Đánh giá chung về thƣơng lƣợng tập thể

Một phần của tài liệu Tăng cường thương lượng trong quan hệ lao động ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Nghiên cứu trường hợp hai doanh nghiệp Công ty TNHH Quốc tế D&S và Công (Trang 71)

2.3.1. Nhận thức của các chủ thể về thương lượng tập thể được cải thiện

Qua nghiên cứu cho thấy, các chủ thể trong QHLĐ đều có nhận thức về tầm quan trọng của việc xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp, và trên thực tế QHLĐ trong hai doanh nghiệp đã ngày càng được cải thiện, nhất là khi doanh nghiệp đi vào hoạt động ổn định, có điều kiện tốt hơn về cơ sở vật chất, được đầu tư trang thiết bị nhà xưởng quy mô lớn và hiện đại, điều kiện làm việc của CNLĐ tốt hơn, các vấn đề được đưa ra thương lượng đều đi đến những kết quả nhất định, doanh nghiệp đã xây dựng được mối QHLĐ lành mạnh, như ý kiến của một NSDLĐ cho rằng: “Tôi nghĩ sự phát triển của công ty cũng quan trọng nhưng mối quan hệ tốt trong công ty cũng quan trọng không kém”. (Cho In S., Giám đốc nhân

sự công ty DS, Trích thảo luận nhóm công ty DS). Các chủ thể trong QHLĐ đã có ý

thức và khẳng định sự cần thiết trong việc thương lượng và ký kết được TƯLĐTT có chất lượng cao, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ, tôn trọng luật pháp, tập quán, phong tục, văn hóa Việt Nam; cùng nhau phát hiện kịp thời và tập trung giải quyết có hiệu quả những mâu thuẫn, bức xúc của cá nhân, tập thể NLĐ phát sinh từ cơ sở, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.

Các chủ thể trong QHLĐ “đương nhiên là có bức xúc vì các bên không thể lúc nào cũng có thể đáp ứng được yêu cầu của nhau. Trong công ty có quy định, nhưng nhiều lúc có thể quy định đó phù hợp với người này nhưng không phù hợp với người kia, thì lại phải trao đổi lại. Khi đã có ý kiến thì phải giải thích và trao đổi thôi”, (trích Phỏng vấn sâu Bùi Quang H., Chủ tịch Công đoàn công ty Brother. Và các bên cũng thừa nhận rằng nguyên tắc của việc giải quyết những ý kiến, kiến nghị của mỗi bên là „công bằng, dân chủ, công khai, tôn trọng lẫn nhau. Đặc biệt là nhiều việc đương nhiên là công đoàn đồng ý thì công ty mới đứng ra làm. Có ý kiến của công đoàn thì công ty mới làm. Công ty rất là khôn ở chỗ đó. Tội vạ đâu thì công đoàn cũng phải chịu nữa. Bất kì một thay đổi hay thông báo gì đều hỏi ý kiến công đoàn” (trích phỏng vấn sâu Bùi Quang H., Chủ tịch Công đoàn công ty Brother).

Anh Trần Trung H., Phó chủ tịch công đoàn công ty Brother cho biết: “Tôi thấy quan hệ lao động giữa NSDLĐ và NLĐ trong công ty về cơ bản là tốt. Quan hệ lao động trong các công ty của Nhật thường là như vậy. Họ có sự kiểm soát về nhân sự rất tốt. Nên công nhân không mấy khi đình công. Họ chỉ mong sao làm việc cho thật tốt để được trả lương cao, được ghi nhận. Hiện tại đang có cái gọi là “làm thêm giờ không trả lương” dần phổ biến là vì như thế. Công nhân cũng cố gắng để gắn bó lâu dài với công ty, vì làm việc lâu dài trong các công ty của Nhật thường được trả lương cao. Tôi được biết ở Nhật công nhân của họ cũng vậy, sợ sa thải, và nếu bị sa thải hoặc thôi việc thì họ sẽ lại bắt đầu ở mức lương khởi điểm nên công nhân ngại va chạm. Còn thực tế tại công ty này, công nhân trực tiếp sản xuất ít có điều kiện tiếp xúc với các giám đốc người Nhật, nên không có va chạm trực tiếp. Thỉnh thoảng họ gặp nhau và vui vẻ với nhau trong những dịp lễ hội, các sự kiện tổ chức cho toàn công ty thôi. Những người làm ở văn phòng thì có nhiều dịp tiếp xúc hơn, nhưng hầu như theo một cách thân thiện hơn. Có những vấn đề gì cần giải quyết thì trao đổi vào đầu giờ (giờ chào đầu giờ 10 phút) hoặc cuối giờ. Có việc gì gấp cần trao đổi thì cũng có thể trao đổi trong giờ làm việc, nhưng chủ yếu là về công việc. Trong giờ thì ai làm việc của người ấy, ai biết việc của người ấy. Không hề có chuyện bàn tán hoặc chuyện riêng tư vì người Nhật khá nghiêm túc trong công việc” (trích phỏng vấn sâu cán bộ công đoàn công ty Brother).

