Tìm hiểu về 2 trƣờng hợp doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tăng cường thương lượng trong quan hệ lao động ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Nghiên cứu trường hợp hai doanh nghiệp Công ty TNHH Quốc tế D&S và Công (Trang 46)

đƣợc nghiên cứu

2.1.1. Công ty DS

Công ty DS nằm trên địa bàn xã Tân Dân, thuộc thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Đây là doanh nghiệp 100% vốn Hàn Quốc, đi vào hoạt động từ tháng 12 năm 2002, với mức đầu tư ban đầu là 5 triệu USD, thu hút gần 1200 lao động mà phần lớn là lao động nữ (chiếm 95,8%), chuyên sản xuất các mặt hàng may mặc phục vụ xuất khẩu, sản xuất theo hình thức dây chuyền. Có thể nói công ty là một trong những điểm nóng về QHLĐ trên địa bàn thị xã Chí Linh nói riêng, trên địa bàn tỉnh nói chung. Sau gần 8 năm hoạt động tại Việt Nam, nhiều chế độ về BHXH, BHYT, tiền lương, chế độ phép của NLĐ trong công ty bị vi phạm. Đã xảy ra các cuộc tranh chấp lao động và dừng việc của công nhân công ty đòi quyền lợi, do đã có thời kỳ công ty nợ BHXH hàng tỉ đồng, khiến nhiều lao động trong công ty không được hưởng các chế độ BHXH theo luật định. Từ năm 2005 đến tháng 5.2008, công ty liên tục chậm đóng tiền BHXH, BHYT cho NLĐ, dẫn đến các quyền lợi hợp pháp của NLĐ không được đảm bảo. Đặc biệt, từ tháng 5.2008 đến tháng 3.2010, công ty đã dừng hoàn toàn việc đóng BHXH, BHYT cho NLĐ. Do vậy, hiện có hơn 300 lượt nữ CNLĐ không được hưởng các chế độ thai sản (nhiều công nhân sinh con đã 2 đến 3 năm, nhưng vẫn chưa được thanh toán chế độ). Ngoài ra, còn có trên 1.000 CNLĐ đã chấm dứt HĐLĐ với công ty, nhưng chưa được xác nhận thời gian tham gia BHXH trong sổ BHXH để chuyển đến tham gia ở đơn vị mới. Hơn 1.000 CNLĐ còn lại đang làm việc tại công ty cũng không được cấp thẻ BHYT để khám - chữa bệnh. Nghiêm trọng hơn, có công nhân đã chết mà vẫn không được nhận tiền tử tuất và tiền thai sản và có công nhân đang bị bệnh hiểm nghèo, nhưng các chế độ bảo hiểm vẫn chưa được thanh toán do công ty không đóng BHXH cho NLĐ. Điều đáng lưu ý là công ty luôn viện lý do khó khăn, NLĐ cần thông cảm và chia sẻ với công ty, nhưng hằng tháng công ty vẫn đều đặn

thu tiền BHXH của NLĐ trong khoản tiền lương bình quân 1.200.000đ/người/tháng nhưng giữ lại và không nộp về cơ quan BHXH. Công đoàn công ty lên tiếng bảo vệ NLĐ đã bị Tổng Giám đốc khoá cửa văn phòng không cho vào làm việc. Ngoài ra, công ty cũng thường xuyên sa thải NLĐ trái pháp luật với lý do thu hẹp SXKD do khó khăn, cản trở NLĐ xin nghỉ đi khám - chữa bệnh khi ốm.. Do đó, từ khi thành lập đến nay, năm nào công ty cũng xảy ra từ một đến hai vụ ngừng việc tập thể. Sau cuộc dừng việc tập thể hồi tháng 3.2010, công ty mới thanh toán dứt điểm nợ bảo hiểm cho công nhân. Mỗi khi nhận được thông tin về tranh chấp lao động và dừng việc tại công ty, LĐLĐ thị xã đã gửi công văn cũng như xuống tận doanh nghiệp để cùng công đoàn và doanh nghiệp giải quyết tranh chấp lao động thông qua việc tổ chức cuộc đối thoại giữa NSDLĐ và NLĐ để thương lượng, tìm cách giải quyết thỏa đáng cho cả hai phía và các biện pháp hành chính khác. Sau tháng 6-2010 đến nay, tình hình QHLĐ tại công ty tạm đi vào ổn định. Tháng 8.2010, công ty đã được bán lại cho một tập đoàn khác cũng của Hàn Quốc và dần đi vào hoạt động ổn định trở lại, các chế độ BHXH, BHYT của NLĐ được NSDLĐ quan tâm và từng bước được thanh toán theo quy định của pháp luật.

