Công tác quản trị

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh cho khách sạn hạ long-thị xã cửa lò đến năm 2020 (Trang 59)

Công tác quản trị là hệ thống được xây dựng để điều khiển, kiểm tra, kiểm soát quá trình hoạt động kinh doanh, còn là một là một lĩnh vực nghiên cứu cách thức khuyến khích quá trình quản lý, cấu trúc tổ chức và quy chế, quy tắc được Khách sạn đưa ra sử dụng nhằm đem lại hiệu quả cho công việc kinh doanh của khách sạn.

Công tác quản trị được tác giả đánh giá qua các chức năng như dự báo, hoạch định, tổ chức hoạt động, kiểm tra.

2.3.1.1. Công tác dự báo, hoạch định

Trong thời gian qua Hạ Long chưa làm tốt được công tác dự báo tình hình hoạt động của khách sạn, cụ thể là khách sạn có đặt ra các chỉ tiêu cần đạt được nhưng

không thông qua một văn bản nào cả. Việc đặt ra các chỉ tiêu đó chủ yếu dựa vào tình hình chung của ngành như trong năm Thị xã Cửa lò sẽ diễn ra các lễ hội hoặc có các chương trình nào đó. Qua đó khách sạn dự báo lượt khách đến khách sạn và chuẩn bị để đáp ứng. Công tác hoạch định chiến lược của khách sạn chủ yếu do ban Giám đốc khách sạn đảm nhiệm. Ngoài ra, tất cả các vấn đề phát sinh trong khách sạn đều do quản lý khách sạn giải quyết. Vì thế chưa phát huy được tính sáng tạo, năng động của cá nhân và chưa phát huy được sức mạnh của tập thể. Chẳng hạn như khi xảy ra sự cố mà người quản lý không ở đó thì sự việc sẽ xử lý như thế nào và ai đứng ra chịu trách nhiệm cho việc giải quyết đó. Tuy nhiên, với cách quản lý đó thì các vấn đề phát sinh đều được giải quyết một cách thỏa đáng, giúp cho hoạt động của khách sạn diễn ra bình thường.

Có thể nói, Khách sạn đã chú trọng phân tích bối cảnh kinh doanh, chú trọng đến năng lực nhân sự. Tuy nhiên phương pháp hoạch định chưa khoa học. Việc xây dựng chiến lược còn chưa cụ thể và mang tính chủ quan của Ban lãnh đạo.

2.3.1.2 Tổ chức hoạt động

Từ khi thành lập cho đến nay, cơ cấu tổ chức của khách sạn chưa có thay đổi nhiều. Vì ngay từ đầu, chủ doanh nghiệp đề ra mục tiêu là cơ cấu tổ chức của khách sạn phải đơn giản, gọn nhẹ nhưng phải đảm bảo điều hành được công việc, đồng thời giảm chi phí, tăng lợi nhuận.

Năng lực của đội ngũ lãnh đạo: phần lớn các cán bộ lãnh đạo của Hạ long đều có kinh nghiệm trong công tác quản lý. Đặc biệt, quản lý khách sạn của Hạ long là một người rất giỏi về chuyên môn và giàu kinh nghiệm.

Thay đổi tổ chức và thay đổi cách hoạt động: nhìn chung cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của khách sạn chưa có thay đổi, nhưng vẫn duy trì tình hình hoạt động từ lúc thành lập cho đến hiện nay. Tuy nhiên, nhân viên trong khách sạn lại thay đổi liên tục, nhất là bộ phận tiếp viên (thay đổi 80%) vì đặc thù nghành kinh doanh Khách sạn tại Cửa lò là theo thời vụ, điều này gây khó khăn cho khách sạn trong quá trình hoạt động, đồng thời làm tăng chi phí đào tạo, huấn luyện nhân viên.

Tinh thần làm việc của nhân viên: đa số nhân viên đều có tâm lý chung là muốn nhàn rỗi, nhưng nhờ ban giám đốc luôn luôn củng cố phong cách phục vụ của nhân viên. Từ đó nhân viên trong khách sạn luôn hoàn thành khá tốt các công việc của mình.

2.3.1.3 Kiểm tra

Chức năng kiểm tra trong khách sạn được thực hiện khá tốt, nhất là trong việc quản lý nhân sự, đôn đốc tinh thần làm việc của nhân viên, hàng tồn kho và các chi phí đầu vào của khách sạn. Với sự chặt chẽ trong công tác kiểm tra, Khách sạn đã từng bước tạo được nề nếp trong hoạt động, góp phần nâng cao hiệu quả và uy tín trong hoạt động kinh doanh.

2.3.1.4 Nguồn nhân lực

Với cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, đơn giản nên khách sạn Hạ long chưa có bộ phận nhân sự chuyên nghiệp, các hoạt động tuyển chọn nhân sự đều do giám đốc và quản lý khách sạn đảm nhận và tiến hành.

* Tuyển dụng:

Với phương châm đặt chất lượng lên hàng đầu nên công tác tuyển chọn nhân sự của Hạ Long khá chặt chẽ. Công tác tuyển dụng trải qua các bước sau:

(1) khách sạn thông báo tuyển nhân viên tại khách sạn (2) Nghiên cứu lý lịch

(3) Quản lý khách sạn trực tiếp phỏng vấn

(4) Thông báo nhận người, ưu tiên cho những người có chuyên môn.

Bên cạnh đó vẫn còn một số trường hợp các nhân viên trong khách sạn được tuyển dụng thông qua sự quen biết. Tuy nhiên chất lượng nhân viên được tuyển không đạt yêu cầu về trình độ chuyên môn như mong muốn mà khách sạn đã đặt ra.

* Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:

Hiện tại công tác đào tạo của khách sạn chưa được thực hiện tốt. Vì khi khách sạn đầu tư chi phí cho việc đào tạo nhân viên thì sau khi được đào tạo thì họ lại nghỉ việc, mặc dù có làm cam kết không được nghỉ việc sau khi được đào tạo. Vì thế, việc đào tạo hoặc huấn luyện tay nghề của nhân viên chủ yếu là do trưởng các bộ phận đảm nhiệm.

* Chế độ lương thưởng cho nhân viên:

Về lương: Hiện tại mức lương của nhân viên trong khách sạn dao động từ 2.500.000 – 3.500.000 đồng. Mặc dù khách sạn có tăng lương nhưng chủ yếu cho cán bộ quản lý, trưởng các bộ phận. Còn mức lương của các nhân viên thì không, chính vì thế dẫn đến tình trạng nhân viên trong khách sạn nghỉ nhiều. Về mặt này thì đối thủ của Hạ long làm tốt hơn, họ có mức lương dao động từ 3.000.000 – 4.500.000 đồng, vì thế có thể tạo được sự gắn kết chặt chẽ giữa nhân viên với khách sạn.

Về phúc lợi: Mặc dù doanh nghiệp tư nhân nhưng khách sạn đã làm tốt trong việc đảm bảo phúc lợi cho người lao động: mua đầy đủ bảo hiểm tai nạn và bảo hiểm y tế. Ngoài ra, vào dịp cuối năm thì khách sạn còn cho tất cả các nhân viên hưởng lương tháng 13. Bên cạnh đó, hàng năm nhân viên được tặng 2 bộ đồng phục.

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh cho khách sạn hạ long-thị xã cửa lò đến năm 2020 (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)