Còn chị Nguyễn Thị M., công nhân công ty DS cũng đồng tình với việc công nhân đã chủ động hơn trong việc thương lượng: “Nếu quy định đúng thì tất nhiên mình phải chấp hành, chứ sai thì chắc chắn mình không làm. Còn cái gì không hợp lý thì mình góp ý chứ không thể cứ làm theo những cái không hợp lý được”. (Trích

thảo luận nhóm công nhân công ty DS). Còn theo ông Trần Ngọc B., chính cán bộ

công đoàn cũng chủ động, khôn ngoan trong việc thương lượng, đề xuất những việc có lợi cho NLĐ: “những cán bộ công đoàn khôn ngoan, có vị thế thì nói ông chủ phải nghe, không nghe không được, đề xuất gì thì ủng hộ cái đó, phân tích có lý, có tình, nỏi phải củ cải phải nghe” (trích phỏng vấn sâu cán bộ LĐLĐ tỉnh). Còn đại diện NSDLĐ cũng cho rằng họ đã làm nhiều việc để cải thiện QHLĐ: “Chúng tôi

cũng đã cố gắng rất nhiều trong việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân. Bên cạnh tiền lương, công nhân còn nhận được nhiều khoản tiền thưởng và trợ cấp khác. So với mặt bằng chung của khu công nghiệp và trên địa bàn tỉnh, chúng tôi cũng có một số điểm ưu việt. Chúng tôi đã kí được thỏa ước lao động tập thể với nhiều điều khoản có lợi hơn cho NLĐ so với các quy định của Luật” (Ông

Yoshihiro N.:, giám đốc nhân sự công ty Brother Việt Nam, trích Thảo luận nhóm

NSDLĐ). “Chúng tôi kí hợp đồng lao động đầy đủ với tất cả mọi công nhân. Hiện

tại, các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của NLĐ đều được thực hiện đầy đủ. Ngoài mức lương cơ bản, NLĐ còn được hưởng các loại phụ cấp như: nuôi con nhỏ, chuyên cần....” (Bà Shin Hye J., giám đốc kế hoạch sản xuất, công ty DS, trích Thảo luận nhóm NSDLĐ).

Ý thức rõ ràng hơn trong việc “cho” và “nhận”, hay “trao đi đổi lại” trong thương lượng trong QHLĐ của các chủ thể cũng là nhằm mục đích giải quyết mọi bức xúc, hướng tới sự phát triển thịnh vượng chung của công ty. Chị Nguyễn Mỹ H., công nhân công ty DS cho biết: “Nguyện vọng của công nhân là muốn công ty phát triển để tăng các khoản trợ cấp cho công nhân” (trích Thảo luận nhóm công nhân công ty DS). Chị Lê Thị H. Và những công nhân khác của công ty DS cũng chia sẻ như vậy: “Nói chung là mong công ty làm ăn được và có thu nhập cao lên, đảm bảo cho cuộc sống gia đình, đảm bảo đời sống” (trích Thảo luận nhóm công

nhân công ty DS). NSLĐ cũng nhận thức rằng việc nâng cao đời sống vật chất và

tinh thần cho công nhân là một trong những biện pháp tốt nhất để cải thiện QHLĐ trong công ty, làm cho NLĐ gắn bó hơn với công ty và xây dựng công ty phát triển. “Tôi nhìn thấy một điểm là sau này trong công ty, người lao động và công ty sẽ có những quan hệ với nhau rất tốt trong công việc. Khi chúng tôi mới nhận công ty, có rất nhiều áp lực, nhiều trách nhiệm giữa chúng tôi với tập đoàn, với cấp trên, nhưng khi chúng tôi tiếp cận với những con người với những hành động nhiệt tình như thế, chúng tôi ứa nước mắt xúc động. Trước đây, theo sự quản lý của chủ trước thì có nhiều cái, về chế độ chưa được đảm bảo và công nhân có nhiều thắc mắc, nhưng sau này khi chúng tôi tiếp quản, các chế độ sẽ không bị tồn đọng nữa thì hy vọng mọi

chuyện sẽ tốt” (ý kiến của ông In Cho S., giám đốc nhân sự công ty DS, trích Thảo luận nhóm công ty DS).

