THẢO LUẬN NHÓM TẠI CÔNG TY DS

Một phần của tài liệu Tăng cường thương lượng trong quan hệ lao động ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Nghiên cứu trường hợp hai doanh nghiệp Công ty TNHH Quốc tế D&S và Công (Trang 114)

II. Danh sách các cá nhân tham gia vào phỏng vấn sâu, phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm tập trung

3. Danh sách thảo luận nhóm tập trung.

THẢO LUẬN NHÓM TẠI CÔNG TY DS

Thảo luận nhóm 7 người: gồm 2 đại diện chủ thể NSDLĐ và 5 đại diện chủ thể người NLĐ (NSDLĐ, công nhân và cán bộ công đoàn), ngoài ra còn có một phiên dịch tiếng Hàn.

Về phía NSDLĐ có:

1. Ông Cho In S., 40 tuổi, Giám đốc nhân sự công ty.

2. Chị Trần Thị H., 30 tuổi, Tổng tổ trưởng của công ty. Làm việc tại công ty từ tháng 8.2003.

Về phía Công đoàn công ty có:

1. Anh Mạc Đình T., Chủ tịch công đoàn công ty, 34 tuổi. 2. Nguyễn Thị T., 37 tuổi, phó chủ tịch công đoàn.

Về phía CNLĐ có:

1. Chị Nguyễn Thị Th., công nhân, 22 tuổi, xưởng may. 2. Chị Nguyễn Thị H., công nhân, 20 tuổi, xưởng may. 3. Chị Phạm Thị Gi., công nhân, 22 tuổi, xưởng may.

Về tình hình công ty và hướng phát triển

Hỏi: Xin các anh chị cho biết đôi nét về tình hình công ty?

Cho In S.: Tập đoàn công ty có 3 nhà máy ở Việt Nam ở các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hải Dương. Ngoài ra ở các nước khác cũng có các nhà máy của công ty như Indonesia, Campuchia, Trung Quốc. Công ty đang mở thêm một nhà máy lớn ở Campuchia. Công ty đã nhận bàn giao công ty DS Việt Nam từ ngày 1.8.2010, đang nâng cấp, sửa chữa và nhận thêm 1000 công nhân nữa. Chúng tôi sản xuất để hướng tới hai khách hàng chính là GAP và AEO và nhận đơn hàng trực tiếp với Mỹ. Đến ngày hôm qua chúng tôi có 1.028 công nhân. Vốn đầu tư của chúng tôi vào công ty này là 2,5 triệu đô la, trong đó giá thực tế là 1,8 triệu đô la, và chúng tôi phải thanh toán nợ cho công ty cũ là 70.000 đô la. Công ty này chúng tôi đang cho nâng cấp. Về các kế hoạch thực tế thì hiện nay chúng tôi cũng đang lên và chưa rõ ràng, vì vẫn đang giải quyết một số vấn đề vướng mắc với công ty cũ và bởi đến tháng 11 chúng tôi mới nhận bàn giao hoàn chỉnh. Khi đã nhận bàn giao xong chúng tôi sẽ nhận đơn hàng trực tiếp với Mỹ luôn chứ không qua một số đầu mối nữa. Nói chung chúng tôi đang có rất nhiều ý tưởng và động thái để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân, nhưng chưa hoàn chỉnh nên chưa muốn nói cho mọi người biết.

Nguyễn Thị T.: Chị chỉ làm ở mỗi công ty này thôi, chưa làm ở công ty nào, theo chị bây giờ công ty mới này cũng có khá hơn ông chủ cũ một chút. Như quạt thông gió và trần thì cũng khang trang hơn. Nói chung là ông ấy mới về được 3 tháng nhưng thấy nhà xưởng cũng thay đổi, nhiều vấn đề cũng quan tâm hơn trước một chút. Từ trước đến nay chỉ có mỗi vấn đề BHXH thôi, ngoài ra không có vấn đề gì, bây giờ thì đã được đầy đủ rồi, còn một số trường hợp ít nữa thôi chưa được giải quyết. Còn lại đã thanh toán hết rồi, còn mỗi năm nay chưa thanh toán thôi. Ông chủ cũ thì cũng tốt, nhưng mà BHXH bị ngắt quãng mất một thời gian. Công ty này mấy ông chủ cơ.

