Phân tích tác động của vốn FDI đối với chuyển dịch cơ cầu kinh tế

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm thu hút vôn đầu tư trực tiêp nước ngoài vào tỉnh khánh hòa (Trang 70)

c. Ngành Nông Lâm Thủy sản:

2.2.9. Phân tích tác động của vốn FDI đối với chuyển dịch cơ cầu kinh tế

Trong những năm qua FDI đóng một vai trò quan trọng cho sự tăng trưởng của nền kinh tế nói chung và cho ngành công nghiệp nói riêng, trong đó từng bước trở thành nguồn đầu tư quan trọng của tỉnh, góp phần phát triển các ngành công nghiệp và tạo việc làm cho người lao động. Nhiều công trình lớn đã hoàn thành đưa vào sản xuất, phát huy hiệu quả đầu tư, nhiều công trình trọng điểm làm cơ sở cho tăng trưởng giai đoạn sau đó được khởi công và đẩy nhanh tiến độ, nhất là các công trình điện, dầu khí, công nghiệp nặng, công nghiệp phục vụ xuất khẩu...

Cơ cấu kinh tế của Khánh Hòa có thể được coi là một bước tiến so với bình quân chung của cả nước. Trong những năm vừa qua, cơ cấu kinh tế của tỉnh được chuyển dịch theo hướng ngày càng tiến bộ. Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng dần và nông nghiệp giảm dần trong cơ cấu kinh tế địa phương, phản ánh đúng chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý mà các kỳ Đại hội tỉnh Đảng bộ đã đề ra. Năm 2001 cơ cấu kinh tế của tỉnh là: Công nghiệp - xây dựng 37,42%; Nông, lâm, thủy sản 24,38%; dịch vụ 38,2%, đến năm 2010, công nghiệp - xây dựng chiếm 43,5%, dịch vụ chiếm 43,5% và nông - lâm - thủy sản chiếm 13% trong GDP. Đây là cơ cấu kinh tế tương đối hiện đại so với mặt bằng chung của cả nước.

Trên thực tế, nguồn vốn FDI góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy cơ cấu kinh tế của Khánh Hòa chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Qua 10 năm, nguồn vốn FDI đầu tư vào các ngành công nghiệp và dịch vụ không ngừng tăng lên. Năm 2001, vốn

đầu tư thực hiện trong lĩnh vực công nghiệp là 220,8 triệu USD, đến năm 2005 con số này là 237,9 triệu USD, đến năm 2010 đã lên tới 430,8 triệu USD tạo ra cho địa phương cơ cấu ngành công nghiệp hiện đại, góp phần đưa cơ cấu ngành công nghiệp của tỉnh chiếm tới 43,5% tổng GDP trên địa bàn toàn tỉnh (xem bảng phụ lục 1).

Lĩnh vực dịch vụ tuy chưa thu hút được thật nhiều dự án FDI nhưng về cơ bản lượng vốn thực hiện trong lĩnh vực này cũng không ngừng tăng lên từ 16,5 triệu USD năm 2001 lên 28,3 triệu USD năm 2010. Những sản phẩm dịch vụ do các doanh nghiệp FDI cung cấp luôn tạo được thương hiệu mạnh, có uy tín cao đối với các đối tác trong nước và quốc tế, góp phần không nhỏ vào thành công của thương hiệu du lịch Nha Trang Khánh Hòa, tạo ra nét độc đáo, hiện đại của hoạt động dịch vụ trên địa bàn tỉnh (xem bảng phụ lục 1).

Các doanh nghiệp có vốn FDI đã trang bị cho nền kinh tế tỉnh những thiết bị, máy móc, công nghệ, dây chuyền sản xuất khá tiên tiến và hiện đại. Hầu hết thế hệ thiết bị đều mới hơn rất nhiều so với trong nước, góp phần tạo ra nhiều sản phẩm mới, chất lượng cao và một số đạt tiêu chuẩn quốc tế.

2.3. ĐÁNH GIÁ CÁC BIỆN PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO TỈNH KHÀNH HÒA TRONG THỜI GIAN QUA

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm thu hút vôn đầu tư trực tiêp nước ngoài vào tỉnh khánh hòa (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)