Tổng quan về địa bàn nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Tăng cường thương lượng trong quan hệ lao động ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Nghiên cứu trường hợp hai doanh nghiệp Công ty TNHH Quốc tế D&S và Công (Trang 40)

1.4.1. Về địa bàn tỉnh Hải Dương:

Hải Dương đang được biết đến như một vùng kinh tế khởi sắc và hứa hẹn phát triển mạnh mẽ trong tương lai không xa. Là tỉnh nằm giữa Ðồng bằng Bắc Bộ, trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, với diện tích tự nhiên 1.660,9 km2, dân số hơn 1.703.492 người (theo điều tra dân số năm 2009), có các tuyến đường bộ, đường sắt quan trọng của quốc gia chạy qua, có hệ thống cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển. Trong chiến lược phát triển giai đoạn 2001 - 2010, Hải Dương quyết tâm tạo động lực phát triển bằng những chủ trương mới, tư duy kinh tế năng động, phát huy nội lực, chủ động thu hút và sẵn sàng tiếp nhận các dự án đầu tư để qua đó có được những bước tiến vượt bậc trong thời kỳ mới. Năm 2009, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng 5,9%; Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng tăng 6,9 %. Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng 12,8%. Giá trị hàng hoá xuất khẩu đạt 717,65 triệu USD, tăng 15,7%. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh đạt 3.680 tỷ đồng. Tạo thêm việc làm cho trên 1,9 vạn lao động. Giảm tỷ lệ nghèo xuống còn 6,9%.

Từ khi đổi mới đến nay, cùng với sự tăng trưởng nhanh của dòng vốn ĐTNN và xu thế phát triển các KCN, cụm công nghiệp trên cả nước. Sự phát triển của các doanh nghiệp, KCN ở Hải Dương đã tác động tích cực đến việc giải quyết việc làm,

phát triển kinh tế, xã hội của điạ phương. Thực tiễn cho thấy, việc hình thành và phát triển các KCN, sự gia tăng nhanh số lượng các doanh nghiệp đã và đang tạo thêm nhiều việc làm mới cho NLĐ.

Đến nay Hải Dương đã quy hoạch 10 KCN với tổng diện tích 2.719 ha, và và 33 cụm công nghiệp, thu hút gần 7 vạn lao động. Tỉnh Hải Dương được Thủ tướng chính phủ cho phép thành lập đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 là 18 KCN tập trung, trong đó 10 KCN đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết KCN với điện tích đất quy hoạch 2.061 ha.

Với chính sách thông thoáng, ưu đãi các nhà đầu tư trong và ngoài nước, với lợi thế vị trí thuận lợi, Hải Dương đã thu hút nhiều nhà đầu tư vào KCN. Đến hết tháng 10/2008 đã thu hút 350,2 triệu USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong đó cấp giấy chứng nhận đầu tư mới cho 37 dự án (tăng 9 dự án), tăng 39,2% so với cùng kỳ năm 2007. Ước tính vốn đầu tư thực hiện của các dự án năm 2008 đạt 300 triệu USD, tăng 27,6% so với năm 2007. Các cụm công nghiệp đã thu hút 274 dự án thuê đất 490 ha (chiếm gần 60% đất công nghiệp), vốn đầu tư 4.639 tỷ đồng, thu hút khoảng hơn 5 vạn lao động. Phát triển các khu, cụm công nghiệp đã góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp, tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến và xuất khẩu, đáp ứng các mục tiêu tạo đà tăng trưởng công nghiệp bền vững, tăng khả năng thu hút đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Ngoài việc quy hoạch các KCN, cụm công nghiệp gắn với việc quy hoạch các thị tứ, thị trấn, các khu đô thị trên địa bàn các huyện, thành phố có KCN, cụm công nghiệp tỉnh Hải Dương còn đó dành quỹ đất bên cạnh các KCN để xây dựng các khu dân cư, khu nhà ở cho công nhân, với quan điểm xã hội hóa việc xây dựng nhà ở cho công nhân và giao đất cho các nhà đầu tư để đầu tư xây dựng. Các KCN, cụm công nghiệp ra đời đó thực sự đúng giúp cho tăng trưởng, phát triển kinh tế, tạo nhiều công ăn việc làm cho NLĐ và xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội.