Và có thể thấy rằng các bên trong QHLĐ đã có sự tự chủ, chủ động cần thiết trong việc thương lượng nhằm đạt được các thỏa thuận, đặc biệt là từ phía NLĐ, trên nguyên tắc “công bằng, dân chủ, công khai, tôn trọng lẫn nhau”. Chị H., công nhân công ty DS cho biết: “Em cũng muốn công đoàn đòi hỏi cho công nhân vì ai cũng muốn mình có quyền lợi gì đó trong công ty. Khi mình có vấn đề gì đó có thể nói với công đoàn để công đoàn nói cho giám đốc hiểu công nhân và công nhân cũng có thể hiểu được giám đốc” (trích Thảo luận nhóm công ty DS). NSDLĐ cũng sẵn sàng chia sẻ mong muốn của họ từ phía NLĐ: “Mong muốn của chúng rất đơn giản, tôi mong muốn khi công nhân có thắc mắc gì, thì đừng kéo lên ùn ùn tại văn phòng, mà nên phản ánh với công đoàn và công đoàn sẽ phản ánh với NSDLĐ; mong muốn công nhân không đi làm muộn và không xin nghỉ nhiều quá vì sẽ ảnh hưởng đến sản xuất. Đương nhiên chúng tôi mong muốn người lao động sẽ hợp tác, chia sẻ khó khăn, tôn trọng lẫn nhau hơn trong quan hệ lao động” (tríchThảo luận nhóm công ty DS).

Có thể thấy rằng, NSDLĐ và NLĐ đang tiến dần hơn tới việc cùng thông cảm với những khó khăn của nhau, cùng động viên nhau cố gắng và cùng chia sẻ lợi ích. Chị Lê Thị H., công ty DS cho biết: “Mình thông cảm và hiểu lắm. Chỉ mong công ty phát triển lên thì chắc chắn sẽ có cho công nhân. Ai cũng vậy thôi. Bố mẹ có thì mới cho con. Khi công ty khó khăn thì mình chia sẻ” (trích Thảo luận nhóm công ty DS).

2.3.2. Các bên đã chủ động hơn trong việc tìm kiếm cách thức thương lượng trong hòa bình

Việc các chủ thể trong QHLĐ cùng có nhận thức và chấp hành tốt những quy định của pháp luật lao động, thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ, luôn làm hết sức mình để đạt được nguyện vọng mong muốn, nhất là về lợi ích có tác động tích cực đến việc xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp. Mặt khác, doanh nghiệp cũng đã chú ý hơn đến việc xây dựng chiến lược thu hút nhân tài,

quan tâm đến nguồn lực lao động, coi đó là vốn quý của doanh nghiệp, tạo môi trường làm việc, quản lý lao động dân chủ, công bằng, văn minh trong doanh nghiệp, coi đó là biện pháp hữu hiệu để có được mối QHLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ. “Cái tốt nhất hiện nay là sự công khai, có gì không bằng lòng, hoặc có gì thắc mắc thì trao đổi trực tiếp luôn, không giấu giếm. Đó là cái cần thiết nhất, quan trọng nhất. Công ty có muốn làm gì thì triển khai qua công đoàn xuống đến tận công nhân viên, công nhân có ý kiến thì công đoàn phản hồi lại với công ty. Cái đó là quan trọng nhất, đảm bảo tính lâu dài nhất và thoải mái nhất. Còn bình thường khi công đoàn đưa ra những đề xuất gì yêu cầu công ty thực hiện thì đảm bảo là những điều đó tốt cho công nhân nhưng cũng tốt cho công ty. Song song với việc đem lại lợi ích cho công nhân thì cũng đem lại lợi ích cho công ty. Bất cứ một hoạt động nào cũng phải hướng đến lợi ích của cả hai phía, mà phải công khai, minh bạch, thẳng thắn, trao đổi với nhau” (Bùi Quang H.., công ty Brother, Trích thảo luận nhóm công ty Brother).

Các chủ thể trong QHLĐ đã lựa chọn những cách thức “khôn ngoan” hơn để thương lượng với nhau. Sự thẳng thắn, công khai, minh bạch, các bên cùng có lợi và cùng hiểu, chia sẻ với nhau khi thuận lợi cũng như lúc khó khăn là cách thức mà các bên đều mong muốn được sử dụng trong thương lượng. “Những vấn đề giữa quản lý với chúng em mà chúng em cảm thấy chưa tốt thì chúng em thẳng thắn trao đổi lại để làm cho nó tốt hơn”. (Ngô Thị V., công ty Brother, Trích thảo luận nhóm công ty

Brother). Sự thẳng thắn đối thoại trực tiếp và ngay khi có vướng mắc phát sinh như

trao đổi với NSDLĐ hoặc thông qua công đoàn được sử dụng thường xuyên hơn là các hình thức gián tiếp (hòm thư góp ý), không để những bức xúc tích tụ, dồn nén. “Đối với chúng tôi tốt nhất nên giải quyết các vấn đề ngay từ khi nó mới phát sinh, và làm cho nó càng đơn giản càng tốt” (theo ông Tomoko T., giám đốc tài chính

công ty Brother Việt Nam, trích Thảo luận nhóm NSDLĐ). “Chúng tôi ưu tiên việc

giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng và hòa giải” (Bà Shin Hye J., giám đốc kế hoạch sản xuất, công ty DS, trích Thảo luận nhóm NSDLĐ).

