THẢO LUẬN NHÓM NGƢỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

Một phần của tài liệu Tăng cường thương lượng trong quan hệ lao động ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Nghiên cứu trường hợp hai doanh nghiệp Công ty TNHH Quốc tế D&S và Công (Trang 136)

II. Danh sách các cá nhân tham gia vào phỏng vấn sâu, phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm tập trung

3. Danh sách thảo luận nhóm tập trung.

THẢO LUẬN NHÓM NGƢỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

Ông Chu Jong M., Giám đốc sản xuất công ty DS. Bà Shin Hye J., Giám đốc kế hoạch sản xuất, công ty DS. Ông Yoshihiro N., Ggiám đốc nhân sự công ty Brother Việt Nam Ông Tomoko T., Giám đốc tài chính công ty Brother Việt Nam Cùng hai phiên dịch viên tiếng Hàn và tiếng Nhật

Hỏi: Xin các ông bà cho biết đôi nét về tình hình chung của công ty:

Chu Jong M.: Về công ty chúng tôi thì như hôm trước đã giới thiệu với chị trong buổi gặp mặt và tọa đàm tại công ty rồi. Tôi chỉ nói rất ngắn gọn thôi. Công ty TNHH Quốc tế DS được thành lập từ năm 2002, nhưng chúng tôi mới về tiếp quản từ 1.8.2010 và đến tháng 11 chúng tôi mới nhận bàn giao hoàn chỉnh. Mặt hàng sản xuất kinh doanh chính của chúng tôi là hàng may mặc xuất khẩu. Chúng tôi hiện có 1.028 công nhân. Công ty này đối với chúng tôi là mới và còn nhiều điều phải làm cũng như đang có nhiều dự định mới.

Yoshihiro N: Công ty TNHH Công nghiệp Brother tại Việt Nam của chúng tôi được thành lập tháng 4.2007, là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư Nhật Bản thuộc tập đoàn Brother, chuyên sản xuất máy và lắp ráp máy in, máy văn phòng. Sản lượng bình quân năm 2008-2009 đạt 150.000 máy in/1 tháng. Công ty đang mở rộng sản xuất và có sự gia tăng liên tục về sản lượng. Với đặc thù là máy lắp ráp nên số lao động của công ty chủ yếu là lao động nữ, chiếm trên 90% với độ tuổi trung bình là 24 tuổi. Công ty thu hút một lực lượng đông đảo vào làm việc với trên 3000 công nhân viên.

Hỏi: Ồng, bà đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh của mình có gặp thuận lợi, khó khăn gì không? Xin ông bà cho biết đánh giá chung về thị trường Việt Nam ở lĩnh vực kinh doanh của mình?

Ông Tomoko T.: Brother xác định Việt Nam như một thị trường tăng trưởng cao, và vẫn là một thị trường cực kỳ hữu hiệu, mặc dù đang trong thời điểm suy thoái kinh tế toàn cầu. Khi thị trường máy tính tiếp tục mở rộng, nhu cầu về in ấn và hình ảnh các thiết bị, như máy in đa chức năng, cũng sẽ tăng tương ứng. Song song với việc mở rộng hệ thống các cửa hàng, chúng tôi đang đưa ra các sản phẩm tối đa hóa việc đầu tư thiết bị văn phòng của khách hàng Việt Nam và đem đến cho họ một thế giới mới về khả năng in ấn cho các gia đình và các doanh nghiệp việt nam. Chúng tôi đang đầu tư đáng kể và bền vững để phát triển thị trường nội địa, và để tăng cường sức mạnh của chúng tôi trong khu vực.

Bà Shin Hye J.: Công việc của chúng tôi ở đây cũng có nhiều thuận lợi và khó khăn. Tuy nhiên, chúng tôi nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu hàng ra nước ngoài, thị trường của chúng tôi là thị trường xuất khẩu nên cũng không có vấn đề gì nhiều lắm với thị trường việt nam. Khó khăn là ở chỗ, số lượng doanh nghiệp dệt may ở Việt Nam rất lớn nên tính cạnh tranh cũng rất cao trong việc tìm đối tác. Một vài khó khăn nữa là thủ tục hành chính cũng còn nhiều phức tạp, trình độ CNLĐ có tay nghề thấp phần lớn từ người tham gia tuyển dụng còn chưa qua đào tạo.

