II. Danh sách các cá nhân tham gia vào phỏng vấn sâu, phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm tập trung
3. Danh sách thảo luận nhóm tập trung.
THẢO LUẬN NHÓM CÔNG NHÂN CÔNG TY DS
Nguyễn Thị H, 35 Tuổi, xưởng may, tổ 17, làm việc tại công ty 2 năm. Nguyễn Thị M, 30 tuổi, xưởng may, tổ 13, làm việc tại công ty 2 năm. Nguyễn Mỹ H, 34 tuổi, xưởng may, tổ 16, làm việc tại công ty 2 năm. Dương Thị H, 23 tuổi, xưởng may, tổ 16, làm việc tại công ty 2 năm. Dương Trọng Kh, 34 tuổi, quản trị, làm việc tại công ty 3 tháng. Lê Thị H, 27 tuổi, xưởng may, tổ 9, làm việc được gần 8 năm.
Nguyễn Thị Lan A, xưởng may, tổ 9, 34 tuổi, làm việc tại công ty được 2 năm.
Hỏi: Các anh chị có kí HĐLĐ với công ty không? Tất cả đều kí Hợp đồng 1 năm một.
Hỏi: Bình thường các anh chị làm việc bao nhiêu tiếng 1 ngày?
Nguyễn Thị Lan A.:1 ngày làm 8 tiếng.
Hỏi: Các chế độ có được bảo đảm không?
Nguyễn Mỹ H.: Từ trước đến nay thì chưa vi phạm gì.
Hỏi: Công tác bảo hộ lao động thì sao?
Lê Thị H.: Nói chung là được trang bị đầy đủ, tương đối tốt.
Hỏi: Mọi người có biết là công ty đã được kí thoả ước lao động tập thể hay chưa?
(Người nói chưa, người nói rồi, có người không biết).
Hỏi: Khi vào công ty, mọi người có được tập huấn về nội quy, quy chế của công ty, Luật Lao động không?
Mọi người đều cho biết là có được tập huấn.
Hỏi: Các anh chị được tập huấn trong mấy buổi?
Dương Trọng Kh.: Khoảng nửa tiếng.
Lê Thị H.: Đợt đầu là một ngày, vào ngày chủ nhật.
Nguyễn Thị H.: Gần đây thì cũng có tập huấn.
Hỏi: Đối với anh chị thì quyền, lợi ích của các anh chị có được bảo đảm không?
Dương Trọng Kh.: Nói chung là bảo đảm, không có vấn đề gì cả.
Hỏi: Theo đánh giá của các anh chị thì công ty có quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của các anh chị hay không? Hoặc quan tâm được đến mức nào?
Nguyễn Thị M.: Các chế độ của công ty thời gian gần đây mình xin nghỉ 2 tiếng vào giờ hành chính thì khi làm thêm giờ lại trừ vào giờ tăng ca, nghĩa là lấy
giờ tăng ca trừ vào giờ hành chính đã nghỉ để cho đủ 8 tiếng. Thế thì lương của giờ tăng ca sẽ cao hơn lương của giờ hành chính mà họ lại trừ như vậy.
Dương Thị H.: Mình làm nhiều doanh nghiệp rồi nhưng chưa thấy doanh nghiệp nào tính như vậy.
Lê Thị H.: Từ trước đến nay em làm thì em thấy công ty cũng đã quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của chúng em.
Hỏi: còn các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao?
Dương Trọng Kh.: Cái đấy thì khó.
Hỏi: Còn vấn đề lương? Chị nào đã có gia đình rồi?
Nguyễn Thị Lan A.: Tất cả đã có gia đình rồi, còn riêng Lan Anh thì chưa.