Các bên đã chủ động hơn trong việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đối tác và tìm cách đáp ứng. “Vấn đề đầu tiên là vấn đề lương, chúng tôi sẽ trả lương đều,

không để chậm lương, các chế độ liên quan đến NLĐ như thai sản, ốm đau, hiếu hỉ, sinh nhật, con nhỏ, tiền chuyên cần... sẽ được đảm bảo. Theo chúng tôi những cái đó mà đáp ứng tốt sẽ xây dựng quan hệ lao động tốt hơn. Công ty đang xây dựng thang bảng lương mới và hy vọng sẽ đáp ứng được yêu cầu của công nhân” (theo ông In Cho S., Giám đốc nhân sự công ty DS, trích Thảo luận nhóm công ty DS).

Khi được hỏi, các chủ thể trong QHLĐ đã rất thẳng thắn chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng và mong muốn của họ từ phía đối tác của mình trong QHLĐ cũng như các cách thức mà họ sử dụng và mong muốn đối tác sử dụng để thương lượng. Và khi được hỏi sẽ lựa chọn cách thức nào để thương lượng, hầu hết các ý kiến đều cho biết sẽ thẳng thắn nói chuyện với đối tác, hoặc thông qua công đoàn để giải quyết vấn đề, và điều đặc biệt là các chủ thể trong QHLĐ đều lựa chọn con đường đối thoại hòa bình, chứ không muốn dùng đình công, dừng việc như một thứ vũ khí để giải quyết mọi vấn đề tranh chấp. “Nói chung dừng việc ảnh hưởng đến sản xuất của công ty. Nếu có thắc mắc mình nên có ý kiến lên công đoàn để giải quyết đã, nếu công đoàn không giải quyết được thì mới dừng việc” (chị Nguyễn Thị Th., cán

bộ công đoàn công ty DS, trích Phỏng vấn sâu cán bộ công đoàn công ty DS). Bởi

có dừng việc thì “cũng không giải quyết được vấn đề gì, mình cứ từ từ giải quyết thôi” và “vì cùng một lúc thì chỉ có thể giải quyết được cho một số người thôi chứ không thể giải quyết được hết mọi thắc mắc của tất cả công nhân” (trích Thảo luận nhóm công ty DS) nên đình công không phải là phương pháp đầu tiên mà NLĐ muốn sử dụng khi có tranh chấp. Để giữ cho QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ, các chủ thể trong QHLĐ đều cho rằng “Đó là mối quan hệ tốt, khéo léo và hai bên biết lựa nhau. Nhưng sự chủ động và khéo léo là ở công đoàn nhiều hơn. Công đoàn cần biết việc gì cần làm, cần đề xuất và phải có cách đề xuất thích hợp để được ông chủ chấp thuận và ủng hộ” (trích Phỏng vấn sâu cán bộ công đoàn công ty Brother). “Đương nhiên chúng tôi mong muốn NLĐ sẽ hợp tác, chia sẻ khó khăn, tôn trọng lẫn nhau hơn trong QHLĐ.... Muốn hiểu nhau thì trước tiên phải giải thích cho nhau hiểu đã, rồi mới cùng nhau đưa ra hướng giải quyết” (ý kiến của ông In Cho S., Giám đốc nhân sự công ty DS, trích Thảo luận nhóm công ty DS).

2.3.3. Vấn đề thương lượng vẫn còn nhiều tồn tại do nhiều nguyên nhân khác nhau

Nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ: Những vấn đề luôn mang tính thời sự, nóng bỏng

như lương, thưởng, phụ cấp, phúc lợi... làm cho thương lượng trở thành câu chuyện dài tập và không có hồi kết. Loay hoay mãi vấn đề thu nhập, bởi tuy doanh nghiệp không vi phạm các vấn đề lương, thưởng, phụ cấp, chế độ làm thêm giờ, chế độ ngừng việc, không nợ lương hay chậm trả lương, nhưng NSDLĐ chỉ trả lương cao hơn mức lương tối thiểu một ít, vì thế mà NLĐ quan tâm đến các khoản phụ cấp khác để bù đắp cho cuộc sống. Tâm sự của ông Trần Ngọc B., cán bộ LĐLĐ tỉnh cũng là tâm sự chung của rất nhiều cán bộ, công nhân trên cả nước: “Lương phải

Một phần của tài liệu Tăng cường thương lượng trong quan hệ lao động ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Nghiên cứu trường hợp hai doanh nghiệp Công ty TNHH Quốc tế D&S và Công (Trang 71)