Hỏi: Công ty có quan tâm như thế nào đến công tác bảo hộ lao động, như chống bụi, chống nóng, chống ồn?

Nguyễn Thị T.: Về an toàn lao động ở công ty thì tương đối tốt, đã có hệ thống quạt gió chống nóng.

Cho In S.: Thực ra ở Việt Nam mùa đông không lạnh lắm, khi làm việc tại xưởng mọi người hoạt động cùng máy móc thì sẽ ấm lên rất nhanh. Còn về mùa hè thì công ty đã lắp hệ thống quạt thông gió to trong công ty.

Hỏi: Mọi người đánh giá như thế nào về môi trường làm việc?

Nguyễn Thị Gi.: Mọi người đều được trang bị đồng phục, mũ vải, khẩu trang, cũng đảm bảo vệ sinh, an toàn. Nhưng bộ đồng phục này mùa đông thì được chứ mùa hè hơi nóng vì chất vải nylon nhiều.

Hỏi: Công ty có ký thoả ước lao động tập thể không?

Nguyễn Thị T.: Có, công ty có thoả ước từ 2005, 2007 thì bổ sung một chút, trong thời gian tới sẽ bổ sung thêm.

Hỏi: Việc thực hiện kí HĐLĐ, BHXH, BHYT có tốt không?

Nguyễn Thị T.: Có, nhưng còn vướng một số cái như làm thêm giờ...

Hỏi: Công ty có tổ chức cho công nhân đi nghỉ mát bao giờ không?

Nguyễn Thị T.: Công ty chưa có điều kiện. Nhưng cũng mong một năm có 1- 2 lần công ty cho đi nghỉ mát.

Quan niệm về QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ

Hỏi: Mọi người quan niệm như thế nào về QHLĐ hài hoà, ổn định, tiến bộ?

Cho In S.: Tôi mong muốn có sự hiểu nhau giữa công nhân, công đoàn và công ty. Công ty may mặc bao giờ cũng phải nhờ đến bàn tay khéo léo của chị em phụ nữ, nên cần quan tâm đến chị em. Hướng của công ty sẽ nhận thêm lao động nên sẽ họp bàn với các tổ trưởng để đề ra các chính sách phù hợp.

Hỏi: Mọi người đánh giá như thế nào về tầm quan trọng của việc xây dựng QHLĐ trong doanh nghiệp trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp, nếu đặt

lên bàn cùng với kế hoạch sản xuất kinh doanh, các chế độ khác cho công nhân như tiền lương, tiền thưởng thì ông suy nghĩ như thế nào về tầm quan trọng của QHLĐ?

Nguyễn Thị H.: Theo em mối quan hệ giữa công nhân, công đoàn và công ty thì rất quan trọng rồi.

Nguyễn Thị T.: có, QHLĐ rất quan trọng, mọi người đều muốn môi trường làm việc thoải mái, được tạo điều kiện.

Cho In S.: Tôi nghĩ sự phát triển của công ty cũng quan trọng nhưng mối quan hệ tốt trong công ty cũng quan trọng.

Hỏi: Theo mọi người, môi trường kinh tế, văn hoá, xã hội, pháp luật, thị trường lao động ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn địa phương nói riêng tác động như thế nào đến QHLĐ tại công ty? Có làm cho QHLĐ tốt hơn lên không hay là có cản trở như thế nào đến QHLĐ?