Nguyễn Thị H.: Về mức lương thì công nhân đều muốn là các công ty đều có tiền chuyên cần và các loại tiền trợ cấp. Ví dụ như các nơi làm ăn được ấy, có công ty nếu đi làm đủ một tháng thì được thêm 80-100 nghìn tiền chuyên cần. Nhưng ở đây thì chưa có. Cũng không có hỗ trợ tiền xăng xe, những người đi làm xa không được hỗ trợ. Những người làm giỏi, năng suất cao thì được thưởng, nhưng công ty chưa có. Lương cơ bản thì có tăng nhưng trơ cấp thì không có. Công nhân thì ai cũng muốn có tiền đó.
Hỏi: Có chị nào ở trọ không?
Lê Thị H.: Trong nhóm này thì không có, nhưng có một số người ở Hà Bắc, Kinh Môn cũng về đây.
Hỏi: có điều khoản nào trong thoả ước lao động thể có lợi hơn so với những quy định của Luật không?
Nguyễn Thị M.: Có, ví dụ như tiền sinh nhật, tiền nuôi con nhỏ, nói chung những cái đó đều được nhưng tiền trợ cấp chuyên cần, xăng xe, thưởng năng suất thì không có.
Nguyễn Thị H.: Chị không phải người gốc đây nhưng lấy chồng ở đây, đi làm các nơi từ lúc còn thanh niên đến giờ, nhiều công ty rồi đều có các loại trợ cấp như vậy. Nhưng công ty này thì chưa thấy có.
Hỏi: Thu nhập trung bình của các chị?
Nguyễn Mỹ H.: Lương cơ bản của mình là 1.250.000đ/tháng, còn làm thêm giờ thì thêm tiền. Nếu ai làm lâu năm như em này thì được 1.700.000đ/tháng.
Nguyễn Thị Lan A.:Thâm niên thì mỗi năm được thêm 1 chút. Năm đầu tiền thì được 28.00đ/năm. Còn mỗi năm thì tăng lên một chút theo tỷ lệ phần trăm cộng vào thu nhập hàng tháng.
Dương Trọng Kh.: Cái này nó theo pháp luật của Việt Nam rồi. Cũng chẳng lên được nhiều đâu. Mỗi tháng có làm thêm giờ nhiều thì cũng chỉ được triệu tư, triệu rưỡi là nhiều thôi.
Hỏi: Các chị có mong muốn làm thêm giờ để có thêm thu nhập không?
Nguyễn Thị M.: Làm thêm giờ thì rõ rồi, nhưng ý là muốn có thêm những khoản thu nhập ngoài lương khác như các loại trợ cấp.
Lê Thị H.: Có muốn làm thêm giờ chứ, đằng nào cũng một công đi làm thì làm thêm một chút để thu nhập cao hơn.
Nguyễn Thị Lan A.: Làm thêm giờ ở đây bây giờ là tự nguyện, nó không ép, công nhân bao giờ cũng mong công ty có rất nhiều việc để có thể làm thêm giờ, có thêm thu nhập, không ai thích công ty có ít việc để nghỉ làm cả. Nhưng mà làm nhiều quá đôi khi cũng mệt thì cũng mong thêm giờ ít thôi.
Hỏi: Tại sao các anh chị lại chọn công ty này mà không phải là công ty khác?
Nguyễn Thị H.: Vì nó phù hợp với sức khoẻ của bọn chị. Ví dụ như bên kia cũng có nhà máy nhôm, nhà máy gạch đấy nhưng mà những cái đó nặng hơn sức khỏe của bọn chị không đáp ứng được, nên mới chọn làm may. Như làm dệt thì phải đứng nhiều, nếu không có sức khoẻ thì cũng không làm được.
Lê Thị H.: Làm may thì dễ hơn và phù hợp với phụ nữ nhiều hơn.
Hỏi: Các chị có quan niệm là phải chọn một ông chủ như thế nào không?
Nguyễn Mỹ H.: Điều quan trọng là ông ấy có làm ăn tốt hay không. Còn ông chủ là người nước nào không quan trọng.