Chu Jong M.: Việt Nam hiện là nước có sự phát triển tốt về lĩnh vực may mặc và đang có được sự quan tâm của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, do lực lượng lao động có trình độ thấp nên sẽ gặp nhiều khó khăn.

Hỏi: Công ty có thuê lao động từ một công ty khác không? Tỷ lệ người nước ngoài ra sao?

Ông Yoshihiro N.: Công ty chúng tôi có thuê lao động từ một công ty khác cho các bộ phận bảo vệ, vệ sinh, nấu ăn và lái xe. Các bộ phận khác do chúng tôi trực tiếp tuyển dụng. Lao động người Nhật thuộc bộ phận quản lý của công ty.

Ông Chu Jong M.: Công ty chúng tôi tuyển dụng lao động trực tiếp, không thông qua công ty trung gian. Hiện tại chúng tôi cần tuyển thêm 500 -1000 lao động nữa. Mỗi ngày có 20-30 người nộp hồ sơ, nhưng số lao động nghỉ việc cũng tương đương như vậy. Người nước ngoài ở công ty chủ yếu là người Hàn Quốc, nằm trong bộ máy lãnh đạo của công ty, chỉ chiếm khoảng 0,1%.

Hỏi: Đời sống của công nhân như thế nào? Cơ chế trả lương, hình thức trả lương, lương cơ bản, các loại phụ cấp, thưởng, hình thức thưởng, tỷ lệ có nhà ở...

Bà Shin Hye J.: Chúng tôi kí HĐLĐ đầy đủ với tất cả mọi công nhân. Hiện tại, các chế độ BHXH, BHYT của NLĐ đều được thực hiện đầy đủ. Ngoài mức lương cơ bản, NLĐ còn được hưởng các loại phụ cấp như: nuôi con nhỏ, chuyên cần.... Đời sống của cán bộ, công nhân ở mức trung bình. Ngoài ra cán bộ, nhân viên còn được hưởng trợ cấp trách nhiệm.

Ông Yoshihiro N.: Đời sống của công nhân trong công ty nói chung là tốt. Chúng tôi cũng đã cố gắng rất nhiều trong việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân. Bên cạnh tiền lương, công nhân còn nhận được nhiều khoản tiền thưởng và trợ cấp khác. So với mặt bằng chung của KCN và trên địa bàn tỉnh, chúng tôi cũng có một số điểm ưu việt. Chúng tôi đã kí được TƯLĐTT với nhiều điều khoản có lợi hơn cho NLĐ so với các quy định của Luật.

Ông Tomoko T.: Ở công ty chúng tôi, công nhân sinh sống trên địa bàn huyện cũng không nhiều, chủ yếu là công nhân các huyện khác, và trên địa bàn một số tỉnh lân cận nên nhiều người phải thuê nhà ở. Các chế độ đều đã được thực hiện theo

quy định của Luật lao động, Luật BHXH, BHYT, chế độ đãi ngộ của công ty nói chung là tốt, nhưng một số công nhân vẫn gặp không ít khó khăn trong cuộc sống.

Hỏi: Công ty có phát triển hệ thống chi nhánh không?

Chu Jong M.: Hiện tại công ty này không có chi nhánh ở việt nam.

Yoshihiro N.: Công ty chúng tôi cũng không có chi nhánh ở việt nam. Chúng tôi chỉ có hệ thống các cửa hàng và đại lý.

Hỏi: Ông bà có yên tâm với hoạt động sản xuất kinh doanh hiện nay không? Có chủ trương mở rộng sản xuất kinh doanh không?

