Pháttriển kinh doanh dịch vụ và các ngành sản xuất phụ trợ

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm thu hút vôn đầu tư trực tiêp nước ngoài vào tỉnh khánh hòa (Trang 123)

b. Định hướng về nguồn vốn và nước đầu tư

3.3.9.3.Pháttriển kinh doanh dịch vụ và các ngành sản xuất phụ trợ

Ngành công nghiệp phụ trợ hoặc thầu phụ (outsourcing) đóng vai trò rất quan trọng trong việc thu hút vốn FDI. Ngoài hiệu quả tạo nhiều công ăn việc làm, thu hút lao động dư thừa, công nghiệp phụ trợ đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chính và đẩy nhanh quá trình CNH theo hướng vừa theo chiều rộng (broadening) vừa theo chiều sâu (deepening). Công nghiệp phụ trợ không phát triển sẽ làm cho các công ty lắp ráp và những công ty sản xuất thành phẩm cuối cùng khác sẽ phải phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu.

Trong xu thế phân công lao động, chuyên môn hoá sản xuất ngày càng cao thì công nghiệp phụ trợ sẵn có tại địa phương là không thể thiếu và góp phần làm giảm đáng kể giá thành cho doanh nghiệp FDI, nhất là đối với các nhà đầu tư về sản xuất, lắp ráp phương tiện vận tải, điện tử, dệt may. Thực tế, hoạt động của các ngành công nghiệp phụ trợ tại Khánh Hòa vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài và cũng là yếu tố gây bất lợi trong vận động, kêu gọi đầu tư nước ngoài vào Khánh Hòa.

Bên cạnh đó, các dịch vụ phục vụ cho nhà đầu tư nước ngoài đến phát triển kinh doanh ở Khánh Hòa cũng còn yếu kém. Từ dịch vụ hàng không, cảng biển, ngân hàng, bãi biển cho đến khách sạn, nhà hàng, các khu vui chơi giải trí. Do vậy, việc phát triển các dịch vụ và các ngành sản xuất phục vụ cho các ngành công nghiệp, dịch vụ là vô cùng quan trọng nếu Khánh Hòa muốn cải thiện môi trường đầu tư của mình.

Các biện pháp cần tập trung là các doanh nghiệp trong nước cần nỗ lực và có sự hỗ trợ của Nhà nước đầu tư sản xuất các ngành công nghiệp phụ trợ trên một số lĩnh vực như điện tử, cơ khí, đóng tàu, dệt may, hoá chất... thu hút các nhà đầu tư nước ngoài xây dựng thêm một số khu nghỉ mát 5 sao ven biển, các khách sạn 5 sao ở khu vực trung tâm, chung cư cao cấp, văn phòng cho thuê, phát triển dịch vụ ngân hàng, dịch vụ vận chuyển hàng hoá, hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng sân golf Hoàng Cầu, sân golf Bãi dài Cam Ranh, triển khai xây dựng và mở các trường quốc tế, nâng cấp bệnh viện đa khoa tỉnh thành bệnh viện khu vực.

Thực tế cho thấy, thành tích về số vốn đầu tư, số lượng dự án tất nhiên là quan trọng, nhưng nhìn trên toàn cục, việc “thông” giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa trong nền kinh tế mới quan trọng hơn cả. Một trong những mục đích lớn của thu

hút FDI là tạo ra những hiệu ứng lan tỏa từ khu vực FDI tới khu vực doanh nghiệp trong nước. Khi doanh nghiệp nước ngoài tiêu thụ các sản phẩm sẵn có trong nước, thay vì nhập khẩu sẽ dẫn đến tăng thu nhập và lợi nhuận cho công ty nội địa, mang lại lợi ích cho nền kinh tế quốc dân.

Tóm lại: Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đang trở thành vấn đề nổi bật

trong hợp tác và phân công lao động quốc tế. Hiện nay, trên thế giới đang diễn ra cuộc cạnh tranh quyết liệt về thu hút FDI. Để thu hút được nhiều vốn FDI và tổ chức hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có hiệu quả cần phải thấm nhuần và nhất quán các quan điểm có tính chất chỉ đạo như bảo đảm nguyên tắc về mối quan hệ giữa chính trị với kinh tế; bảo đảm hiệu quả kinh tế xã hội; bảo đảm lợi ích các bên, lợi ích trước mắt và lâu dài, đa dang hóa các hình thức đầu tư. Trên cơ sở đó, phải thực thi một hệ thống các biện pháp như tăng cường sự quản lý của Nhà nước, tạo môi trường kinh tế, chính trị, xã hội ổn định, hoàn thiện môi trường pháp lý, xây dựng chiến lược và quy hoạch thu hút FDI, lựa chọn đối tác đầu tư và hình thức đầu tư phù hợp, phát triển giáo dục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Những giải pháp ấy có tính toàn diện, đồng bộ; thực tế cho thấy nước nào, địa phương nào có môi trường đầu tư thông thoáng, ổn định và thuận lợi hơn sẽ có khả năng thu hút được nhiều FDI và có thể giành được lợi thế trong cuộc cạnh tranh về vốn FDI.

KẾT LUẬN CHƯƠNG III

Hệ thống các giải pháp nêu trên có tính chiến lược, tổng thể và liên quan rất nhiều đến hoạt động của tất cả các cấp, các ngành trong đó có cả cơ chế chính sách tầm vĩ mô liên quan đến thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Điều này đòi hỏi phải có sự chỉ đạo tập trung, thống nhất từ trung ương đến tỉnh và cơ sở, huy động mọi lực lượng trong xã hội để triển khai thực hiện. Công tác tổ chức điều hành phải hết sức được coi trọng mới đảm bảo thực hiện đồng bộ, ăn khớp và hiệu quả với các biện pháp, chương trình cụ thể. Cần có sự nghiên cứu, chuẩn bị chu đáo, có phương thức triển khai phù hợp với đặc điểm từng dự án, từng nơi, dự tính đến các tình huống khác nhau có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm thu hút vôn đầu tư trực tiêp nước ngoài vào tỉnh khánh hòa (Trang 123)