Nguyễn Thị M.: Ông chủ Trung Quốc hay Hàn Quốc, Nhật bản bọn chị không quan tâm. Miễn là các ông ấy làm tốt, bọn chị có thu nhập đều là được. Bọn chị là công nhân thì chỉ cần thế thôi, còn nếu là văn phòng thì mới cần phải tiếp xúc với các ông ấy nhiều thì cũng không quan trọng lắm chuyện đó.
Hỏi: Khi vào công ty thì các chị mong muốn gì từ phía công ty?
Lê Thị H.: Nói chung là mong công ty làm ăn được và có thu nhập cao lên, đảm bảo cho cuộc sống gia đình, đảm bảo đời sống.
Hỏi: Vậy những mong muốn đó của các chị đã được đáp ứng như thế nào?
Dương Thị H.: Như thế là công ty cũng đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của chúng em rồi.
Hỏi: Có ai bị vỡ mộng không?
Nguyễn Mỹ H.: (Cười). Nói chung là không có gì vỡ mộng cả. Mình đã xác định đi làm thì công ty nào cũng thế. Tất cả các chế độ mình đã được hưởng thì không có gì để vỡ mộng.
Nguyễn Thị Lan A.:Mình đi làm công nhân thì mình đã xác định được làm công nhân sẽ như thế nào nên mình biết là như thế.
Hỏi: Tại sao các anh chị lại chọn làm việc ở công ty này mà không phải là công ty khác?
Nguyễn Thị M.: Tại vì công ty này nó gần với mình, đi làm nó tiện. Với lại làm may cũng phù hợp, gần nhà, lo được cho con cái. Dù lương thấp hay cao thì mình vẫn thích gần nhà hơn.
Lê Thị H.: Nói chung làm xa thì có nhiều chế độ hơn, lương cao hơn, nhưng làm gần thì vẫn tốt hơn.
Nguyễn Thị H.: Mình mong muốn công ty làm ăn tốt hơn. Từ khi vào công ty, kí hợp đồng, ông chủ đã nói rằng ông ý cũng mong muốn công nhân làm thật tốt, có uy tín với khách hàng để có nhiều đơn hàng. Sau 2 tháng thử việc thì tăng lương 5%. Tiền con nhỏ thì ông ấy cho 10.000/tháng, tiền sinh nhật.
Nguyễn Mỹ H.: Nguyện vọng của công nhân là muốn công ty phát triển để tăng các khoản trợ cấp cho công nhân.
Hỏi: Các anh chị có thấy thoải mái hơn khi vào công ty không?
Dương Trọng Kh.: Nói chung là công ty này cũng nhàn nhã hơn các công ty khác. Với lại bọn em đã xác định là làm công nhân thì cũng chỉ có thế thôi.
Hỏi: Các chị tự thấy việc thực hiện nội quy, quy định của công ty của công nhân trong công ty như thế nào?
Nguyễn Thị M.: Nếu quy định đúng thì tất nhiên mình phải chấp hành, chứ sai thì chắc chắn mình không làm. Còn cái gì không hợp lý thì mình góp ý chứ không thể cứ làm theo những cái không hợp lý được.
Hỏi: Các chị có muốn được học tập để nâng cao tay nghề không?
Nguyễn Thị M.: Có chứ, nâng cao tay nghề thì ai cũng muốn rồi.
Hỏi: Các anh chị có nhiều sáng kiến để cải tiến kỹ thuật không?
Nguyễn Thị Lan A.:Có. Trong một chuyền có mẻ hàng mới thì cũng có ý kiến này ý kiến kia để làm sao năng suất nâng cao và chất lượng tốt thôi. Các sáng kiến hay cũng được công ty thưởng.
Hỏi: Các anh chị mong muốn gì từ phía công đoàn công ty để xây dựng QHLĐ tốt hơn trong doanh nghiệp?