2.1.2. Công ty Brother

Công ty TNHH Brother có trụ sở tại KCN Phúc Điền, Cẩm Giàng, Hải Dương. Đây là công ty 100% vốn đầu tư Nhật Bản, với mức vốn đầu tư ban đầu là 25 triệu USD, thuộc tập đoàn sản xuất máy in hàng đầu Nhật Bản, tập đoàn Brother Group, một tập đoàn đã có lịch sử hơn 100 năm và nổi tiếng trên toàn thế giới về giải pháp in ấn, máy đa chức năng, thiết bị điện tử cá nhân và gia đình... Chi nhánh của công ty đặt tại Việt Nam là Công ty Brother, là một trong những công ty hiện đại nhất của tập đoàn, với 2.700 lao động. Năm 2008, công ty đã đạt cúp vàng của Bộ Công thương Việt Nam về chất lượng những sản phẩm điện tử công nghệ cao do công ty sản xuất. Năm 2007 công ty đã xảy ra 1 cuộc đình công, năm 2008 xảy ra 2 cuộc đình công của NLĐ đòi quyền và lợi ích như: đòi NSDLĐ trả lương đúng thời hạn và trước tết, nghỉ tết sớm, tăng lương, thưởng và các chế độ trợ cấp khác. Năm 2009 tại công ty cũng đã xảy ra 01 cuộc đình công. Lý do là các chế độ cho NLĐ

được công ty trả đủ nhưng ở mức thấp hơn so với các doanh nghiệp khác trên cùng địa bàn. Nhưng cho đến nay, sau các cuộc đình công thì QHLĐ đã thay theo chiều hướng tốt hơn. Hiện nay, công ty đã chăm sóc tốt hơn đến việc làm và điều kiện làm việc của công nhân lao động. QHLĐ hiện nay của công ty khá tốt và được đánh giá “là một trong những doanh nghiệp có QHLĐ tốt nhất trên địa bàn tỉnh” (trích

Phỏng vấn sâu cán bộ LĐLĐ tỉnh). Công đoàn công ty được thành lập năm 2007.

Đại diện NSDLĐ và NLĐ đã thương lượng và đi đến ký kết được thoả ước lao động tập thể có hiệu lực từ tháng 9.2009. Bản thoả ước gồm 10 phần, 40 điều và có những quy định cụ thể hơn so với PLLĐ về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương, hoạt động công đoàn và các giải pháp giải quyết tranh chấp lao động; đồng thời cũng có những quy định cao hơn quy định của luật như về tiền tết, tiền thưởng thêm, các loại trợ cấp, ăn ca và phúc lợi, hỗ trợ tổ chức và kinh phí cho các hoạt động văn hoá thể thao do công đoàn tổ chức.

Việc tìm hiểu tình hình chung của hai doanh nghiệp FDI cũng như một số đặc điểm cơ bản của hai doanh nghiệp và QHLĐ trong hai doanh nghiệp để thấy được bối cảnh cụ thể mà ở đó thương lượng trong QHLĐ diễn ra ở cấp độ doanh nghiệp, thế mạnh cũng như thế yếu của các bên trong QHLĐ, tương quan lực lượng của các bên khi hai bên đi vào thương lượng.

Một phần của tài liệu Tăng cường thương lượng trong quan hệ lao động ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Nghiên cứu trường hợp hai doanh nghiệp Công ty TNHH Quốc tế D&S và Công (Trang 46)