Cho In S.: Theo quan điểm của tôi, trước tiên, so với Hàn Quốc thì Việt Nam, thứ nhất là về con người, nền kinh tế cũng có ảnh hưởng, về ngôn ngữ cũng bất đồng nên hơi khó cho chúng tôi trong quan hệ công việc. Còn những điểm thuận lợi là người Hàn Quốc, những người trẻ tuổi như ở đây thì họ không chịu khó làm việc như thế này, chỉ có những người nhiều tuổi mới chịu làm thôi. Quan hệ để làm việc dễ nhất thì ở bên Indonesia, dễ làm việc hơn, sau đó đến Việt Nam, rồi đến Campuchia và Trung Quốc, ở Trung Quốc khó làm việc nhất.

Thực trạng QHLĐ trong công ty

Hỏi: Khi bước vào công ty các bạn kỳ vọng những gì và có đạt được không?

Nguyễn Thị Th.: Nói chung ai cũng muốn đi làm thì có hướng phát triển. Được làm việc, được học, được trả lương. Công ty đã trả lương theo quy định của Nhà nước, những ngày lễ, ngày nghỉ phép công ty cũng rất chu đáo với chúng em.

Nguyễn Thị Gi.: Nói chung là công ty đã thực hiện theo đúng Luật lao động Việt Nam, tuy nhiên lương hơi thấp.

Nguyễn Thị H.: Em thì cũng như mọi người, vì công ty nào cũng như vậy thôi, ai cũng muốn lương cao nhưng mình là công nhân nên mình phải theo. Công ty thì cũng trả đủ. Tiền tăng ca thì công ty cũng không bắt buộc, ai muốn thì làm tăng ca. Buổi trưa cũng được nghỉ một tiếng, một bữa ăn là 14.000đ.

Hỏi: Tại sao bạn lại chọn doanh nghiệp của Hàn Quốc mà không phải là doanh nghiệp khác?

Nguyễn Thị Gi.: Vì Hàn Quốc là doanh nghiệp phát triển, có điều kiện nâng cao tay nghề và đôi bàn tay khéo léo của mình.

Hỏi: Khi vào làm ở đây bạn có để ý rằng đây là một doanh nghiệp của Hàn Quốc không hay bạn thấy mức lương hấp dẫn nên vào thôi?

Nguyễn Thị Gi.: Em thì từ trước đến giờ vẫn thích vào các doanh nghiệp của Hàn Quốc.

Hỏi: Ông Cho In S., ông đánh giá thế nào về lao động của Việt Nam?

Cho In S.: Người Việt Nam tính nết nhã nhặn, đó là điều ông ấy hài lòng. Ở các công ty 1 và 2 ở kia, ông ấy chỉ đạo nhân viên dễ hơn dưới này, vì mới nên công nhân vẫn chưa nghe lời lắm, mọi chuyện chưa đi vào quỹ đạo, nên phải mất một thời gian nữa thì mới bằng hai công ty kia. Nói chung người Việt Nam nhiệt tình, tôi tin rằng với sự lãnh đạo của chúng tôi thì mọi việc sẽ đi theo hướng chúng tôi mong muốn.

Hỏi: Còn các bạn có hài lòng về ông chủ của mình không?

Nguyễn Thị H.: Tôi thấy thoải mái vì làm việc không bì gò bó, ép buộc.

Nguyễn Thị T.: Ông chủ này mới về nên nhiều cái chưa có gì áp đặt lắm, bình thường. Nói chung là không có gì cả.

Hỏi: Công nhân mong muốn gì từ phía NSDLĐ?

Nguyễn Thị Th.: Em cũng không mong muốn gì nhiều, mong muốn công ty phát triển, việc làm đủ, vấn đề văn hoá, giải trí sẽ được đẩy mạnh để tăng cường sự giao lưu giữa công nhân và công ty nhiều hơn.

Nguyễn Thị H.: Về phía công nhân chúng em thì mong muốn công ty quan tâm đến công nhân nhiều hơn. Chúng em mong muốn công nhân sẽ tăng lương cho công nhân theo hướng gắn bó lâu năm thì được lương cao hơn. Làm thế nào để công nhân tăng thêm thu nhập.

