PHỎNG VẤN SÂU CÁN BỘ DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu Tăng cường thương lượng trong quan hệ lao động ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Nghiên cứu trường hợp hai doanh nghiệp Công ty TNHH Quốc tế D&S và Công (Trang 142)

II. Danh sách các cá nhân tham gia vào phỏng vấn sâu, phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm tập trung

PHỎNG VẤN SÂU CÁN BỘ DOANH NGHIỆP

3. Danh sách thảo luận nhóm tập trung.

PHỎNG VẤN SÂU CÁN BỘ DOANH NGHIỆP

Chị Trần Thị Hoài, 30 tuổi, Tổ trưởng của công ty công ty DS. Làm việc tại công ty từ tháng 8.2003.

Hỏi: Theo chị đánh giá thì đời sống của CNLĐ trong công ty có tốt không, có đảm bảo không?

Hoài: Nếu như nhìn bên ngoài mặt bằng ở khu vực này thì thu nhập của công ty cũng ở mức bình thường thôi. Nhưng mà nếu muốn lương cao hơn thì cũng không cao hơn được vì luật quy định lương tối thiểu nó thế rồi. Lương gần đây thì vẫn trả tiền đầy đủ, không ai chặn đồng nào của công nhân cả. Tất nhiên so với mặt bằng sống với cả chi phí sinh hoạt của công nhân thì không đủ. Nhưng mặt bằng công ty chỉ có thế thôi, có đòi hơn cũng không được, đấy là điều đương nhiên. Nếu gia đình hai con mà nuôi thì khó. Con học mẫu giáo mỗi tháng nguyên tiền đóng học đã là 300 nghìn, xăng xe của mẹ cũng là từ trăm rưỡi đến 200 rồi, đã hết hơn 500 rồi. Chưa kể con tiền ăn hàng ngày, ăn sáng, ăn trưa, cả vợ cả chồng nuôi hai đứa con như thế là khó vì lương thấp. Nhưng mà nó chỉ có thế thôi, biết làm thế nào, vì Nhà nước quy định rồi. Quy định lương tối thiểu thì người ta đã trả đầy đủ đúng theo lương tối thiểu rồi. Tiền độc hại 5% mỗi tháng người ta cũng trả đúng và đầy đủ rồi. Trừ khi Nhà nước nâng lương tối thiểu lên.

Hỏi: Chị có được phổ biến kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty không? Định hướng có mở rộng ra không?

Hoài: Tất nhiên là xu hướng công ty sẽ mở rộng ra, khách hàng sẽ nhiều hơn.

Hỏi: Chị đánh giá như thế nào về hoạt động công đoàn của công ty?

Hoài: Nói chung là nghèo đói thì từ trước đến nay đã là nghèo đói chung rồi, cứ làm vài tháng lại thất nghiệp vài tháng. Nhưng vài tháng gần đây hoạt động có vẻ sôi nổi hơn rồi. Trước thì cũng trầm thật, nhưng gần đây đã sôi nổi hơn.

Hỏi: Có sự trao đổi thường xuyên không giữa cán bộ doanh nghiệp và công đoàn?

Hoài: Ngày nào chị cũng vào phòng công đoàn cả. Cứ ngồi đây, nếu có công nhân đến có vấn đề gì nó phản ánh thì mình cũng nắm được. Bọn chị trên đây nhiều khi nắm trước được vấn đề là công nhân có bức xúc đấy, nếu để lâu quá sẽ xảy ra đình công, bọn chị là người nắm được thông tin trước vì cũng là dân ở đây cả, cũng có chị em ở dưới chuyền. Thường xuyên vào đây ngồi, hầu như ngày nào cũng vào đây, không biết có em ở đây hôm nay cũng vào đây ngồi.

Hỏi: Theo chị, việc thực hiện các chế độ cho công nhân như BHXH, BHYT, ốm đau, thai sản, thời giờ làm việc và nghỉ ngơi, làm thêm giờ theo đúng quy định của pháp luật đã đảm bảo chưa?

Hoài: Đúng ra mà nói thì công ty cũ nó nợ nần nhiều, sang công ty mới thì bắt đầu nó đã dần thanh toán rồi, nhưng tại vì vướng mắc một số giấy tờ nó chưa thanh toán được, muốn thanh toán chứ không phải là không, nhưng mà giấy tờ không khớp nên chưa làm được cho một số công nhân. tại vì bọn này làm không phải là vì nó sợ ai mà nó sợ khách hàng. Có một số khách hàng nó rất bắt chặt, tiền thai sản, ốm đau, tất cả mọi thứ liên quan đến đời sống công nhân mà nó kiểm tra ra là không được, nó không cho cắt đơn hàng thì nó không thanh toán. Bọn này nó sợ lắm, nên nó phải làm đầy đủ. Còn có mấy công nhân nó chưa thanh toán được chắc là do giấy tờ nó trục trặc thôi.

Hỏi: Theo chị, những bức xúc của cán bộ công nhân viên hiện nay là gì?

