (T.Threats): nguy cơ của doanh nghiệp

Kỹ thuật phân tích ma trận SWOT là công cụ kết hợp quan trọng có thể giúp cho các nhà quản trị phát triển 4 loại chiến lược sau:

- Chiến lược điểm mạnh - cơ hội - Chiến lược điểm yếu - cơ hội - Chiến lược điểm mạnh - nguy cơ - Chiến lược điểm yếu - nguy cơ

Sự kết hợp các yếu tố quan trọng bên trong và bên ngoài để hình thành chiến lược là nhiệm vụ khó khăn nhất, đòi hỏi sự phán đoán tốt và sẽ không có một kết hợp tốt nhất.

Để thiết lập ma trận SWOT gồm 8 bước cơ bản sau được thực hiện: - Bước 1: Liệt kê các cơ hội chính

- Bước 2: Liệt kê các mối đe dọa chủ yếu bên ngoài công ty - Bước 3:Liệt kê những điểm mạnh chủ yếu của công ty - Bước 4: Liệt kê những điểm yếu cơ bản bên trong công ty

- Bước 5: Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài để đề xuất phương án chiến lược SO thích hợp. Chiến lược phát huy điểm mạnh để tận dụng cơ hội bên ngoài.

- Bước 6:Kết hợp điểm yếu bên trong với cơ hội bên ngoài để đề xuất phương án chiến lược WO thích hợp. Chiến lược này cải thiện những điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng cơ hội bên ngoài.

- Bước 7: Kết hợp điểm mạnh bên trong với mối đe dọa bên ngoài để đề xuất phương án chiến lược ST thích hợp. Chiến lược sử dụng thế mạnh của mình để tránh khỏi hay giảm đến mức độ thấp nhất ảnh hưởng của mối đe dọa từ bên trong.

- Bước 8: Kết hợp điểm yếu bên trong với mối đe dọa bên ngoài để đề xuất phương án chiến lược WT thích hợp. Chiến lược này là những chiến lược phòng thủ nhằm hạn chế tác động của những điểm yếu bên trong và tránh khỏi những mối đe dọa của môi trường bên ngoài.

Như vậy, nội dungchương 1 của đề tài đã nêu lên một cách hệ thống các vấn đề lý luận cơ bản về hoạch định chiến lược của doanh nghiệp. Qua đó ta thấy hoạch định chiến lược là một lĩnh vực mới mẽ đối với doanh nghiệp Việt Nam và luôn gắn liền với môi trường, biểu thị tính năng động và phức tạp của nó. Chính sự phức tạp và năng động của môi trường đã làm cho giới lãnh đạo cấp cao của các doanh nghiệp ý thức được vai trò quan trọng của công tác hoạch định chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh cho khách sạn hạ long-thị xã cửa lò đến năm 2020 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)