PHỎNG VẤN SÂU CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN CÔNG TY BROTHER

Một phần của tài liệu Tăng cường thương lượng trong quan hệ lao động ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Nghiên cứu trường hợp hai doanh nghiệp Công ty TNHH Quốc tế D&S và Công (Trang 134)

II. Danh sách các cá nhân tham gia vào phỏng vấn sâu, phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm tập trung

PHỎNG VẤN SÂU CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN CÔNG TY BROTHER

3. Danh sách thảo luận nhóm tập trung.

PHỎNG VẤN SÂU CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN CÔNG TY BROTHER

Nguyễn Đức D., 28 tuổi, đã làm việc trong công ty Brother được 4 năm, làm việc tại bộ phận lập kế hoạch sản xuất, cán bộ công đoàn công ty.

Hỏi: Anh đánh giá như thế nào về vai trò của công đoàn công ty trong QHLĐ hiện nay?

Đáp: Tổ chức công đoàn chỉ sinh ra để cho đủ cơ cấu, thành phần như là nhà nước đặt ra thôi. Ở các KCN có thể khẳng định nó là như thế luôn. Chứ nó không phải như các cơ quan Nhà nước. Công đoàn phải ăn lương của mình thì mới vô tư được. Chứ còn công đoàn của mình ăn lương của thằng Nhật thì liệu có vô tư hay không? Đấy, mọi cái vấn đề thì phải hỏi thằng Nhật, chứ hỏi người Việt mình thì không giải quyết được vấn đề gì hết. Công đoàn không dám lên tiếng bảo vệ công nhân, vì sao? Vì bây giờ ai trả lương cho mày? Nếu đặt vị trí em vào là chủ tịch công đoàn của công ty Brother này, em bảo vệ công nhân thì ai bảo vệ em? Quy luật của một mâm cỗ thì phải bày ra cho nó đủ món thôi, phải có đầy đủ, nhưng các món có ngon hay không thì phải do người nấu. Công đoàn chịu trên đe, dưới búa.

Nếu công nhân bảo công đoàn: Anh ơi, bây giờ công ty này nó như thế này, công ty khác nó như thế khác, công ty mình chả có cái gì cả. Anh nói hộ anh em một tiếng. Nếu anh độc lập với chủ anh sẽ đem lại quyền lợi cho anh em. Nhưng ở công ty này thì, thôi, anh nắm được nguyện vọng của các em, anh sẽ truyền đạt lên cấp trên, nhưng được hay không thì các em cũng phải thông cảm. Nhưng thực ra có khả năng có khả năng công đoàn không dám đưa ý kiến với ông chủ. Vì nó ảnh hưởng đến công ăn việc làm của mình. Làm công đoàn đâu có phải là dễ. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam mà trả lương cho cán bộ công đoàn thì công đoàn mới hoạt động độc lập.

Hỏi: Trước anh cũng ở trong Ban Chấp hành công đoàn ạ?

Đáp: Ừ, công đoàn đây chứ công đoàn đâu. Làm từ thời Bắc còn là chủ tịch công đoàn. Đây, anh em với Bắc đây. Nhưng bây giờ thôi rồi. Làm được hai khoá thì thôi. Cùng ở trong nhóm công đoàn đấy, nhưng khi đưa ý kiến lên trên thì khó.

Thằng nó trả lương cho mình mà mình dám đưa ý kiến phản đối nó sao? Khi mà có đình công thì công đoàn phải chịu trách nhiệm, ông chủ sẽ gọi công đoàn lên và nói bây giờ có đình công đây, chúng mày định làm thế nào. Ôi chối tỉ lắm. Khó lắm.

Hỏi: Theo anh thì quan hệ giữa công nhân mình với ông chủ là như thế nào? Là sự áp đặt ạ?

Đáp: Đương nhiên, vì người ta bỏ đồng tiền ra, người ta bỏ máy móc ra ở đây, người ta tận dụng sức lao động của Việt Nam mình rẻ mạt so với một số nước lân cận và so với cả công nhân của nó. Nó thuê mình làm việc thì nó có quyền sinh, quyền sát. Làm thì làm, không làm thì thôi, nó cho nghỉ. Nó là như thế đấy.

Một phần của tài liệu Tăng cường thương lượng trong quan hệ lao động ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Nghiên cứu trường hợp hai doanh nghiệp Công ty TNHH Quốc tế D&S và Công (Trang 134)