Bà Shin Hye J.: Hiện tại công ty đang gặp khó khăn về vấn đề lao động. Công ty đang xây dựng kế hoạch mở rộng sản xuất tại đơn vị, chúng tôi sẽ mở thêm một chuyền mới và vấn đề lao động càng trở nên khó khăn hơn.

Tomoko T.: Hiện tại chúng tôi đã đi vào ổn định sản xuất. Giai đoạn khó khăn nhất đã qua. Chắc chắn chúng tôi sẽ mở rộng nhưng không phải thời điểm hiện nay.

Hỏi: Ông bà đánh giá như thế nào về hoạt động CĐCS?

Chu Jong M.: Hoạt động của CĐCS cũng khá tốt. Phản ánh kịp thời mong muốn của NLĐ và đề xuất với ban lãnh đạo công ty để có biện pháp tháo gỡ và giải quyết phù hợp.

Yoshihiro N.: Chúng tôi khá hài lòng với những hoạt động của CĐCS công ty.

Hỏi: Bức xúc nhất của ông bà hiện nay là gì? Bức xúc của công nhân trong công ty là gì?

Chu Jong M.: Đối với chúng tôi đó là ý thức chấp hành kỷ luật lao động của CNLĐ, tác phong làm việc của CNLĐ còn chưa cao. Và như hôm trước tôi đã nói, tôi không thích cứ có vấn đề gì là công nhân lại kéo lên ùn ùn khi chưa hiểu đầu đuôi vấn đề ra sao. Nếu vấn đề này sớm được khắc phục, QHLĐ trong công ty sẽ bớt căng thẳng hơn.

Yoshihiro N.: Chúng tôi cũng có chung quan điểm với các đồng nghiệp tại công ty DS. Việc chấp hành tốt kỷ luật lao động sẽ góp phần duy trì trật tự ổn định trong công ty. Đối với chúng tôi việc này rất quan trọng. Hy vọng trong thời gian tới thì ý thức kỉ luật lao động của công nhân sẽ được nâng cao hơn.

Hỏi: Công ty có cơ chế giải quyết khiếu nại cho công nhân ra sao, bằng hình thức nào, có hiệu quả không?

Bà Shin Hye J.: Công ty chúng tôi giải quyết khiếu nại thông qua hội đồng hòa giải lao động và hội đồng kỷ luật lao động. Tại công ty chúng tôi đã xảy ra tranh chấp lao động và dừng việc tập thể của NLĐ. Chúng tôi ưu tiên việc giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng và hòa giải.

Tomoko T.: Chúng tôi có kinh nghiệm giải quyết các vấn đề thắc mắc khá tốt. Chúng tôi có giờ chào đầu giờ buổi sáng và những ai có thắc mắc gì hoặc khó khăn gì có thể nêu ra để cùng được giải đáp. Tới cuối giờ chiều, mọi người lại gặp nhau 1 lần nữa. Đối với chúng tôi tốt nhất nên giải quyết các vấn đề ngay từ khi nó mới phát sinh, và làm cho nó càng đơn giản càng tốt.

Hỏi: Ý kiến đề xuất của ông bà với chính quyền và các cơ quan chức năng và công đoàn?

Bà Shin Hye J.: Nhà nước cần giảm thủ tục hành chính. Các cơ quan nhà nước cần quan tâm đến các kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp. Hỗ trợ doanh nghiệp về thủ tục pháp lý cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động. Công đoàn cần quan tâm hơn đến việc giáo dục ý thức chấp hành kỷ luật lao động, nâng cao tác phong làm việc của NLĐ.

Ông Tomoko T.: Công ty chúng tôi cũng muốn được chính quyền và các cơ quan chức năng tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất kinh doanh. Còn công đoàn công ty hoạt động hiện nay khá tốt, chúng tôi mong muốn công đoàn tiếp tục phát huy vai trò của mình phối hợp với lãnh đạo công ty hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống cho NLĐ.

Một phần của tài liệu Tăng cường thương lượng trong quan hệ lao động ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Nghiên cứu trường hợp hai doanh nghiệp Công ty TNHH Quốc tế D&S và Công (Trang 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)