Hoài: Bức xúc của công nhân thì hiện nay không có gì cả. Như ví dụ như là bình thường, về phía bọn chị, những người lãnh đạo bên trên một tí mà người Việt Nam ấy, thì hiện nay tiền tăng ca nó tính lương cơ bản như bọn chị là 1triệu 8, nó chỉ tính lương của tăng ca hay không tăng ca, nó chỉ tính lương của tăng ca, còn cái đó phụ cấp là phụ cấp, tức là bình thường ra chị muốn nó tính tiền tăng ca, ít ra nó tính ra là 50% chặt đôi giữa phụ cấp và cơ bản không? Nó mới tính mỗi cơ bản không thì nếu nói chuyện mình làm 8 tiếng hay không thì cũng chỉ được hưởng ngần ấy phụ cấp, mà mình làm tăng ca thì lương như công nhân, lương cũng như thế mà. Cũng không có vấn đề gì sôi nổi lắm.

Hỏi: Điều gì chị hài lòng và không hài lòng nhất về các mối quan hệ trong công ty?

Hoài: Chẳng có vấn đề gì không hài lòng nhất và hài lòng nhất cả. Tạm bằng lòng.

Hỏi: Chị có ý kiến đề xuất gì với Đảng, Nhà nước và tổ chức công đoàn trong việc cải thiện đời sống của công nhân, xây dựng QHLĐ hài hoà trong doanh nghiệp.

Hoài: Nếu nói hài hoà hoà thì người Hàn ở các công ty khác không biết nhưng công ty này còn ngon hơn cả công nhân. Người tây công nhân gặp sếp thì người ta còn chào, chứ ở công ty này công nhân gặp sếp chả chào gì cả. Nói chung các ông này xuống gặp công nhân hoặc tổ trưởng thì còn bắt tay, chào, nói chuyện thoải mái. Không có vấn đề gì.

Còn kiến nghị với Đảng Nhà nước thì muốn tiền nó nâng lên. Ở công ty này lương quá thấp nhưng nó là mặt bằng chung không làm thế nào được. Lương trung bình của công nhân 1.250.000đ một tháng thì tiêu cái gì. Lương cao nhất lâu năm như tôi thì được 1triệu 4. Còn đa số là dưới triệu ba, cả công ty may ra được trăm người triệu tư, còn lại là triệu ba.

Mỗi người một ý, công nhân người ta thích nhiều tiền, thích tăng ca nhưng chị thì không thích tăng ca. Một tuần không quá 48 tiếng làm việc và 12 tiếng tăng ca. Nên cho 1 buổi thứ tư và một buổi thứ bảy về sớm. Theo tôi chỉ nên làm tăng ca thêm 10 tiếng thôi, là đẹp nhất. Các nước người ta còn không cả làm thứ bảy, mà mình thì làm tất cả các ngày thứ bảy rồi. Thế mà trong khi đó vẫn tăng ca 12 tiếng 1 tuần. Thứ bảy, chủ nhật công nhân cho nghỉ sớm rồi, sớm là lúc 4h30, duy nhất 1 buổi là về sớm, nhưng bù lại thứ 5 lại phải tăng ca đến 8h30. Thực ra không phải là về sớm vì bọn chị một tuần làm việc chỉ duy nhất có một buổi về lúc 4h30 nên bọn chị gọi là buổi về sớm. Cả một tuần ngày nào bọn chị cũng làm việc 10 tiếng. Nên đề nghị với Nhà nước giảm giờ tăng ca đi, chỉ tăng ca khoảng 40 tiếng một tháng thôi. Công nhân muốn đề nghị làm 10 tiếng tăng ca thôi, hạn chế, giảm bớt giờ tăng ca đi. Hôm nào cũng có nhìn thấy mặt trời đâu, mãi thứ 7 mới được nhìn thấy mặt trời. Có người hôm thứ 7 được về sớm mới bảo: “Ối giời, hôm nay mới được nhìn thấy ông mặt trời trước 5h”. Mà phải đợi đến ngày thứ 7 để còn tranh thủ một số việc đi thăm người ốm đau, đi chơi.

Còn vấn đề chốt sổ bảo hiểm của một số công nhân. Sổ BHXH của công nhân nghỉ rồi công ty chưa chốt được. Vấn đề này rất bức xúc. Có người nghỉ 2-3 năm rồi mà đã chốt được đâu. Em về nói hộ chị, sổ người ta nộp vào đây rồi lấy ra không lấy được, cứ đóng số mãi, mà sang công ty khác người ta không nghe vì không biết có có sổ hay không có sổ, người ta muốn làm sổ mới. Ở công ty này còn gần 2000 quyển sổ bảo hiểm nữa chưa chốt được. Vì công ty mới này chưa biết ai chốt sổ đó người ta cũng không biết được vì không trả lời, do vấn đề bàn giao giữa cán bộ cũ và mới.

Một phần của tài liệu Tăng cường thương lượng trong quan hệ lao động ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Nghiên cứu trường hợp hai doanh nghiệp Công ty TNHH Quốc tế D&S và Công (Trang 142)