Kinh nghiệm của Singapore

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm thu hút vôn đầu tư trực tiêp nước ngoài vào tỉnh khánh hòa (Trang 43)

Thứ tư, có tổ chức, bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công tác kinh tế đối ngoại nói chung và FDI nói riêng tinh thông về nghiệp vụ, am hiểu về kinh tế đố

1.5.2.1.Kinh nghiệm của Singapore

Singapore là một quốc gia với diện tích 625 km2 được tách ra từ Malaysia từ năm 1965. Với dân số gần 5 triệu người, đất nước này đã có những bước phát triển nhanh vượt bậc. Theo đánh giá của các chuyên gia và các nhà đầu tư, Singapore là nền kinh tế có sức cạnh tranh lớn, bảo vệ môi trường tốt, có hệ thống luật pháp và quản lý hành chính trong suốt, ít tham nhũng nhất trên thế giới. Khác với các nước khác trong khối ASEAN, Singapore đã mở cửa đón nhận FDI từ rất sớm. Ngay từ năm 1980, tổng vốn FDI tại Singapore đã chiếm tới 52,9% GDP. Một thập kỷ tiếp theo, chỉ số này luôn đạt trên 70% GDP và đạt mức kỷ lục 97,5% năm 1999. Singapore có cơ chế phù hợp thu hút nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển kinh tế. Khác với nhiều nước, khi tiến hành công nghiệp hóa Chính phủ Singapore ban hành, tạo môi trường hấp dẫn thu hút FDI, đặc biệt là các dự án đầu tư có quy mô về vốn lớn và chủ đầu tư là các công ty xuyên quốc gia tên tuổi. Chính phủ chủ yếu sử dụng các đòn bẩy kinh tế để điều chỉnh đầu tư theo những mục tiêu và cơ cấu kinh tế mà một nền kinh tế công nghiệp hóa cần vươn tới. Họ phân loại mức độ ưu đãi cho các công ty, các ngành sản xuất trên cơ sở vai trò quan trọng của nó trong sự phát triển kinh tế của đất nước.

Singapore thực hiện "Luật khen thưởng về sự phát triển kinh tế" trong đó nêu rõ 3 lĩnh vực cần ưu tiến như: các ngành sản xuất mới; đầu tư xây dựng mới và các ngành sản xuất xuất khẩu. Bên cạnh đó, chính phủ thực hiện chính sách bảo hộ và dành sự ưu đãi đặc biệt đối với việc chuyển giao những bí quyết công nghệ tiên tiến.

Hình thức ưu đãi chủ yếu được Singapore thực hiện là miễn thuế (như thuế thu nhập, thuế doanh thu, thuế lợi nhuận, thuế nhập khẩu máy móc và tư liệu sản xuất…) và thợi hạn được hưởng mức ưu đãi. Mức độ ưu đãi cao nhất được dành cho các dự án đầu tư vào ngành kinh tế mũi nhọn với quy mô trên 150 triệu đô la Singapore và khả năng xuất khẩu phần lớn sản phẩm (miễn thuế 15 năm). Tiếp đến là các dự án đầu tư vào các ngành kinh tế mũi nhọn và có khả năng xuất khẩu phần lớn sản phẩm (miễn thuế 8 năm). Kế tiếp là các dự án đầu tư vào các ngành kinh tế mũi nhọn với lượng vốn trên 1 triệu đôla Singapore (miễn thuế 5 năm).

Singapore cũng hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất như khu chế xuất Jurong, tạo điều kiện thu hút vốn, công nghệ, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu. Trong khu chế xuất, nhiều mặt hành công nghiệp được miễn thuế hải quan, tư bản nhập khẩu tự do. Đây là địa bàn hoạt động thuận lợi cho các công ty nước ngoài, nhất là các công ty

xuyên quốc gia (TNCs); trong những năm 70 với 700 công ty độc quyền nước ngoài hoạt động tại đảo quốc và đến năm 1980 đã có trên 1.300 công ty của Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản hoạt động ở Singapore. Các xí nghiệp, công ty này đã được hưởng nhiều cơ chế ưu đãi:

- Với các xí nghiệp mũi nhọn, đáp ứng yêu cầu phát triển lâu dài nếu có vốn trên 1 triệu ddoola Singapore sẽ được miễn thuế 5 năm.

- Các xí nghiệp hướng về xuất khẩu, có giá trị xuất khẩu trên 100.000 đôla Singapore được miễn thuế đến 90% lợi nhuận xuất khẩu tăng. Mức thuế cho các xí nghiệp xuất khẩu chỉ là 4% so với mức thuế không xuất khẩu lên đến 40%.

- Với các xí nghiệp mở rộng thì sẽ miễn thuế nếu vốn đầu tư trên 100 triệu đôla Singapore.

Để có được những ưu điểm nói trên, Singapore tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước, quản lý chặt chẽ và hoàn thiện các chính sách, có chế độ thưởng, phạt nghiêm khắc, quan tâm phát triển kết cấu hạ tầng để tạo điều kiện thuận lợi cho mọi tầng lớp có thể tự do kinh doanh. Chẳng hạn để chuẩn bị cho một khu công nghiệp mới, chính phủ không những bán đất với giá thấp mà còn xây dựng két cấu hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào, kể cả các điều kiện về nhà ở và phúc lợi công cộng. Cơ cấu chính phủ gọn, nhẹ và khá nghiêm túc trong phòng chống tham nhũng. Nhờ có được môi trường đầu tư hấp dẫn, Singapore đã rất thành công trong việc thu hút FDI.

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm thu hút vôn đầu tư trực tiêp nước ngoài vào tỉnh khánh hòa (Trang 43)