Tác động của sự phát triển doanh nghiệp, KCN đến việc làm và điều kiện làm việc của NLĐ trên địa bàn tỉnh thể hiện trên các mặt như: đa dạng hoá cơ cấu

ngành nghề, tạo việc làm và đào tạo nghề cho NLĐ; điều chỉnh cán cân cung và cầu lao động trên thị trường lao động và có tác động lớn tới toàn bộ thị trường lao động của tỉnh hiện nay. Đặc biệt, trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế hiện nay, nền kinh tế được cơ cấu lại hợp lý hơn, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển thêm những ngành, lĩnh vực mới, thu hút lực lượng lao động vào những ngành mới này. NLĐ có cơ hội tìm kiếm được việc làm phù hợp hơn với năng lực và thế mạnh của mình trong một thị trường lao động rộng lớn.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, chính sách đầu tư phát triển KCN thời gian qua vẫn còn nhiều bất cập. Số lượng các KCN tăng nhanh nhưng hiệu quả hoạt động chưa cao. Cơ sở hạ tầng có nơi chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp. Quá trình phát triển KCN Hải Dương chưa bảo đảm bền vững trên các khía cạnh xã hội, môi trường. Nhìn chung, các KCN thời gian qua chưa đảm bảo các điều kiện về cơ sở hạ tầng xã hội như đường giao thông, nhà ở, bệnh viện, trường học trung tâm thương mại... ngoài hàng rào KCN. Dịch vụ phục vụ KCN còn thiếu, tình trạng ách tắc giao thông, giá cả sinh hoạt tăng, nảy sinh các hiện tượng tiêu cực xã hội…, trong điều kiện thu nhập còn thấp, ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của NLĐ và gia đình họ. Nguồn nhân lực tại các KCN chưa đáp ứng được cả về chất lượng và số lượng. Sự khan hiếm nhân lực tập trung ở số lao động có trình độ, kỹ năng chuyên môn, do thiếu sự dự báo, đi trước đón đầu trong đào tạo và chuẩn bị cho hội nhập, còn thiếu chủ động về nguồn nhân lực, phát triển KCN chưa gắn với việc đào tạo nghề. Tình trạng thiếu lao động không còn dừng lại ở một số ngành nghề và địa bàn mà đã trở thành vấn đề chung của tất cả các KCN hiện nay. Sự phát triển nhanh và ồ ạt của các doanh nghiệp hiện nay trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt dẫn đến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn phải thu hẹp sản xuất, chuyển đổi mặt hàng sản xuất, kinh doanh hoặc có nguy cơ phá sản, từ đó gây xáo trộn về công ăn việc làm, mất việc làm cho nhiều lao động. Những công nhân, lao động kém năng lực, ít được đào tạo hoặc không được đào tạo nghề đứng trước nguy cơ bị mất việc và ngày càng khó khăn để kiếm được những việc làm mới.

Hiện tượng tranh chấp lao động liên quan đến tiền lương, thời gian làm việc và điều kiện làm việc trong các KCN đang có xu hướng tăng, đã dẫn đến tình trạng đình công, lãn công, ngừng việc xẩy ra ở một số doanh nghiệp. Cơ chế thương lượng 2 bên tại doanh nghiệp chưa được thực hiện tốt, vai trò của CĐCS còn hạn chế, các bên QHLĐ chưa nắm và phối hợp giải quyết kịp thời các bức xúc trong công nhân, khi xảy ra tranh chấp lao động, đình công lại giải quyết theo kiểu hành chính, mà không xây dựng quan hệ hợp tác, cơ chế thương lượng, thỏa thuận nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên QHLĐ.

1.4.2. Về địa bàn thị xã Chí Linh

Chí Linh nằm trong vùng tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có đường giao thông thuận lợi. Chí Linh đang được xây dựng để trở thành thị xã công nghiệp - thương mại - du lịch. Khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương nằm trên hành lang kinh tế Đông Bắc, kinh tế Chí Linh phát triển mạnh, duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân 10,1%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, hiện đạt tỷ lệ nông, lâm, thuỷ sản - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ tương ứng là: 14,8% - 69,9% - 15,3%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 22,2 triệu đồng/người/năm (tăng 3,5 triệu so với mục tiêu Đại hội). Việc tập trung đổi mới cơ chế chính sách, cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư đã tạo điều kiện để thị xã huy động và phát huy các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Tổng mức huy động vốn đầu tư trong 5 năm (2006-2010) đạt 1.965 tỷ đồng, tăng bình quân 7,8%/năm. Sản xuất nông nghiệp duy trì tăng trưởng ổn định; diện tích lúa lai, lúa chất lượng cao được mở rộng; chăn nuôi gia súc, gia cầm, kinh tế trang trại phát triển mạnh. Lĩnh vực phát triển công nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp, xây dựng đạt nhiều thành tựu, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân trên 10%/năm.

Thị xã đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư trong và ngoài nước, xây dựng các KCN, cụm công nghiệp. Các doanh nghiệp Trung ương đóng trên địa bàn đã cơ bản hoàn thành chương trình cổ phần hóa, sắp xếp lại doanh nghiệp, phát triển khá vững chắc, sản lượng hằng năm đều đạt và vượt kế hoạch. Thương mại, dịch vụ phát triển đa dạng đáp ứng tốt nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống xã hội;

tăng bình quân 14,8%/năm. Hoạt động du lịch có chuyển biến tích cực. Doanh thu từ dịch vụ du lịch tăng bình quân 13,5%/năm; số lượng khách đến tham quan, du lịch trên địa bàn tăng bình quân 25%/năm.