Nguyễn Thị Gi.: Em làm việc được 1 năm rồi, lương cơ bản là 1250000đ, cả làm tăng ca, tổng thu nhập một tháng khoảng 1.5 triệu. Em chưa có gia đình, mức thu nhập đó với một người chưa có gia đình thì chỉ vừa đủ, mà nhà ngay ở gần đây, sáng đi, tối về, nhưng mỗi tháng tiêu vặt hết khoảng 500 nghìn, đưa biếu bố mẹ một triệu.

Nguyễn Thị T.: Mua một cái quần bò đã mất năm trăm nghìn rồi! Có tháng không đưa được đồng nào ấy chứ.

Hỏi: Trong thời gian tới, công nhân có định kỳ tổ chức các buổi đối thoại, đàm thoại trực tiếp với công nhân không?

Cho In S.: Tất nhiên là chúng tôi mong muốn lãnh đạo công ty sẽ họp cùng với công đoàn và công nhân để giải quyết.

Hỏi: Ông làm thế nào để nắm được tâm tư, nguyện vọng và hiểu được NLĐ của mình?

Cho In S.: Trước tiên, công ty có hòm thư góp ý, những ý kiến của công nhân có thể bỏ vào hòm thư góp ý nếu không muốn thông qua công đoàn. Sau này khi

chúng tôi nhận công ty ổn định, chúng tôi sẽ cử một người đứng ra chuyên để giải quyết những việc đó, cho số điện thoại của người đó cho mọi công nhân để giải quyết mọi thắc mắc của công nhân.

Hỏi: Hướng thực hiện các chế độ lương, thưởng, các chế độ thai sản, ốm đau, các chế độ đãi ngộ thì công ty có tăng lên so với trước đây không?

Cho In S.: Sang đầu tháng 1.2011 công ty có kế hoạch tăng lương cho tất cả công nhân trong công ty. So với các công ty khác công ty này đang trả cao hơn cho NLĐ hai chế độ là con nhỏ dưới sáu tuổi và sinh nhật. Sinh nhật của mỗi người được nhận một món quá trị giá 20 nghìn, những người có con nhỏ dưới sáu tuổi cũng được thêm 20 nghìn/tháng.

Nguyễn Thị T.: Tôi vào 8 năm rồi mà chưa được nhận tiền con nhỏ. Tại con chị đã 18 tuổi rồi.

Cho In S.: Thế thì chị đẻ thêm sinh đôi hai đứa nữa để mỗi tháng nhận thêm gấp đôi tiền.

Nguyễn Thị T.: Có người còn mong ốm để được tiền bảo hiểm.

Hỏi: Trong thời gian tới công ty có chính sách nào để thu hút, đãi ngộ những lao động có tay nghề cao, hoặc chế độ đào tạo để nâng cao tay nghề cho công nhân, tổ chức các hoạt động nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân không?

Cho In S.: Khi mở rộng công ty, công ty sẽ có chế độ học bổng cho những người có con lớn hơn, cấp 1 đến cấp 3. Đãi ngộ cho những người làm việc lâu năm. Hiện tại đang mở một chuyền đào tạo cho những người chưa biết may. Còn các hoạt động nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân thì công ty cũng đang có kế hoạch. Công ty đang có kế hoạch sau này khi mọi người ăn cơm xong, khoảng 12h20-12h25 sẽ mở ti vi to chiếu phim cho công nhân, không rõ mọi người thích xem hay thích ngủ hơn?

Nguyễn Thị T.: Mọi người thích ngủ vì chiều còn chiến đấu. Thanh, Hiền, Giang có thích không?

Nguyễn Thị Th., Nguyễn Thị H., Nguyễn Thị Gi.: Chúng em không thích.

Hỏi: Mọi người có thấy hài lòng, thoải mái về QHLĐ trong công ty không?

Nguyễn Thị H.: Có.

Nguyễn Thị Gi.: Môi trường làm việc ở đây cảm thấy thoải mái hơn so với các công ty khác.