Dương Trọng Kh.: Tất nhiên là mình muốn công đoàn quan hệ tốt với công nhân rồi. Vì có thắc mắc gì cứ đề xuất lên công đoàn để công đoàn tìm cách tháo gỡ giúp. Quan hệ giữa công đoàn với công nhân thì như một rồi.
Hỏi: Giữa việc lựa chọn một ông chủ nước ngoài với một ông chủ Việt Nam thì các anh chị có xem rằng điều đó là quan trọng không?
Nguyễn Thị H.: Không đâu, miễn là lương cao, các yêu cầu đều đáp ứng đủ thì chủ nào cũng tốt.
Nguyễn Mỹ H.: Chúng tôi mong muốn làm sao ông chủ Việt Nam hay ông chủ nước ngoài đều làm ăn được để mình yên tâm làm việc.
Nguyễn Thị Lan A.:Ông chủ mới này so với ông chủ cũ thì mình thấy yên tâm hơn rất nhiều.
Hỏi: Cái lo lắng nhất của mọi người là mất việc làm?
Dương Trọng Kh.: Đúng rồi. Trước tiên là sợ mất việc. Nói chung là chủ đói thì mình sẽ đói.
Hỏi: Nếu có khó khăn, vướng mắc thì các anh chị thường gặp ai để trao đổi?
Nguyễn Thị H.: Nói chung, khi có khúc mắc thì có người hỏi tổ trưởng công đoàn, công đoàn sẽ thắc mắc cho công nhân.
Hỏi: Theo các anh chị, những thắc mắc của anh chị có được giải đáp kịp thời và thoả đáng không?
Nguyễn Thị Lan A.:Nói chung là cũng tàm tạm.
Hỏi: Các anh chị có bao giờ gửi thư góp ý cho công đoàn hoặc cho NSDLĐ không?
Dương Trọng Kh.: Hầu như là đều nói qua tổ trưởng công đoàn, nói trực tiếp luôn chứ không qua thư góp ý.
Hỏi: Mọi người đã đề xuất nguyện vọng được tăng lương và trợ cấp của mình với ông chủ chưa?
Nguyễn Thị Lan A.:Nói chung là đã đề xuất, nhưng mà ông ấy nói là phải dần dần.
Hỏi: Khi doanh nghiệp có khó khăn, các anh chị có sẵn sàng chia sẻ không?
Lê Thị H.: Có, mình thông cảm và hiểu lắm. Chỉ mong công ty phát triển lên thì chắc chắn sẽ có cho công nhân. Ai cũng vậy thôi. Bố mẹ có thì mới cho con. Khi công ty khó khăn thì mình chia sẻ.
Nguyễn Thị H.: Thường thường ông chủ làm lâu năm thì sẽ có thu nhập nhiều hơn. Ông chủ mới này thì có vẻ cũng có nhiều khách hàng, làm ăn được nên mọi người cũng hy vọng.
Dương Trọng Kh.: Đơn đặt hàng của ông ấy cũng nhiều, đi Hàn Quốc, đi Mỹ, nghe vẻ không sợ thất nghiệp.
Lê Thị H.: Bọn em làm với ông chủ mới này được 4 tháng rồi. Cách làm việc của ông ấy thì chúng em hài lòng và yên tâm hơn. Nghĩa là có việc cho mình làm thì yên tâm hơn.
Nguyễn Thị Lan A.:Ở công ty này thì chưa có trường hợp đó, chưa xảy ra bao giờ.
Dương Thị H.: Chúng tôi cũng nghe nói nhiều các ông chủ Hàn Quốc đánh công nhân nhưng ở công ty này thì chưa có.
Hỏi: Có anh chị nào tham gia vụ dừng việc hồi đầu năm không?
Nguyễn Thị Lan A.:Lúc ông chủ cũ không đủ tiền đóng bảo hiểm cho công nhân thì công ty nợ BHXH, bán cho ông chủ này, ông ấy mua hết nợ cũ của các năm trước, nên ông chủ mới đã thanh toán được toàn bộ tiền BHXH thai sản, ốm đau từ năm 2008-2009.