1.4.3. Về địa bàn huyện Cẩm Giàng và KCN Phúc Điền Về địa bàn huyện Cẩm Giàng

Huyện Cẩm Giàng giáp với tỉnh Bắc Ninh về phía Bắc, phía Tây giáp tỉnh Hưng Yên, phía Nam giáp huyện Bình Giang, phía Đông giáp huyện Nam Sách và thành phố Hải Dương. Những năm gần đây bộ mặt kinh tế - xã hội của huyện Cẩm Giàng đã được đổi mới và phát triển nhanh. Phát huy lợi thế có trục quốc lộ 5 chạy qua, nhờ có chính sách ưu đãi trong thu hút đầu tư, Cẩm Giàng đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Từ đó, tạo bước đột phá trong phát triển công nghiệp trên địa bàn, góp phần giải quyết việc làm cho NLĐ. Hiện nay trên địa bàn huyện Cẩm Giàng đã quy hoạch xong 7 KCN, 2 cụm công nghiệp, 2 cụm tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, quy hoạch xong mỗi xã 1 khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ tập trung. Đến nay đã có 6 KCN đi vào hoạt động. Tổng mức đầu tư trên 7 ngàn tỷ đồng. Đặc biệt các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn huyện đều phát triển mạnh và ổn định, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho trên 3 vạn lao động. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2005 - 2010 của huyện là 13,5%, giá trị nông nghiệp - thuỷ sản tăng 3,14%, công nghiệp xây dựng tăng 21%, dịch vụ tăng 15,1%, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 18 triệu đồng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Đến nay cơ cấu nông nghiệp, công nghiệp xây dựng và dịch vụ là 15,4% - 67% và 17,6%. Việc nâng cấp, cải tạo, nhựa hoá kịp thời 100% các tuyến đường giao thông của huyện đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của NLĐ [19]. Cùng với phát triển mạnh các KCN, cụm công nghiệp tập trung, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn có điều kiện phát triển, giải quyết việc làm cho NLĐ, huyện đã tập trung quy hoạch 2 cụm công nghiệp làng nghề, 11 xã đã quy hoạch xong trung tâm sản xuất công nghiệp, dịch vụ và nhiều điểm công nghiệp

khác thu hút, khuyến khích các thành phần kinh tế trực tiếp tham gia đầu tư, sản xuất, kinh doanh.

Về KCN Phúc Điền

Được thành lập theo Quyết định số 242/CP-CN [18] ngày 05 tháng 05 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 1305/QĐ-UB ngày 08 tháng 05 năm 2003 (thành lập và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật) của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương; Quyết định ưu đãi đầu tư số 3025/BKH-DN ngày 17 tháng 06 năm 2003 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, KCN Phúc Điền có diện tích 87 ha, thuộc huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.

KCN Phúc Điền nằm trên trục đường quốc lộ 5 nối liền Hà Nội - Hải Phòng nối liền các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, sân bay Quốc tế Nội Bài, cửa khẩu Lạng Sơn và các cảng biển quốc tế, rất thuận tiện cho việc xuất nhập khẩu hàng hoá.

Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật của KCN khá hiện đại và đầy đủ, từ nguồn điện, nguồn nước, thoát nước, xử lý nước thải và chất thải rắn, đến thông tin liên lạc, hệ thống giao thông trong KCN, hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống cây xanh... Sau hơn 7 năm đi vào hoạt động, với chính sách thu hút đầu tư hiệu quả, môi trường đầu tư thông thoáng tại tỉnh Hải Dương, đến nay KCN Phúc Điền đã được lấp đầy, tổng số trên 20 nhà đầu tư trong và ngoài nước. Các nhà đầu tư lớn của Nhật Bản như: Tập đoàn Brother, Tập đoàn Nissei, Sansei, Miruho,... và của Đài Loan như: Taihan, Edwin... đều đã lựa chọn KCN Phúc Điền để thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam. KCN Phúc Điền đi vào hoạt động đã góp phần tạo điều kiện cho hàng nghìn lao động ở địa phương có việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng nguồn thu cho Ngân sách của Tỉnh từ các dự án đầu tư trong KCN.

Trên đây là bối cảnh kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội chung, những nhân tố tác động trực tiếp đến QHLĐ và thương lượng trong QHLĐ ở các doanh nghiệp FDI được nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Tăng cường thương lượng trong quan hệ lao động ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Nghiên cứu trường hợp hai doanh nghiệp Công ty TNHH Quốc tế D&S và Công (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)