Nguyễn Thị Th.: Nói chung là đối với công nhân thì khi có ý kiến có thể gửi qua hòm thư góp ý của công ty, để công ty 1 tháng có 1 lần trả lời thắc mắc của công nhân. Mong muốn công ty sẽ có những hợp tác tích cực.

Hỏi: Nếu có băn khoăn, thắc mắc gì thì người đầu tiên các bạn sẽ trao đổi là ai?

Nguyễn Thị Th.: Chúng em sẽ trao đổi với tổ trưởng hoặc lên văn phòng. Còn công đoàn thì cũng có đôi lúc.

Hỏi: Đợt tháng 4 vừa rồi công ty có dừng việc, các bạn có tham gia không?

Nguyễn Thị T.: Dừng việc ba ngày.

Nguyễn Thị H.: Có, tất cả công nhân tham gia.

Nguyễn Thị T.: tại vì công ty cũ chưa thanh toán BHXH thôi, chứ không có vấn đề gì?

Hỏi: Nếu có điều gì đó không hài lòng, bức xúc với công ty thì các bạn có chọn cách dừng việc không hay là chọn cách khác?

Nguyễn Thị T.: Nói chung dừng việc ảnh hưởng đến sản xuất của công ty. Nếu có thắc mắc mình nên có ý kiến lên công đoàn để giải quyết đã, nếu công đoàn không giải quyết được thì mới dừng việc.

Nguyễn Thị Th.: em thì em sẽ chọn cách khác, không muốn kéo lên đông như thế, vì như thế cũng không giải quyết được vấn đề gì, mình cứ từ từ giải quyết thôi.

Nguyễn Thị Gi.: Em cũng đồng ý như vậy vì cùng một lúc thì chỉ có thể giải quyết được cho một số người thôi chứ không thể giải quyết được hết mọi thắc mắc của tất cả công nhân.

Hỏi: Về phía công đoàn, chị đánh giá như thế nào về mối quan hệ giữa công ty với công đoàn và công đoàn với công nhân?

Nguyễn Thị T.: Nói chung là công đoàn cũng muốn tiếp thu ý kiến của công nhân để trao đổi với doanh nghiệp, rồi đưa ra hướng để giải quyết chứ không muốn ngừng việc. Hai là công nhân thì bây giờ cũng có người trình độ văn hoá cao, cũng có người thấp, ở đây 100% là nông thôn cả, nên nhiều cái khi mình giải thích cũng có người hiểu ngay, nhưng cũng có người không hiểu. Nhiều khi nói người ta nghe, nhưng cũng nhiều khi người ta bộc phát. Ở đây nhiều ý kiến công đoàn đưa lên thì công ty cũng tiếp thu và thực hiện, người ta cũng rất tôn trọng luật của mình cũng như ý kiến của công đoàn và nguyện vọng của công nhân.

Hỏi: Chị có thường xuyên trao đổi với công nhân không?

Nguyễn Thị T.: Có, ngày nào cũng có, chả có ngày nào là không cả.

Hỏi: Những việc công đoàn phản ánh lên ban lãnh đạo công ty thì công ty có giải đáp ngay hoặc tìm cách nhanh nhất để giải đáp không hay là mất nhiều thời gian.

Nguyễn Thị T.: Những đòi hỏi của công nhân có những cái người ta giải quyết được ngay thì giải quyết, nhưng cũng có những cái không giải quyết được ngay thì công đoàn và công ty phải giải thích cho công nhân để người ta biết.

Hỏi: Điểm nào mọi người hài lòng nhất và không hài lòng nhất về QHLĐ trong công ty này?

Cho In S.: Tôi mới sang làm việc tại Việt Nam nên cũng chưa nắm được

Một phần của tài liệu Tăng cường thương lượng trong quan hệ lao động ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Nghiên cứu trường hợp hai doanh nghiệp Công ty TNHH Quốc tế D&S và Công (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)