Hỏi: Các anh chị đánh giá thế nào về mối quan hệ giữa công nhân với Công đoàn công ty?
Lê Thị H.: Bọn em có thắc mắc gì thì đều phản ánh lên công đoàn. Công đoàn đều có quyền lợi cho mình cả.
Dương Trọng Kh.: Nếu công ty không có công đoàn thì mình phải lên người khác để hỏi, nhưng có công đoàn thì mình hỏi công đoàn trước.
Nguyễn Mỹ H.: Trước hết là tham khảo ý kiến của công đoàn để công đoàn giúp giải quyết những thắc mắc về quyền lợi của mình.
Nguyễn Thị H.: Chẳng hạn như công ty mà làm không đúng theo luật thì công đoàn bênh vực cho công nhân, công nhân có ý kiến với công đoàn thì công đoàn sẽ phản ánh với NSDLĐ.
Nguyễn Thị M.: Vai trò của công đoàn nói chung là cũng quan trọng.
Hỏi: các anh chị quan niệm như thế nào về mối QHLĐ hài hoà, ổn định, tiến bộ?
Hằng: Tiến bộ có nghĩa là đời sống của mình tốt hơn? Nếu mà như thế thì có nghĩa là đến giờ thì hài lòng rồi, nhưng nếu hơn nữa thì càng tốt (cười).
Hỏi: Thế có phải là theo các chị thu nhập, tiền lương là mấu chốt của QHLĐ tại doanh nghiệp? Cứ doanh nghiệp nào trả lương cao là sẽ vui vẻ vào làm tại doanh nghiệp và không quan trọng QHLĐ tại công ty như thế nào?
Dương Thị H.: Không hẳn như thế, nếu lương cao mà QHLĐ tốt hoặc có điều kiện làm việc tốt thì mình sẽ thích hơn, chứ còn lương cao mà điều kiện làm việc độc hại thì mình cũng không thích. Thế cho nên là như thế này là hài lòng, còn nếu Nhà nước mà tăng được lương cơ bản lên thì tốt quá.
Nguyễn Thị M.: Ngoại thành thì lương cơ bản khác mà trong nội thành thì lương cơ bản lại khác do các thứ đắt đỏ hơn, tốn kém hơn.
Nguyễn Mỹ H.: Ai cũng vậy thôi, nếu mình làm hàng không tốt mà bị chửi nhiều thì ăn không ngon, ngủ không yên. Vấn đề là nếu công việc áp lực, chủ doanh
nghiệp và công nhân không hoà đồng thì mình cũng hao mòn đi không chịu được. Mình không thích áp lực đến với mình nhiều.
Nguyễn Thị Lan A.:Em cũng như mọi người thôi chị ạ, vấn đề là tăng lương.
Hỏi: Có cần thiết lập một quy định nào đó về mối quan hệ giữa ông chủ với công nhân trong doanh nghiệp không?
Nguyễn Thị Lan A.:Như các công ty khác thì chúng em không biết, nhưng ở công ty này thì chúng em hài lòng chị ạ, cũng chưa có vấn đề gì cả. Thế này là chúng em quá hài lòng rồi.
Hỏi: Nếu có vấn đề gì trong QHLĐ thì mọi người có nghĩ là đình công là biện pháp tốt nhất để giải quyết mọi bức xúc của mình không?
Lê Thị H.: Nếu có vấn đề gì thì chúng em sẽ thông qua tổ chức công đoàn, nếu công đoàn không giải quyết được thì mình mới tổ chức đình công. Tại vì chủ trước ông ấy không chịu trả bảo hiểm nên mới đình công. Nhiều chị em không được hưởng chế độ nên mới đình công.
Dương Thị H.: Còn ông chủ mới này thì có rất nhiều đơn hàng đi các nước chứ không chỉ là một nước, nên chúng em hy vọng là sẽ không thất nghiệp. Còn xa